3.1.1. Quyết định thành lập
Thượng Tiến là khu bảo tồn đầu tiên được thành lập của tỉnh Hòa Bình. Thượng Tiến có trong Quyết định 94/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là một khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích là 1.500 ha (Bộ NN&PTNT, 1997). Luận chứng kinh tế-kỹ thuật cho việc thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến được thực hiện và phê duyệt năm 1995 với tổng diện tích là 7.308 ha, nằm trên ranh giới hành chính của 3 xã là Thượng Tiến, Kim Tiến (Kim Bôi) và xã Quý Hòa (Lạc Sơn).
Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên được thành lập theo Quyết định số 1242/QĐ-UB của UBND tỉnh Hòa Bình ngày 09/10/2000. Thượng Tiến có trong danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với diện tích 7.245,2 ha (Cục Kiểm lâm, 2003).
3.1.2. Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới
Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến nằm ở trung tâm tỉnh Hòa Bình trên địa giới hành chính 3 xã là Thượng Tiến, Kim Tiến của huyện Kim Bôi và xã Quý Hòa của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Tọa độ địa lý và ranh giới khu vực như sau: Từ 20030’ đến 20040’ vĩ độ Bắc
Từ 105020’ đến 105030’kinh độ Đông
Ranh giới vùng đệm: Thuộc xã Kim Tiến của huyện Kim Bôi và xã Quý Hòa của huyện Lạc Sơn.
Phía Bắc giáp: Xã Hợp Đồng, Đông Bắc, Vĩnh Tiến, Tú Sơn huyện Kim Bôi Phía Nam giáp: Xã Tuần Đạo, Văn Nghĩa, Mỹ Thành huyện Lạc Sơn.
Phía Tây giáp: Xã Xuân Phong, Yên Thượng, Yên Lập huyện Cao Phong. Tổng diện tích của khu bảo tồn: 7.308 ha.
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch Khu BTTN Thượng Tiến 3.1.3. Địa hình, địa thế
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiên đặc trưng bởi hệ núi có độ cao trung bình từ 300-1.000 m so mới mặt nước biển. Điểm cao nhất trong Khu Bảo tồn đạt 1.073 m (đỉnh Cốt Ca), đây cũng là núi cao nhất trong Khu Bảo tồn. Diện tích rừng của Khu Bảo tồn chủ yếu nằm trên các vùng có độ dốc lớn, bị hai dãy núi Cốt Ca và Cột Cờ chia cắt, chỉ có một ít diện tích rừng tương đối bằng nằm xen giữa hai xã
Thượng Tiến và Quý Hòa. Từ vành đai cao có tới 8 dải dông phụ, với độ phân cắt sâu, đổ đều về lòng sông hẹp, tạo cho diện mạo địa hình ở đây hiểm trở và phần lớn lãnh thổ đều ở độ dốc trên 35o.
3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn * Khí hậu: * Khí hậu:
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến có khí hậu chung của tình Hòa Bình, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa bình quân 1600mm chiếm 92,8% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa 126mm chiếm 7,2% lượng mưa cả năm.
Gió:
Gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa đông, làm cho Khu Bảo tồn không có mùa khô rõ rệt như Tây Bắc và đồng thời tạo nên nền nhiệt thấp, độ ẩm không khí cao và mưa phùn.
Gió mùa Tây Nam gây khô nóng vào đầu mùa hạ và mưa vào thời gian sau đó.
Gió mùa Đông Nam thổi từ Biển Đông vào, thịnh hành trong các tháng cuối hạ đầu thu, gây mưa chủ yếu cho Khu Bảo tồn.
Với sự ảnh hưởng của 3 khối khí trên đã tạo ra kiểu khí hậu tương đối ôn hòa, không có tháng hạn ở mức khô kiệt.
Độ ẩm trung bình của khu vực đạt 85%, với độ ẩm tối cao là 89% và tối thấp là 80%.
Nhiệt độ bình quân của khu vực là 23oC, với nhiệt độ cao nhất là 29oC, thấp nhất là 10oC. Ở các đỉnh cao như Cốt Ca, đồi Thung có thể có băng giá hình thành trong một thời gian ngắn vào các ngày đại hàn.
* Thủy văn:
Phần lớn hệ thủy của Thượng Tiến có 4 chi lưu và với hệ suối nhỏ chằng chịt, có nước quanh năm, với suối Thượng Tiến chảy vào sông Bôi theo hướng
Đông Nam. Có một số suối nhỏ khác chảy về huyện Lạc Sơn ở phía Nam của Khu bảo tồn.
3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng
Khu Bảo tồn nằm trên vùng núi đất cao nhất của hai huyện Lạc Sơn và Kim Bôi, phần lớn diện tích là núi đất, trong khu vực có 2 loại đá mẹ chủ yếu:
- Đá sa thạch thuộc nhóm đá cát có thành phần khoáng vật pensfat, thạch anh, limonít. sản phẩm phong hóa thành phần cơ giới hạt thô.
- Đá Bazích thuộc nhóm đá kiềm có thành phần khoáng vật chủ yếu là biroxin-ôlêpin, sản phẩm phong hóa thành phần cơ giới trung bình.
Khu bảo tồn có 2 nhóm đất chính và 3 nhóm đất phụ. + Nhóm đất núi ( có độ cao trên 300m)
- Nhóm đất feralis phát triển trên đá Bazích màu nâu tập trung tại hai xã Kim Tiến và xã Thượng Tiến. Nhóm đất này có màu nâu, sản phẩm khoáng vật Bioxin-Ôlêpin, thành phần cơ giới trung bình, thấm nước và giữ nước tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất Feralis phát triển trên đá Sa thạch: tập trung tại xã Quý Hòa. Nhóm đất này có màu đặc trưng màu xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ và thịt pha cát.tỷ lệ đá lẫn 10-20%, tỷ lệ mùn 1-15%(nơi còn rừng gỗ).
+ Nhóm đất đồi (có độ cao dưới 300m): Màu nâu nhạt, phát triển trên đá Bazích, tầng đất sâu 50-100cm, có thành phần cơ giới thịt trung bình, thấm nước, giữ nước tốt,thích hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp.
3.1.6. Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất
Diện tích các loại đất và phân khu chức năng thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Diện tích các loại đất và phân khu chức năng KBTTN Thượng Tiến
Phân theo loại đất Diện tích (ha)
Diện tích đất có rừng 5.284,80
Diện tích không có rừng 588,19
Theo phân khu chức năng
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1.496,00
Phân khu phục hồi sinh thái 1 2.643,79
Phân khu phục hồi sinh thái 2 1.733,20
Nguồn: Ban quản lý KBTTN Thượng Tiến (2012)
3.1.7. Tài nguyên rừng
a) Tài nguyên thực vật
Do đặc điểm khu vực khá ẩm ướt nên thúc đẩy quá trình phong hóa đất mạnh, tạo điều kiện cho khu hệ thực vật sinh trưởng và phát triển nhanh. Rừng ở KBTTN Thượng Tiến thuộc kiểu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới với các kiểu phụ sau:
− Kiểu phụ rừng rậm thường xanh trên núi thấp có độ cao trên 700m: phân bố ở sườn Đông của dải Cốt Ca, độ cao từ 700m trở lên, rừng có kết cấu từ 2-3 tầng, trữ lượng cao.
− Kiểu phụ rừng rậm thường xanh trên đất thấp: tập trung ở xã Thượng Tiến và Kim Bôi, phân bố ở độ cao dưới 700m.
− Kiểu trảng cây bụi thường xanh gió mùa nhiệt đới − Kiểu trảng cỏ
Diện tích tự nhiên trong khu bảo tồn còn rất lớn, chủ yếu là rừng gỗ phát triển trên núi đất với 4.265ha, chiếm 58,4% diện tích rừng hiện còn. Rừng có trữ lượng cao với nhiều loài quý hiếm như: Thông tre, Kim giao, Chò nâu, Gù hương, Nghiến đất, Lim xanh, Hoa tiên… Số loài quý hiếm ở đây có số lượng lớn. Trong
đó, có loài Thông tre và Kim giao phân bố ở độ cao 700 ÷ 800m và ở những nơi núi đá xen núi đất có độ dốc lớn (trên 35o).
b)Tài nguyên động vật
Do địa hình của Khu bảo tồn TN Thượng Tiến khá hiểm trở, rừng tự nhiên còn nhiều, kéo liền thành một dải nên khu hệ động vật còn khá phong phú và đa dạng về thành phần loài. Ở đây hội tụ cả chim, thú, bò sát, ếch nhái.
Căn cứ vào kết quả điều tra khảo sát (Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến) đã thống kê được 280 loài đông vật có xương sống thuộc 25 bộ, 86 họ. Trong đó có nhiều loài quý hiếm: Báo gấm, Cu li lớn, Mèo rừng, Rái cá, Sóc bay, Sơn dương, Cầy mực, Gà lôi trắng, Rắn ráo, …
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.1. Dân số, dân tộc 3.2.1. Dân số, dân tộc
Vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến có diện tích 4.308 ha với tổng số 8.149 cư dân sinh sống, bên cạnh đó còn có 2.416 người sống bên trong khu bảo tồn (Nguyễn Hồng Quân, PGĐ Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, 2003). Phần lớn cư dân trong khu bảo tồn và vùng đệm là người Mường và số ít người dân tộc Kinh, Thái, Tày.
3.2.2 Về kinh tế
Nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ dân chiếm 44,6% tổng thu nhập.
* Sản xuất Nông nghiệp: Là ngành sản xuất chính, là nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ sản xuất nông nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp trọng tâm là trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, sắn, cây màu các loại và một số ít diện tích cây ăn quả dài ngày.
Diện tích đất ruộng nông nghiệp 537,0 ha, năng suất bình quân 50,5 tạ/ha, lương thực bình quân 453 kg/người/năm.
* Sản xuất Lâm nghiệp: là ngành kinh tế quan trọng trong những năm gần đây đóng góp rất lớn nguồn thu nhập của hộ nông dân và ngân sách địa phương, nhiều hộ nông dân đã làm giàu từ trồng rừng kinh tế.
Thực hiện Dự án 661, Kfw7 từ năm (2007-2010) đã thực hiện được các hạng mục như: Bảo vệ rừng: 6.066,9 ha trong đó bảo vệ rừng tự nhiên: 5.972,63 ha, bảo vệ rừng trồng 94,268 ha.
Các ngành nghề khác phát triển nhưng không đáng kể.
Các ngành kinh tế chính của các xã vùng lõi và vùng đệm của KBTTN là nông-lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó nông-lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, tiếp đó là tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản và dịch vụ.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng
3.2.3.1. Về giao thông
Tại ba xã vùng dự án đều có đường rải nhựa nối từ quốc lộ 12A, 12B đến trung tâm xã, có đường ôtô . Các tuyến đường trong các xã vũng đệm đã được đổ bê tông, việc đi lại của người dân dễ dàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên còn nhiều tuyến đường rất xấu, bị ngăn cách bởi hệ thống song suối, cản trở việc lưu thông, trao đổi hàng hóa, nông sản...
3.2.3.2. Về thuỷ lợi
Các xã trong khu bảo tồn đều có hồ đập giữ nước nhưng được xây dựng đã lâu.
3.2.4. Văn hóa xã hội
3.2.4.1. Giáo dục
Ba xã vùng dự án có 2 trường THCS, 2 trường Tiểu học và 3 trường mầm mon và 1 trường Tiểu học + Trường THCS. Cơ sở vật chất từng bước được đáp ứng nhu cầu dạy và học.
3.2.4.2. Y tế
Các xã đều có trạm y tế đã được xây dựng kiên cố, Trạm trưởng đều có trình độ Bác sỹ.
Các thôn trong xã đều có hệ thống điện lưới, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân; Tuy nhiên còn 02 thôn chưa có điện lưới phục vụ sinh hoạt như xóm Thung xã Quý Hòa huyện Lạc Sơn, xóm Khú xã Thượng Tiến huyện Kim Bôi.
3.2.4.4. Bưu chính viễn thông
Hiện nay các xã đều có điểm bưu chính viễn thông, 100% số xã có máy điện thoại cố định và phủ sóng mạng di động.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần các loài chim, thú quan trọng được ghi nhận ở Khu bảo tồn Thượng Tiến Thượng Tiến
Tại Khu bảo tồn Thượng Tiến đã ghi nhận được tổng số 59 loài thú thuộc 28 họ, 8 bộ và 128 loài chim thuộc 37 họ, 13 bộ thông qua các nguồn thông tin phỏng vấn, kế thừa tài liệu, quan sát mẫu vật tại các thôn bản và tại Khu bảo tồn Thượng Tiến kết quả được trình bày ở Phụ lục 03, Phụ lục 04; Trong đó các loài chim, thú quan trọng ở Khu bảo tồn Thượng Tiến có tổng số 21 loài thú thuộc 10 họ, 5 bộ và 11 loài chim thuộc 6 họ, 5 bộ. Kết quả được trình bày tại Bảng 4.1 và Bảng 4.2.
Bảng 4.1. Danh sách các loài thú quan trọng ở Thượng Tiến
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Nguồn thông tin Tình trạng bảo tồn NĐ 32 SĐVN IUCN 1. Nycticebus coucang Cu li lớn PV, TL IB VU VU 2. Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ PV, TL IB VU VU 3. Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ PV, TL IIB VU VU
4. Macaca mulatta Khỉ vàng PV, TL IIB LR LR
5. Macaca assamensis Khỉ mốc PV, TL IIB VU VU
6. Helarctos malayanus Gấu chó PV, TL IB EN VU
7. Ursus thibetanus Gấu ngựa PV, TL IB EN VU
8. Aonyx cinerea Rái cá vuốt bé PV, TL IB VU VU 9. Chrotogale owstoni Cầy vằn Bắc PV, TL IIB VU 10. Arctictis binturong Cây mực PV, TL IB EN VU 11. Prionodon pardicolor Cầy gấm PV, TL IIB VU LC 12. Viverra zibetha Cầy giông PV, TL IIB
13. Viverricula indica Cầy hương PV, TL IIB
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Nguồn thông tin Tình trạng bảo tồn NĐ 32 SĐVN IUCN
15. Pardofelis temminckii Beo lửa PV, TL IB EN NT
16. Neofelis nebulosa Báo gấm PV, TL IB EN VU
17. Capricornis sumatraensis Sơn dương PV, TL IB EN VU
18. Manis pentadactyla Tê tê PV, TL IIB EN EN
19. Petaurista petaurista Sóc bay lớn PV, TL IIB VU LC 20. Petaurista elegans Sóc bay sao PV, TL IIB EN LC
21. Ratufa bicolor Sóc đen PV, TL VU NT
Nguồn: Đỗ Tước và CS (2012)
Bảng 4.2. Danh sách các loài chim quan trọng ở Thượng Tiến
TT Tên Khoa học Tên Việt Nam
Nguồn thông tin Tình trạng bảo tồn NĐ32 2006, CITES SĐVN 2007 IUCN 3.2015
1. Lophura nycthemera Gà lôi trắng PV,TL IB LR 2.
Spilornis cheela
Diều hoa miến điện
PV, TL NĐ-IB, C-IIB 3. Accipiter trivirgatus Ưng ấn độ PV,TL C-IIB 4. Buteo burmanicus Diều nhật bản PV, TL C-IIB 5. Falco tinnunculus Cắt lưng hung PV,TL C-IIB 6. Psittacula alexandri Vẹt ngực đỏ PV, TL NĐ-IIB 7. Otus spilocephalus Cú mèo latusơ PV, TL C-IIB 8. O. bakkamoena Cú mèo khoang cổ PV, TL C-IIB 9. Glaucidium brodiei Cú vọ mặt trắng PV, TL C-IIB 10. G. cuculoides Cú vọ PV,TL C-IIB
11. Copsychus malabaricus Chích choè lửa PV, TL NĐ-IIB
Chú thích: NĐ32: Nghị định 32 của chính phủ 2006; SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam 2007; IUCN: Sách Đỏ thế giới 2012; EN: Loài ở cấp nguy cấp; VU: Loài ở cấp sẽ nguy cấp; NT: Gần đe doạ;
IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại PV: Ghi nhận qua phỏng vấn;
TL: Ghi nhận từ tài liệu
Hầu hết các loài thú quan trọng được ghi nhận tại khu vực này đều đang bị đe dọa. Mức độ đe dọa đến các loài thú ở đây khá cao. Qua bảng 4.1 ta thấy trong tổng số 21 loài thú thuộc 10 họ, 5 bộ có 17 loài (chiếm 28,8% tổng số loài ghi nhận) được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 8 loài ở mức nguy cấp (EN): Báo gấm (Neofelis nebulosa), Beo lửa (Pardofelis temminckii), Sơn dương, Cây mực …và 9 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU): Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ mốc (Macaca
assamensis)… Trong Danh Lục đỏ thế giới (IUCN) ghi nhận 19 loài (chiếm 32,2 %
tổng số loài ghi nhận) với 1 loài ở mức nguy cấp (EN): Tê tê vàng (Manis
pentadactyla); 11 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU): Gấu chó (Helarctos malayanus),
Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Rái cá vuốt bé(Aonyx cinerea), Cầy vằn Bắc (Chrotogale owstoni )…, 7 loài ở mức gần nguy cấp và ít nguy cấp(NT, LC). Trong Nghị Định 32/2006 có 20 loài (chiếm 33,8% tổng số loài ghi nhận), trong đó có đến 10 loài cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại (IB): Cu li lớn (Nycticebus
coucang), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Gấu chó (Helarctos malayanus), Gấu
ngựa (Ursus thibetanus)…và 10 loài thuộc nhóm (IIB). Ngoài ra, trong Công ước CITES/2008 Có 17 loài (chiếm 28,8% tổng số loài ghi nhận) với 4 loài thuộc phụ lục I: Báo lửa (Pardofelis temminckii), Sơn dương (Capricornis milneedwardsii), Gấu ngựa (Ursus thibetanus); Rái cá (Aonyx cinerea) 7 loài thuộc phụ lục II và 6 loài thuộc phụ lục III. Những loài thuộc mức rất nguy cấp (CR) và nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh Lục đỏ thế giới và thuộc nhóm IB của nghị định
32 và phụ lục I của công ước CITES được đề cập ở trên là những loài quan trọng và có thứ tự ưu tiên cao trong bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực.
Qua bảng 4.2 ta thấy tổng số 11 loài chim quan trọng thuộc 6 họ, 5 bộ tại Khu bảo tồn Thượng Tiến, không có loài nào được liệt kê trong Sách Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 2011), 1 loài có mặt trong Sách Đỏ Việt