CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thiết kế mơ hình nghiên cứu
3.2.1. Đối tƣợng và mẫu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nƣớc, đến 31/12/2015 hệ thống ngân hàng Việt Nam tổng cộng có 31 ngân hàng TMCP trong đó có 3 ngân hàng tuy đã cổ phần nhƣng Nhà nƣớc vẫn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Tác giả thực hiện loại bỏ một số ngân hàng có q trình sáp nhập, hợp nhất và một số ngân hàng vẫn chƣa minh bạch hóa thơng tin, cung cấp đầy đủ báo cáo tài chính nhƣ NHTMCP Bảo Việt, NHTMCP Bản Việt, NHTMCP Đại chúng Việt Nam, NHTMCP Đông Á, NHTMCP Tiên phong, NHTMCP Việt Nam thƣơng tín và NHTMCP Xăng dầu Petrolimex nên mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 23 NHTMCP trong đó có 3 ngân hàng có vốn góp của Nhà nƣớc hơn 50% vốn điều lệ (BIDV, CTG và VCB). Các ngân hàng bỏ qua chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với quy mơ tồn ngành nên khơng ảnh hƣởng đến tính đại diện của mẫu.
3.2.2. Lựa chọn các nhân tố và biến số đại diện
Lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Những nhân tố này đƣợc chia thành hai nhóm các nhân tố vi mô và các nhân tố vĩ mô. Các nhân tố vi mơ thì liên quan đến việc quản trị ngân hàng. Các nhân tố vĩ mô phản ảnh môi trƣờng pháp lý và kinh tế ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những nghiên cứu khác nhau thực hiện tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của ngân hàng. Tùy theo mục đích nghiên cứu, các biến khác nhau đƣợc vào mơ hình.
Dựa trên cơ sở tiếp thu các nghiên cứu đã kiểm định của Daniel Foos và các cộng sự (2010) về tác động của tăng trƣởng tín dụng đến lợi nhuận của ngân hàng, mơ hình hồi quy đƣợc xây dựng có dạng tổng quát nhƣ sau:
Y i, t = β0 + TTTDi, t + ∑ j X j, i, t + ε i, t Trong đó:
n : số lƣợng biến độc lập, biến kiểm soát i : là ngân hàng quan sát thứ i
t : là năm quan sát thứ t
Y i, t : Biến kết quả hoạt động của ngân hàng thứ i trong năm thứ t TTTD : Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng thứ i trong năm thứ t X j, i, t : Biến độc lập thứ j, của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t
Β : Hệ số hồi quy ε : Sai số
Trong bài luận văn này, với mục tiêu chính là xác định tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau, từ đó đƣa ra những chỉ báo thích hợp cho các ngân hàng thƣơng mại khi hoạch định chiến lƣợc hoạt động đứng dƣới góc độ của một nhà quản trị ngân hàng, tác giả lựa chọn cả hai tỷ lệ ROA và ROE là đại diện chính đo lƣờng kết quả hoạt động của ngân hàng. Sự lựa chọn này tƣơng đồng với nhiều bài nghiên cứu về kết quả hoạt động ngân hàng, điển hình nhƣ nghiên cứu của Ben Naceur (2008), nghiên cứu của Vincetn Okoth Ongore (2013) về các yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động của ngân hàng Kenya. Trong đó, ROA phản ánh cơng tác quản trị của ngân hàng, khả năng chuyển các tài sản thành thu nhập ròng và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE thể hiện tỷ lệ thu nhập khi đầu tƣ vào ngân hàng cho cổ đông. Cụ thể, ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng vốn chủ sở hữu. Trong đó, lợi nhuận sau thuế đƣợc thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh và tổng vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản vốn cổ phần thƣờng, vốn cổ phần ƣu đãi, lợi nhuận giữ lại và các quỹ dự trữ, số liệu này đƣợc thu thập từ
bảng cân đối kế toán. ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản. Tƣơng tự, lợi nhuận sau thuế đƣợc thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh và tổng tài sản đƣợc lấy từ số liệu tổng tài sản thời điểm cuối kỳ kế toán trong bảng cân đối kế toán.
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động, dựa vào mơ hình nghiên cứu của Daniel Foos và các cộng sự (2010), đề tài sử dụng biến độc lập là tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Trong đó, tốc độ tăng trƣởng tín dụng là tỷ lệ gia tăng hàng năm trong dƣ nợ cho vay của các ngân hàng đối với khách hàng, đƣợc tính từ báo cáo tài chính hàng năm và đƣợc xác định nhƣ sau:
Tăng trƣởng tín dụng = (Các khoản cấp tín dụng năm t – các khoản cấp tín dụng năm t-1) / các khoản cấp tín dụng năm t-1.
Thực tế tại Việt Nam, danh mục tín dụng đóng vai trị quan trọng vì nó thu hút hầu hết nguồn vốn ngân hàng, đồng thời cũng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thƣơng mại, qua đó có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu khối ngân hàng, vì vậy các ngân hàng thƣờng vì mục tiêu lợi nhuận tìm cách tăng trƣởng tín dụng, do dó kỳ vọng dấu của biến này là (+). Trên cơ sở đó, đề tài tập trung làm rõ giả thuyết nghiên cứu H1: tăng trƣởng tín dụng tác động cùng chiều với kết quả hoạt động của NHTM
Bên cạnh đó, luận văn thực hiện kiểm định tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của ngân hàng trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế, liệu tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của ngân hàng có chịu sự ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế vĩ mô hay không.
DeLiz và cộng sự (2000) đã tìm thấy tăng trƣởng tín dụng thƣờng đi kèm với chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Tín dụng sẽ có tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng GDP trong điều kiện kinh tế thuận lợi và giảm nhanh hơn đà giảm GDP khi nền kinh tế suy thoái. Hiện tƣợng này đƣợc giải thích bằng quy luật cung – cầu. Yếu tố cầu phụ thuộc nhiều vào khuynh hƣớng đầu tƣ, tiêu dùng của nền kinh tế và lãi
suất cho vay của ngân hàng. Yếu tố cung phụ thuộc chủ yếu vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trƣởng nóng, trƣớc áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có xu hƣớng nới lỏng các điều kiện xét duyệt tín dụng hay chạy đua theo tăng trƣởng bong bóng. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng, tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Keeton (1997). Cơng trình nghiên cứu của ơng chứng minh rằng tăng trƣởng tín dụng có thể làm tăng rủi ro từ đó tác động đến kết quả hoạt động.
Tuy nhiên, tăng trƣởng tín dụng khơng phải lúc nào cũng làm tăng rủi ro và tác động tiêu cực đến lợi nhuận nếu nhƣ nó khơng bắt nguồn từ việc tăng nguồn cung mà bắt nguồn từ việc tăng cầu tín dụng. Tăng cầu tín dụng do khách hàng muốn mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc muốn tăng tỷ trọng vốn ngân hàng trong tổng vốn kinh doanh. Trƣờng hợp này xảy ra khi chi phí huy động vốn từ các nguồn khác nhƣ chủ sở hữu hiện tại hoặc nguồn huy động từ thị trƣờng chịu mức chi phí cao hơn vốn vay ngân hàng. Trƣớc tình hình cầu tín dụng tăng cao, các ngân hàng thƣờng tăng lãi suất cho vay hoặc tăng tiêu chuẩn xét duyệt tín dụng. Điều này giúp ngân hàng có đƣợc những món vay chất lƣợng mà vẫn có mức lợi nhuận cao. Do đó, tác giả kỳ vọng trong giai đoạn tăng trƣởng bình thƣờng, tăng trƣởng tín dụng tác động tích cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng và tác động này sẽ ngƣợc chiều trong giai đoạn tăng trƣởng nóng. Nhƣ vậy, giả thuyết nghiên cứu H2: tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của NHTM có sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Nhƣ vậy, bài nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định hai giả thuyết nghiên cứu
H1: tăng trƣởng tín dụng tác động cùng chiều với kết quả hoạt động của NHTM
H2: tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của NHTM có sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển của nền kinh tế
Bảng 3.1: Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong mơ hình hồi quy Biến Mơ tả biến Đo lƣờng
Dấu kỳ vọng Nghiên cứu trƣớc Biến phụ thuộc ROA Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
Deger Alper và Adem Anbar (2011) Naser và các cộng sự (2013) ROE Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
Deger Alper và Adem Anbar (2011) Naser và các cộng sự (2013) Biến độc lập TTTD Tốc độ tăng trƣởng tín dụng Tốc độ tăng trƣởng cho vay khách hàng + Daniel Foos và các cộng sự (2010) Dietrich và Wanzenried (2011) Lê Ngọc Thùy Trang (2013)
Biến kiểm sốt
SIZE Quy mơ tổng tài sản
Logarith tự nhiên của tổng tài sản
+/-
John H. Boyd và David E. Runkle (1993) Short (1997) Natalia T. Timirisa (2007) Nguyễn Việt Hùng (2008) Ramlall, I. (2009) Deniz Igan (2011) SIZELEND Quy mô cho vay Logarith tự
nhiên của số dƣ cho vay khách hàng
+
Sami Ben Nauceur và Mohamed Goaied (2008)
Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hƣơng (2013)
DNTTS Dƣ nợ trên tổng tài sản Cho vay khách hàng/ Tổng tài sản + Nguyễn Việt Hùng (2008) Deger Alper và Adem Anbar (2011) Sehrish Gul và các cộng sự (2011) DNTG Dƣ nợ trên tiền gửi Cho vay khách hàng/ Tiền gửi khách hàng + Kyriaki Kosmido (2008) Nguyễn Việt Hùng (2008) Rasiah (2010) LHNH Loại hình ngân hàng = 1 nếu NH có vốn góp của Nhà = 0 khác - Taramisa (2007) Heffernan và Fu (2008) Vũ Thị Thu Hà (2008) Brett Chulu (2011) GDP Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Tốc độ tăng trƣởng GDP + Naser và cộng sự (2013) Lê Ngọc Thùy Trang (2013)
INF Lạm phát Tỷ lệ lạm phát +/- Revell (1979) Perry (1992) Staikouras và Wood (2003) Bourke (1989)
Isik, I. and Hassan (2003) Kosmidou (2006)
Ghi chú: (+) tương quan đồng biến; (-) tương quan nghịch biến
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Quy mô ngân hàng (SIZE) đƣợc thể hiện qua giá trị logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng SIZE = ln (Tổng tài sản). Vai trò của biến SIZE là minh họa cho nhận định họat động kinh doanh của nghiên cứu có dựa vào lợi thế quy mô hay không. Nếu kết quả chứng minh những ngân hàng quy mơ lớn có lợi nhuận cao thì đã ủng hộ
quan điểm lợi thế kinh tế theo quy mơ (Sufian, 2009). Các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây đã chứng minh tác động của quy mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng nhƣng chiều tác động không giống nhau giữa các kết luận nghiên cứu. Theo Short (1997), quy mơ ngân hàng có ảnh hƣởng lớn đến độ vững mạnh về vốn và những ngân hàng quy mơ lớn sẽ có lợi thế trong việc huy động thêm nguồn vốn do đó làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Hay trong nghiên cứu của Boyd và Runkle (1993) và Ramlall (2009) cho rằng ngân hàng lớn sẽ có đƣợc lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tiết kiệm đƣợc các chi phí thu thập và xử lý thơng tin. Ngƣợc lại, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác lại cho thấy quy mơ có tác động ngƣợc chiều đến kết quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại vì ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao đồng nghĩa với lợi nhuận thấp khi ngân hàng theo đuổi các chiến lƣợc gia tăng quy mơ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Việc huy động thêm vốn đồng nghĩa với ngân hàng phải tốn nhiều chi phí hơn nên lợi nhuận tích lũy giảm đi. Dựa trên tƣơng quan giữa thu nhập tăng thêm của tài sản từ việc mở rộng quy mơ với khoản chi phí cần bỏ ra để có thêm nguồn vốn tài trợ cho các tài sản có thể kết luận quy mơ tăng lên có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lợi nhuận. Trong bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
Quy mô cho vay (SIZELEND): Theo nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hƣơng (2013), quy mô hoạt động cho vay tƣơng quan dƣơng đến tỷ lệ thu nhập cận biên NIM, tác động tích cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng quy mô cho vay tăng sẽ làm tăng nguồn thu nhập từ lãi từ đó làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Đây là cơ sở để tác giả kỳ vọng dấu (+) cho biến SIZELEND
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (DNTTS): tỷ lệ này cho biết phần trăm tài sản ngân hàng đƣợc dùng để cấp tín dụng cho khách hàng, thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng, năng lực quản trị của nhà quản lý. Tỷ lệ này cao, thanh khoản của ngân hàng càng thấp. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008) nếu ngân hàng thực hiện đƣợc các
khoản cho vay hợp lý thì chi phí hoạt động thấp hơn, tăng lợi nhuận, do đó kỳ vọng dấu của biến này sẽ mang dấu (+). Số liệu tổng dƣ nợ cho vay và tổng tài sản đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (DNTG): Đƣợc đo lƣờng bằng tổng dƣ nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng, mục đích xác định tính thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lê này càng thấp thì mức độ thanh khoản của ngân hàng càng cao, khi đó sẽ hạn chế đƣợc nhiều nguy cơ mất thanh khoản nhƣng cũng làm mất nhiều cơ hội đầu tƣ tài sản sinh lời cao. Nghiên cứu của Rashia (2010) sử dụng biến này để tìm mối quan hệ với kết quả hoạt động của ngân hàng tuy nhiên kết quả cho rằng khơng có mối quan hệ giữa các biến. Tuy nhiên thực tiễn tại Việt Nam cho thấy lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu đến từ chênh lệch giữa thu từ lãi và chi từ lãi, để tăng hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng là sử dụng tốt nguồn vốn huy động vào việc cho vay. Do đó, tác giả kỳ vọng biến này sẽ tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
Loại hình ngân hàng (LHNH): Trong một nghiên cứu của Chulu (2011) và Heffernan và Fu (2008) chỉ ra rằng các ngân hàng thƣơng mại thuộc sở hữu Nhà nƣớc hoạt động với tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Hay trong nghiên cứu của mình, Vũ Thị Thu Hà (2008) phát biểu rằng các ngân hàng do Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn cổ phần kém hiệu quả hơn các ngân hàng còn lại, nguyên nhân thông thƣờng do chịu sự chi phối của Chính phủ nên dễ dàng bỏ qua các quy định về an toàn, cho vay vƣợt mức đối với các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nƣớc gây nợ có vấn đề. Do đó, biến giả LHNH đƣợc đƣa vào để kiểm định tác động của loại hình ngân hàng đến kết quả hoạt động, LHNH = 1 nếu ngân hàng có vốn góp của Nhà nƣớc và bằng 0 với các loại hình ngân hàng thƣơng mại khác, kỳ vọng dấu của biến LHNH là (-)
Tốc độ tăng trƣởng GDP (GDP): Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product – GDP) thể hiện điều kiện kinh tế vĩ mô mà các ngân hàng thƣơng mại hoạt động. Nền kinh tế tăng trƣởng tốt thì nguồn vốn lƣu chuyển khá nhiều dịng tiền nhàn rỗi trong dân cƣ dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tăng vốn huy động.
Đồng thời nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao làm tăng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo tâm lý lạc quan cho các nhà đầu tƣ làm cầu tín dụng tăng. Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Naser và cộng sự (2013) cho rằng mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng GDP và kết quả hoạt động của ngân hàng là đồng biến, do đó tác giả đƣa biến tốc độ tăng trƣởng GDP vào mơ hình, TTGDP = (GDP năm t – GDP năm t-1) / GDP năm t-1, đồng thời, kỳ vọng tốc độ tăng trƣởng GDP kỳ vọng có tác động tích