Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 33)

3.2.1. Dân số, dân tộc

Vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến có diện tích 4.308 ha với tổng số 8.149 cư dân sinh sống, bên cạnh đó còn có 2.416 người sống bên trong khu bảo tồn (Nguyễn Hồng Quân, PGĐ Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, 2003). Phần lớn cư dân trong khu bảo tồn và vùng đệm là người Mường và số ít người dân tộc Kinh, Thái, Tày.

3.2.2 Về kinh tế

Nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ dân chiếm 44,6% tổng thu nhập.

* Sản xuất Nông nghiệp: Là ngành sản xuất chính, là nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ sản xuất nông nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp trọng tâm là trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, sắn, cây màu các loại và một số ít diện tích cây ăn quả dài ngày.

Diện tích đất ruộng nông nghiệp 537,0 ha, năng suất bình quân 50,5 tạ/ha, lương thực bình quân 453 kg/người/năm.

* Sản xuất Lâm nghiệp: là ngành kinh tế quan trọng trong những năm gần đây đóng góp rất lớn nguồn thu nhập của hộ nông dân và ngân sách địa phương, nhiều hộ nông dân đã làm giàu từ trồng rừng kinh tế.

Thực hiện Dự án 661, Kfw7 từ năm (2007-2010) đã thực hiện được các hạng mục như: Bảo vệ rừng: 6.066,9 ha trong đó bảo vệ rừng tự nhiên: 5.972,63 ha, bảo vệ rừng trồng 94,268 ha.

Các ngành nghề khác phát triển nhưng không đáng kể.

Các ngành kinh tế chính của các xã vùng lõi và vùng đệm của KBTTN là nông-lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó nông-lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, tiếp đó là tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản và dịch vụ.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Về giao thông

Tại ba xã vùng dự án đều có đường rải nhựa nối từ quốc lộ 12A, 12B đến trung tâm xã, có đường ôtô . Các tuyến đường trong các xã vũng đệm đã được đổ bê tông, việc đi lại của người dân dễ dàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên còn nhiều tuyến đường rất xấu, bị ngăn cách bởi hệ thống song suối, cản trở việc lưu thông, trao đổi hàng hóa, nông sản...

3.2.3.2. Về thuỷ lợi

Các xã trong khu bảo tồn đều có hồ đập giữ nước nhưng được xây dựng đã lâu.

3.2.4. Văn hóa xã hội

3.2.4.1. Giáo dục

Ba xã vùng dự án có 2 trường THCS, 2 trường Tiểu học và 3 trường mầm mon và 1 trường Tiểu học + Trường THCS. Cơ sở vật chất từng bước được đáp ứng nhu cầu dạy và học.

3.2.4.2. Y tế

Các xã đều có trạm y tế đã được xây dựng kiên cố, Trạm trưởng đều có trình độ Bác sỹ.

Các thôn trong xã đều có hệ thống điện lưới, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân; Tuy nhiên còn 02 thôn chưa có điện lưới phục vụ sinh hoạt như xóm Thung xã Quý Hòa huyện Lạc Sơn, xóm Khú xã Thượng Tiến huyện Kim Bôi.

3.2.4.4. Bưu chính viễn thông

Hiện nay các xã đều có điểm bưu chính viễn thông, 100% số xã có máy điện thoại cố định và phủ sóng mạng di động.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần các loài chim, thú quan trọng được ghi nhận ở Khu bảo tồn Thượng Tiến Thượng Tiến

Tại Khu bảo tồn Thượng Tiến đã ghi nhận được tổng số 59 loài thú thuộc 28 họ, 8 bộ và 128 loài chim thuộc 37 họ, 13 bộ thông qua các nguồn thông tin phỏng vấn, kế thừa tài liệu, quan sát mẫu vật tại các thôn bản và tại Khu bảo tồn Thượng Tiến kết quả được trình bày ở Phụ lục 03, Phụ lục 04; Trong đó các loài chim, thú quan trọng ở Khu bảo tồn Thượng Tiến có tổng số 21 loài thú thuộc 10 họ, 5 bộ và 11 loài chim thuộc 6 họ, 5 bộ. Kết quả được trình bày tại Bảng 4.1 và Bảng 4.2.

Bảng 4.1. Danh sách các loài thú quan trọng ở Thượng Tiến

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Nguồn thông tin Tình trạng bảo tồn NĐ 32 SĐVN IUCN 1. Nycticebus coucang Cu li lớn PV, TL IB VU VU 2. Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ PV, TL IB VU VU 3. Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ PV, TL IIB VU VU

4. Macaca mulatta Khỉ vàng PV, TL IIB LR LR

5. Macaca assamensis Khỉ mốc PV, TL IIB VU VU

6. Helarctos malayanus Gấu chó PV, TL IB EN VU

7. Ursus thibetanus Gấu ngựa PV, TL IB EN VU

8. Aonyx cinerea Rái cá vuốt bé PV, TL IB VU VU 9. Chrotogale owstoni Cầy vằn Bắc PV, TL IIB VU 10. Arctictis binturong Cây mực PV, TL IB EN VU 11. Prionodon pardicolor Cầy gấm PV, TL IIB VU LC 12. Viverra zibetha Cầy giông PV, TL IIB

13. Viverricula indica Cầy hương PV, TL IIB

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Nguồn thông tin Tình trạng bảo tồn NĐ 32 SĐVN IUCN

15. Pardofelis temminckii Beo lửa PV, TL IB EN NT

16. Neofelis nebulosa Báo gấm PV, TL IB EN VU

17. Capricornis sumatraensis Sơn dương PV, TL IB EN VU

18. Manis pentadactyla Tê tê PV, TL IIB EN EN

19. Petaurista petaurista Sóc bay lớn PV, TL IIB VU LC 20. Petaurista elegans Sóc bay sao PV, TL IIB EN LC

21. Ratufa bicolor Sóc đen PV, TL VU NT

Nguồn: Đỗ Tước và CS (2012)

Bảng 4.2. Danh sách các loài chim quan trọng ở Thượng Tiến

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam

Nguồn thông tin Tình trạng bảo tồn NĐ32 2006, CITES SĐVN 2007 IUCN 3.2015

1. Lophura nycthemera Gà lôi trắng PV,TL IB LR 2.

Spilornis cheela

Diều hoa miến điện

PV, TL NĐ-IB, C-IIB 3. Accipiter trivirgatus Ưng ấn độ PV,TL C-IIB 4. Buteo burmanicus Diều nhật bản PV, TL C-IIB 5. Falco tinnunculus Cắt lưng hung PV,TL C-IIB 6. Psittacula alexandri Vẹt ngực đỏ PV, TL NĐ-IIB 7. Otus spilocephalus Cú mèo latusơ PV, TL C-IIB 8. O. bakkamoena Cú mèo khoang cổ PV, TL C-IIB 9. Glaucidium brodiei Cú vọ mặt trắng PV, TL C-IIB 10. G. cuculoides Cú vọ PV,TL C-IIB

11. Copsychus malabaricus Chích choè lửa PV, TL NĐ-IIB

Chú thích: NĐ32: Nghị định 32 của chính phủ 2006; SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam 2007; IUCN: Sách Đỏ thế giới 2012; EN: Loài ở cấp nguy cấp; VU: Loài ở cấp sẽ nguy cấp; NT: Gần đe doạ;

IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại PV: Ghi nhận qua phỏng vấn;

TL: Ghi nhận từ tài liệu

Hầu hết các loài thú quan trọng được ghi nhận tại khu vực này đều đang bị đe dọa. Mức độ đe dọa đến các loài thú ở đây khá cao. Qua bảng 4.1 ta thấy trong tổng số 21 loài thú thuộc 10 họ, 5 bộ có 17 loài (chiếm 28,8% tổng số loài ghi nhận) được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 8 loài ở mức nguy cấp (EN): Báo gấm (Neofelis nebulosa), Beo lửa (Pardofelis temminckii), Sơn dương, Cây mực …và 9 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU): Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ mốc (Macaca

assamensis)… Trong Danh Lục đỏ thế giới (IUCN) ghi nhận 19 loài (chiếm 32,2 %

tổng số loài ghi nhận) với 1 loài ở mức nguy cấp (EN): Tê tê vàng (Manis

pentadactyla); 11 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU): Gấu chó (Helarctos malayanus),

Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Rái cá vuốt bé(Aonyx cinerea), Cầy vằn Bắc (Chrotogale owstoni )…, 7 loài ở mức gần nguy cấp và ít nguy cấp(NT, LC). Trong Nghị Định 32/2006 có 20 loài (chiếm 33,8% tổng số loài ghi nhận), trong đó có đến 10 loài cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại (IB): Cu li lớn (Nycticebus

coucang), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Gấu chó (Helarctos malayanus), Gấu

ngựa (Ursus thibetanus)…và 10 loài thuộc nhóm (IIB). Ngoài ra, trong Công ước CITES/2008 Có 17 loài (chiếm 28,8% tổng số loài ghi nhận) với 4 loài thuộc phụ lục I: Báo lửa (Pardofelis temminckii), Sơn dương (Capricornis milneedwardsii), Gấu ngựa (Ursus thibetanus); Rái cá (Aonyx cinerea) 7 loài thuộc phụ lục II và 6 loài thuộc phụ lục III. Những loài thuộc mức rất nguy cấp (CR) và nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh Lục đỏ thế giới và thuộc nhóm IB của nghị định

32 và phụ lục I của công ước CITES được đề cập ở trên là những loài quan trọng và có thứ tự ưu tiên cao trong bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực.

Qua bảng 4.2 ta thấy tổng số 11 loài chim quan trọng thuộc 6 họ, 5 bộ tại Khu bảo tồn Thượng Tiến, không có loài nào được liệt kê trong Sách Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 2011), 1 loài có mặt trong Sách Đỏ Việt Nam đó là Gà lôi trắng Lophura nycthemera (VU), 1 loài được ghi nhận trong Danh lục IIB, Nghị định 32/2006, là Diều hoa Miến Điện (Spilornis cheela) và 8 loài được ghi nhận trong Công ước CITES, gồm: Diều hoa Miến Điện, Ưng Ấn Độ (Accipiter trivirgatus), Diều Nhật Bản (Buteo burmanicus), Cắt lưng hung (Falco

tinnunculus), Cú mèo latusơ (Otus spilocephalus), Cú mèo khoang cổ (O.

bakkamoena), Cú vọ mặt trắng (Glaucidium brodiei) và Cú vọ (G. cuculoides).

4.2. Danh sách các loài chim, thú quan trọng được lựa chọn giám sát

Căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn các loài chim, thú quan trọng trong Khu bảo tồn để giám sát cùng với kết quả phỏng vấn các hộ dân, thợ săn và các cán bộ kiểm lâm tại Khu bảo tồn Thượng Tiến, đề tài đã lựa chọn được 6 loài chim và thú để thực hiện giám sát (trong đó có 4 loài thú và 2 loài chim) . Kết quả được trình bày trên bảng 4.3.

Bảng 4.3. Danh sách các loài đáp ứng tất cả các tiêu chí lựa chọn loài giám sát

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Các tiêu chí lựa chọn

TC1 TC2 TC3 TC4 TC5

1. Macaca mulatta Khỉ vàng x x x x x

2. Ratufa bicolor Sóc đen x x x x x

3. Macaca assamensis Khỉ mốc x x x x x

4. Callosciurus erythraeus Sóc bụng đỏ x x x x x

5. Lophura nycthemera Gà lôi trắng x x x x x

6. Copsychus malabaricus Chích chòe lửa x x x x x

Ghi chú:

- TC 1: Có giá trị bảo tồn cao (trong Sách Đỏ Việt Nam và/hoặc Danh Lục đỏ IUCN ở các bậc CR-rất nguy cấp, EN-nguy cấp, VU-sẽ nguy cấp; loài đặc hữu cho KBTTN, hoặc đặc hữu cho Việt Nam và có số lượng lớn ở khu bảo tồn), hoặc có giá trị chỉ thị cho các sinh cảnh rừng nguyên sinh hoặc ít bị tác động ở khu bảo tồn.

- TC 2: Đang là đối tượng bị khai thác trái phép mạnh ở khu bảo tồn và vùng lân cận.

- TC 3: Loài chủ yếu hoạt động ban ngày (dễ quan sát) hoặc trên mặt đất (để lại dấu vết hoặc có thể sử dụng bẫy ảnh). - TC 4: Tương đối dễ nhận diện đối với đa số cán bộ khu bảo tồn.

- TC 5: Không quá hiếm ở khu bảo tồn, có thể bắt gặp trực tiếp hoặc gián tiếp (qua các dấu vết hoạt động) trong các đợt điều tra giám sát.

KHỈ VÀNG (Macaca mulatta)

Đặc điểm nhận dạng:

Toàn thân màu nâu vàng. Con trưởng thành mặt có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân màu nâu nhạt hơn phía trước ( Fa, 1985). Đuôi có độ dài trung bình ngắn hơn 3/4 chiều dài đầu và thân, được phủ một lớp lông tốt. Vùng mông ngoài và đùi có màu hung đỏ. Da quanh chai mông tròn, không có lông.

Sinh học - Sinh thái:

Khỉ vàng sống trong điều kiện dao động rất lớn của nhiệt độ môi trường, lượng mưa cũng như độ cao. Từ vùng rất lạnh tới vùng nóng gần 500 C, từ nơi rất khô gần sa mạc tới nơi có lượng mưa hàng năm 10000 mm và từ độ cao so với mặt nước biển tới 3050m (Richie et. al, 1978). Southwick et.al (1961a; 1964) cho rằng khỉ vàng sống thành nhóm tới 50 cá thể. Fooden (1971) đã quan sát được 20 cá thể trong một nhóm khỉ vàng ở Thái Lan năm 1967. Tuổi thành thục 42 - 48 tháng (Melnik, 1987). Thời gian mang thai 164 ngày. Khoảng cách giữa các lần sinh 12 - 24 tháng (Ross, 1992). Thời gian sống 29 năm (Ross, 1991). Thời gian sinh sản trong năm khoảng 3 - 6 tháng (Melnik, 1987). Thức ăn chủ yếu là quả, hạt, lá, nõn cây, cỏ, một số Bộ: phận khác của cây và một số động vật không xương sống (Rochard, 1989). Gần 100 loài cây được dùng làm thức ăn (Lindburg, 1977). Là loài hoạt động ban ngày, phần lớn dưới đất, một phần trên cây (Seth, 1986). Cấu trúc đàn dạng nhiều đực, nhiều cái. Trong đêm thường con cái sống tập thể. Con đực đầu đàn tuy có dẫn đầu nhưng thường ở phía ngoài của nhóm (Parker, 1990). Số lượng cá thể trong đàn thường lớn 10 - 50 con có khi tới 90 con (Seth, 1986). Chúng thích sống trong các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng khô, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng ngập nước, rừng thưa nhiệt đới, rừng thông, cây bụi, rừng ẩm nhiệt đới, gần khu nông nghiệp. Chúng sống tới độ cao 3000m (Parker, 1990). Nước là yếu tố ngăn cản của sự phân bố.

SÓC BỤNG ĐỎ (Callosciurus erythraeus )

Mô tả:

Sóc bụng đỏ nặng 0,2 - 0,3 kg, dài thân 200 - 260mm, dài đuôi 200mm. Thân hình trụ dài, kích thước cơ thể trung bình, các cá thể trong 2 phân loài thuộc loài này ở Việt Nam có màu sắc bộ lông khá khác nhau. Cả hai phân loài Callosciurus erythraeus erythraeus phân bố ở phía Bắc Callosciurus erythraeus flavimantus phân bố ở phía Nam đều có phần lưng màu phớt xanh ô liu và bụng thường có màu phớt đỏ. Chân của loài Callosciurus erythraeus flavimantus có màu nhạt hơn màu ở phần bụng và mõm có màu nhạt hơn màu phần lưng.

Sinh học - Sinh thái:

Giống như các loài sóc cây khác, thức ăn của sóc bụng đỏ chủ yếu là lá, hoa, hạt và quả, mặc dù trong các khu vực khác nhau thì chúng có các loại thức ăn khác biệt do phạm vi phân bố rộng. Bên cạnh đó, chúng cũng ăn một lượng nhỏ côn trùng và thỉnh thảng ăn cả trứng chim.

Loài sóc này sinh đẻ quanh năm, và có thể giao phối ngay khi vừa chấm dứt cho bú lứa con trước. Thời kỳ mang thai kéo dài 47-49 ngày, mỗi lứa đẻ tới 4 con, nhưng thông thường là 2. Sóc non rời ổ khi 40-50 ngày tuổi và thuần thục sinh dục khi đạt 1 năm tuổi. Chúng sống tới 17 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

Tập tính:

Loài này thường dống ở trên cây trong các khu rừng thường xanh và hỗn giao rụng lá dưới chân núi cho đến các vùng đồng bằng. Kể cả các vùng rừng đã bị tác động mạnh. Thức ăn của loài này là các loài quả cây có trong sinh cảnh sống của chúng.

KHỈ MỐC (Macaca assamensis)

Đặc điểm nhận dạng:

Một số đặc điểm để phân biệt so với loài khỉ vàng so với các loài khỉ khác là: Kích thước cơ thể lớn hơn, lông dày và dài hơn. Đuôi dài hơn đuôi khỉ vàng. Bờ sau đít có lông (trụi ở khỉ vàng). Màu lông có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt, nhưng ở vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Lông xung quanh mặt màu đen, hai má có lông màu xám, phía trong và phía dưới của đùi màu trắng xám. Lông đuôi dài phần dưới đuôi có mầu nhạt hơn phần trên. Hướng của lông ở trên đỉnh đầu rất đặc trưng, mọc rẽ sang phải và sang trái, xoắn ở trên gốc tai. Mào hướng ra phía sau. Có túi má, chai mông lớn, xung quanh có lông. Đuôi thường mập phần gốc, ngắn kém nửa chiều dài thân nhưng dài hơn 10% chiều dài thân và dài hơn bàn chân sau, đuôi không thon, thường thẳng.

Sinh học - Sinh thái:

Khỉ mốc sinh sản quanh năm. Mỗi lứa đẻ một con. Thường gặp khỉ con vào tháng 4, 5, 7, 8, 10. Trọng lượng sơ sinh từ 300-500g. Thức ăn chủ yếu là quả, lá non, côn trùng, thằn lằn và một số động vật nhỏ. Khỉ mốc hoạt động vào ban ngày. Cuộc sống leo trèo và có nhiều lúc đi trên mặt đất. Chúng thường ngủ trên cây và trên núi đá. Cấu trúc đàn: Nhiều đực, nhiều cái. Số lượng cá thể trong đàn thường lớn từ 10 - 50 con (Wolfheim, 1983). Sống trong rừng cây cao trên núi đá, núi đất, sống phần lớn ở rừng ẩm thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, cánh đồng gần rừng. Trú ẩn trong các hang hốc dưới mỏm đá, hoặc náu mình trong các lùm cây rậm rạp. Sống theo đàn do một con đực làm chỉ huy canh gác khi đàn kiếm ăn. Có thể sống chung với , culi, vượn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng hoặc voọc đen, voọc mũi hếch, voọc ngũ sắc (Fooden, 1982). Khỉ mốc phân bố ở độ cao từ 150 - 1200m, có khi tới 1750m.

SÓC ĐEN (Ratufa bicolor)

Đặc điểm nhận dạng:

Sóc cỡ lớn. Gốc mũi, đầu, cổ, lưng đến gốc đuôi màu đen hoặc đen - xám. Phần ngoài chi sau, mu bàn chân, hai bên thân đồng mầu với lưng. Mặt bụng: từ nách chi trước, bụng đến hậu môn, phần trong của chi sau màu vàng nhạt hay vàng đất thó. Mặt ngoài vành tai có túm lông màu đen, mặt trong tai trần. Phần trên mắt màu đen,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)