Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự đa dạng về khu hệ động vật ở Khu bảo tồn Thượng Tiến là rất lớn, cộng với nhiều loài động vật quý hiếm nơi đây. Vì vậy việc bảo vệ các loài động vật nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung là rất quan trọng và cần thiết. Các giải pháp bảo tồn đề xuất dựa trên tình trạng bảo tồn cuả các loài động vật có trong danh mục bảo vệ cuả các văn bản quy phạm pháp luật và công ước quốc tế.
4.6.2.1. Đầu tư trang thiết bị, cán bộ và các trạm theo dõi giám sát
Hiện tại cơ sở vật chất của Khu bảo tồn còn thiếu và ít nên không đáp ứng được cho công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học vì vậy cần tăng cường bổ sung thêm 03 máy tính để bàn, 03 máy tính sách tay để đi hiện trường, 03 ống nhòm giám sát động vật ban đêm, 03 bẫy ảnh, 03 máy ảnh chuyện dụng có thể chụp được ở xa các động vật ở xa..., phần mềm sử lý bản đồ chuyên dụng như ArcMap, ArcGIS Trưởng Ban (01) Phó trưởng ban (01) Kế toán (01) Thanh tra Pháp Chế (01) CBPT kỹ thuật tổng hợp (01) Trạm BV rừng 1,2 (07) Tạp vụ lái xe (01)
Với diện tích gần 6 nghìn ha, trong khi chỉ có 07 cán bộ kiểm lâm địa bàn quản lý như vậy, trung bình một kiểm lâm quản lý gần 1 nghìn ha, gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, cần bổ sung thêm 05 cán bộ kiểm lâm theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP, biên chế 1 kiểm lâm quản lý 500 ha rừng đặc dụng.
Hiện nay Khu bảo tồn mới chỉ có 2 trạm kiểm lâm địa bàn tại xã Thượng Tiến và xã Quý Hòa, vì thế cần xây dựng thêm 2 trạm kiểm lâm: Một trạm ở Kim Tiến khu vực đang tiến hành xây dựng dự án du lịch sinh thái thác mặt trời và một trạm ở khu vực huyện Cao Phong để quản lý khu vực giáp ranh với huyện này hạn chế việc săn bắn trái phép, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và chăn thả bừa bãi trong khu bảo tồn.
4.6.2.2. Xây dựng chương trình giám sát cho các loài nguy cấp, quý hiếm
Với số lượng các loài động vật quý hiếm cần được điều tra, nghiên cứu và theo dõi giám sát trong Khu bảo tồn nhưng hiện tại KBTTN chưa có chương tình giám sát các loài động thực vật quý hiếm để theo dõi diễn biến về số lượng, mật độ quần thể. Do vậy, trước mặt, KBTTN cần tiến hành điều tra và chọn các loài để tiến hành giám sát.
Cần phải xây dựng được hệ thống giám sát cụ thể đối với từng loài quý hiếm, các biện pháp giám sát phải chặt chẽ và đầy đủ số liệu cho từng chỉ số giám sát để từ đó có thể đánh giá chính xác nhất về tình trạng loài và các tác động gây ảnh hưởng đến chúng.
4.6.2.3. Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn
Theo kết quả điều tra trình độ cán bộ của Khu bảo tồn còn yếu kém, Khu bảo tồn chỉ có 04 kỹ sư, 07 trung cấp với các trường đào tạo khác nhau vì vậy để cập nhật và nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn để có thể đáp ứng được với công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn cần thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn sử dụng đọc và nhận dạng bản đồ ngoài thực địa, tập huấn kỹ năng ghi chép, kỹ năng quan sát khi đi điều tra, kỹ năng sử lý số liệu, sử dụng các
trang thiết bị phục vụ cho công tác điều tra giám sát như kỹ năng chụp ảnh, sử dụng bẫy ảnh...
Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn về kiến thức hiểu biết về các loài động thực vật, nhận dạng các loài động thực vật ngoài hiện trường, nhận biết và hiểu rõ về tập tính, đặc điểm sinh thái, môi trường sống của các loài động thực vật phục vụ cho công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học.
Mời các chuyên gia về giám sát đa dạng sinh học phối hợp với cán bộ Khu bảo tồn để tham gia vào các đợt điều tra giám sát đầu tiên để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt phương pháp và kỹ năng điều tra giám sát ngoài hiện trường.
4.6.2.4. Giải pháp về chính sách bảo vệ rừng
Hiện nay số lượng các loài động vật quý hiếm trong Khu bảo tồn đang bị suy giảm một cách nhanh chóng vì vậy cần
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người dân địa phương về những quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã, tác hại của việc chăn thả gia súc trong KBTTN đối với đa dạng sinh học.
Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo cháy rừng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Thành lập các tổ đội PCCCR ở các thôn bản. Đầu tư trạng thiết bị về PCCCR cho KBTTN và cộng đồng.
Phối hợp với chính quyền địa phương để thu súng săn, bẫy săn theo quy định của pháp luật. Xây dựng các bảng nội quy, biển tuyên truyền, xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã trong KBTTN, đặt ở các khu dân cư, đường vào KBTTN. Kiểm soát đường vào khu bảo tồn.
Xây dựng quy chế hưởng lợi giữa người dân và VQG trong việc khai thác các sản phẩm lâm sản thông thường và các loài chim thông thường có kiểm soát.
Cần có sự đầu tư kinh phí hiệu quả và nhiều hơn nữa cho các dự án giám sát, kiểm kê tài nguyên, điều tra đa dạng sinh học trong phạm vi VQG.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
- Đề tài đã xác định được 06 loài để tiến hành giám sát là: Khỉ vàng (Macaca
mulatta), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Sóc đen (Ratufa bicolor), Sóc bụng đỏ
(Callosciurus erythraeus ), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Chích chòe lửa
(Copsychus malabaricus).
- Bộ chỉ số giám sát các loài chim, thú quan trọng bao gồm: Tần số bắt gặp
cá thể trực tiếp, Tần số bắt gặp các điểm dấu vết, chỉ số phong phú; chỉ số giám sát
đánh giá tác động vào môi trường sống của các loài chim, thú: Tần số bắt gặp bẫy,
tần số bắt gặp người đi săn, tần số bắt gặp lán thợ săn,...
- Đề tài đã xây dựng hệ thống tuyến giám sát với tổng số là 10 tuyến, tập trung chủ yếu tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của Khu bảo tồn với chiều dài tuyến từ 2,7 – 6km, trung bình là 4,2 km trên tuyến.
- Kết quả điều tra cũng xác định được 3 mối đe dọa chính đến ĐDSH: Khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép, săn bắn và đặt bẫy động vật và chăn thả gia súc bừa bãi; trong đó chăn thả gia súc là mối đe dọa lớn nhất.
- Xây dựng được kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng cho BQL khu bảo tồn.
- Thông qua kết quả điều tra, đề tài đã đề xuất được bốn nhóm giải pháp chính cho công tác bảo tồn: Đầu tư trang thiết bị, cán bộ và các trạm theo dõi giám sát, Xây dựng chương trình giám sát cho các loài nguy cấp, quý hiếm, Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn và giải pháp về chính sách bảo vệ rừng.
5.2. Kiến nghị
Từ những tồn tại trên đề tài đưa một số khuyến nghị sau:
Đề tài nghiên cứu cần có nhiều thời gian hơn để điều tra vào các mùa khác trong năm, và tiến hành điều tra lặp lại sau 3 tháng để ghi nhận được thông tin về sự có mặt, số lượng các loài giam sát.
Kiểm lâm địa bàn là những người thông thạo về địa hình do vậy cần có sự hỗ trợ từ kiểm lâm địa bàn trong quá trình điều tra.
- Hiện nay các số liệu về phân bố của một số loài thú quan trọng còn thiếu, vì vậy trong thời gian tới nên thiết kế các điều tra riêng biệt để làm rõ các thông tin này. Kết quả điều tra sẽ xây dựng được bản đồ phân bố cụ thể hơn và đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn hữu hiệu.
- Với các loài quý hiếm cần xây dựng chương trình điều tra giám sát cụ thể cho từng loài để đảm bảo cung cấp số liệu cập nhật cho công tác quản lý và bảo tồn loài.
- Do hiện tượng buôn bán động vật hoang dã có nguồn gốc từ thú vẫn diễn ra tại khu vực điều tra. Vì vậy, cần xây chương trình đánh giá cụ thể hiện trạng buôn bán động vật hoang dã tại khu vực, nhất là các loài thú quý hiếm.
- Nghiêm cấm các hoạt động săn thú làm thực phẩm, buôn bán động vật hoang dã… của người dân địa phương. Đồng thời, hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật, giúp người dân địa phương tham gia chăn nuôi các loài động vật hoang dã thông thường, nhằm nâng cao đời sống vật chất và giảm các tác động tới nguồn tài nguyên động vật hoang dã nói chung hay các loài thú nói riêng.
- Để giảm bớt việc thu hẹp và chia cắt sinh cảnh sống của các loài thú nên quy hoạch các tuyến đi lại trong khu bảo tồn. Đặc biệt chú ý các khu vực đi lại sử dụng các phương tiện ô tô, xe máy.
- Tăng cường công tác tuần tra rừng, bổ xung thêm lực lượng túc trực trong rừng và truy quét nhằm ngăn chặn việc khai thác gỗ trái phép, ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của thú.
- Tăng cường các buổi tập huấn cho cán bộ Ban quản lý và lực lượng kiểm lâm về các kỹ năng nhận biết loài, đặc biệt các loài quý hiếm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), “Sách Đỏ Việt Nam, phần I- động vật”. Nxb Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), “Sách Đỏ Việt Nam, phần II- thực vật”. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
3. Cano, Phạm Quang Thiện (2010), “Điều tra đa dạng sinh học tại KBTTN Ngọc
Sơn- Ngổ Luông”, Hòa Bình.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), “Chiến lược quản lý hệ thống
rừng đặc dụng tại Việt Nam đến năm 2010”, Hà Nội.
5. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), “Luật số 20/2008/QH12, luật Đa
dạng sinh học”, Nxb Hồng Đức.
6. Hoàng Văn Chuyên (2006). “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo tồn
ĐDSH tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn thạc sỹ khoa
học môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
7. Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam - SPAM (2003), “Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng
sinh học”, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
8. Lê Trọng Đạt, Đỗ Quang Huy, Lê Thiện Đức, Lưu Quang Vinh, Lương Văn Hào (2008), “Báo cáo khảo sát động vật có xương sống tại Khu BTTN
Ngọc Sơn-Ngổ Luông”, dự án Ngọc Sơn- Ngổ Luông, Chi cục kiểm lâm
Hòa Bình, Tổ chức bảo tồn Động thực vật quốc tế FFI.
9. Đồng Thanh Hải (2014), Báo cáo Bảo tồn và Phát triển rừng bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn 2030,
10. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Bá Tâm (2015), Báo cáo, điều tra bảo tồn các loài Cu
li tại Khu bảo tồn Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa
11.Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Văn Sáng, Trương Văn Lã, Đỗ Ngọc Quang (1975), “Động vật kinh tế tỉnh Hòa Bình”, Nxb Khoa học tỉnh Hòa Bình.
12.Lê Vũ Khôi (2007), Động vật học có xương sống, NXB Giáo Dục, trang 174 và 217,218).
13.Trần Thế Liên (2006), “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống
rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam”, luận án tiến sĩ nông nghiệp,
Đại học Lâm nghiệp.
14.Cao Thị Lý (2008), Nghiên cứu về Bảo tồn Đa dạng sinh học ở một số khu bảo
tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên. Tây Nguyên.
15.Nguyễn Thanh Nhàn (2000), “Nghiên cứu hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù
Mát”, Nghệ An.
16. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
17. Phạm Nhật (2001), “Bài Giảng về Đa dạng sinh học”, Trường Đại học Lâm nghiệp.
18. Phạm Nhật (2003), Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học,
NXB Giao thông vận tải.
19.Phạm Nhật (2004), “Sổ tay hướng dẫn định loại thực địa Thú, Chim, Bò sát,
Ếch nhái Ba Bể-Na Hang”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng (2002), “Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các
loài thú ở VQG Pù Mát”.
21.Primack Richard B., Phạm Bình Quyền, Võ Quý, Hoàng Văn Thắng (1999), “Cơ sở sinh học bảo tồn”, Nxb Sinauer Associates Inc, Mỹ và Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
22.Phan Vương Thành (2011), “Để bảo vệ được rừng cần cải thiện cuộc sống cho
người dân”, Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Hòa Bình.
23.Hoàng Văn Thập (2010), “Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng thứ sinh
nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà”, VQG Cát Bà.
24. Nguyễn Nghĩa Thìn (1996), ‘‘Cẩm nang nghiên cứu Đa Dạng sinh học’’ , Nxb đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
25.Nguyễn Nghĩa Thìn (2011), “Đa dạng hệ thực vật trên núi đá vôi ở VQG Pù
Mát, Nghệ An”, Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên Nghệ An
(SFNC), Hà Nội.
26. Nguyễn Vạn Thường và Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1968), “Điều tra
ĐDSH rừng núi đá vôi tại một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh”, Hà Nội.
27.Thái Văn Trừng (1978), “Thảm thực vật rừng Việt Nam”, Nxb Khoa học & Kỹ thuật.
28.Phạm Quang Tùng (2007), “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình”, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp,
Đại học Lâm nghiệp.
29. Nguyễn Quang Tùng (2008), “Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi
phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình” Luận văn tiến sỹ khoa học Lâm nghiệp, Đại
học Lâm nghiệp.
30. Đỗ Tước và cs (2012), Báo cáo điều tra đa dạng sinh học ở Khu BTTN Thượng
Tiến, Hòa Bình.
31. Đỗ Tước, Lê Trọng Trải (1998), “Khảo sát khu hệ động vật khu BTTN Ngọc
Sơn - Ngổ Luông”, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ.
32.Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện sinh thái tài nguyên sinh vật, Viện Dược liệu (1965), “Nghiên cứu mức độ đa dạng sinh vật, công tác quản lý bảo
vệ và sử dụng tài nguyên rừng trên núi đá vôi ở Cao Bằng và một số địa phương khác”, Hà Nội.
Tiếng Anh
33. Measuring and Monitoring Biological Diversity: StandardMethods for Amphibian (Heyer et al., 1994).
34. Measuring and Monitoring Biological Diversity: StandardMethods for Mammal (Wilson et al, 1996).
35. The Conservation Hanbook (Sutherland, 2000).
Website:
36.Phương pháp điều tra giám sát đa dạng sinh học, Có tại:
http://www.biodivn.com/2014/06/phuong-phap-dieu-tra-giam-sat-da-dang- sinh-hoc.html, [Ngày truy cập 1 tháng 4 năm 2015].
Phụ lục 01. Phiếu phỏng vấn
Họ tên người được phỏng vấn: ………...
Địa chỉ:………...
Giới tính:……….. Tuổi:………...
Dân tộc:……… Nghề nghiệp:………...
Ngày phỏng vấn:…... Người phỏng vấn:………...
Xin ông bà cho biết thông tin sau đây: 1. Tại địa phương có những loài thú nào: TT Tên loài Số lượng/lần gặp Lần gặp gần nhất Địa điểm gặp Thời gian gặp trong năm 2. Loài thú nào hay bắt được nhiều nhất: ………
Khi bắt được bà con hay làm gì? - Bán: - Sử dụng khác: - Ăn: -
3. Loài thú nào hay được mua bán nhiều nhất? TT Tên loài Đơn giá Số lượng/tháng Ai mua Mức độ suy giảm 5. Theo ông bà vì sao số lượng thú không còn nhiều ở đây: ………
………
6. Anh (chị) cho biết hiện nay muốn bảo tồn các loài thú quý thì bằng cách nào có