Hệ thống tuyến giám sát các loài chim, thú quan trọng tại Thượng Tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 52 - 59)

Các tuyến giám sát phải đi qua các dạng sinh cảnh đặc trưng nơi người dân và thợ săn đã từng gặp hoặc thấy dấu vết của các loài này, đại diện cho từng khu vực nghiên cứu đây là những tuyến điển hình có sinh cảnh ưa thích và phân bố của các loài này, sau đó tiến hành giám sát theo tuyến. Việc lựa chọn các khu vực, các tuyến giám sát cho thực hiện Kế hoạch giám sát phụ thuộc nhiều vào khả năng nguồn lực có được cho thực hiện kế hoạch (nhân lực, thời gian, kinh phí). Nhìn chung, một khu vực được lựa chọn để thực hiện giám sát cần đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

1) Thuộc vùng lõi KBTTN Thượng Tiến (trừ phân khu Hành chính - dịch vụ) và khu vực mở rộng

2) Là nơi đã có nhiều ghi nhận về sự hiện diện của các loài giám sát 3) Đang bị tác động bởi các đe dọa từ mức trung bình trở lên

4) Tương đối dễ tiếp cận và có nguồn nước cho sinh hoạt hiện trường

Trên cơ sở áp dụng các tiêu chí nói trên, Sau đi khảo sát trên 12 tuyến trong khu bảo tồn, đề tài đã chọn 10 tuyến giám sát được sau đây được lựa chọn để thực hiện kế hoạch giám sát (Bảng 4.6). Tùy thuộc và mục tiêu giám sát cụ thể và nguồn lực có được cho giám sát ở mỗi giai đoạn quản lý để lựa chọn số khu vực và các khu vực cụ thể cho thực hiện giám sát.

Bảng 4.6. Các khu vực lựa chọn thực hiện Kế hoạch giám sát

TT Tên khu vực Tiểu

khu Loài giám sát 1. Xóm Váng - Suối Đáy; 4,5 km (xã Thượng Tiến) 236a Khỉ vàng, Khỉ mốc, Gà lôi trắng, chích chòe lửa 2. Xóm Váng – Bái Làng; 3,7 km (xã Thượng Tiến) 236a Khỉ vàng, Khỉ mốc, Sóc bụng đỏ,sóc đen, Gà lôi trắng, Chích chòe lửa

3. xóm Vay – Núi Bái Trai; 6,0 km (xã Thượng Tiến) 236a Khỉ vàng, Khỉ mốc, Sóc đen, sóc bụng đỏ 4. xóm Khú – Khau củi; 3,3 km (xã Thượng Tiến) 236 Khỉ vàng, Khỉ mốc, Sóc đen, sóc bụng đỏ 5. xóm Khú – Núi Bó Bua; 3,5 km (xã Thượng Tiến) 236 Khỉ vàng, Khỉ mốc, Sóc đen, sóc bụng đỏ 6. xóm Khú – Núi Trăm; 3,0 km (xã Thượng Tiến) 236 Khỉ vàng, Khỉ mốc, Sóc đen, sóc bụng đỏ

7. Kim Tiến – thác Mặt trời; 5,0 (xã Kim Tiến)km

238a Khỉ vàng, Sóc đen, sóc bụng đỏ, Gà lôi trắng, chích chòe lửa 8. Kim Tiến – Xóm Thung; 2,7km

(xã Kim Tiến)

236a Khỉ vàng, Khỉ mốc, Sóc đen, sóc bụng đỏ

9. xóm Thung – Núi Mắng Đa; 3,8 km (xã Quý Hòa)

243 Khỉ vàng, Khỉ mốc, Sóc đen, sóc bụng đỏ, Gà lôi trắng, chích chòe lửa

10. xóm Thung – Đồi Ngang; 6,0 km (xã Quý Hòa)

243 Khỉ vàng, Khỉ mốc, Sóc đen, sóc bụng đỏ, chích chòe lửa, Gà lôi trắng

Ghi chú: Giám sát các đe dọa được thực hiện ở tất cả các điểm và được kết hợp trong quá trình thực hiện điều tra giám sát các loài

Căn cứ vào bản đồ tuyến giám sát cùng với ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn và các cán bộ kiểm lâm địa bàn đã thống nhất nội dung công việc cụ thể cho từng tuyến như sau:

1. Tuyến điều tra giám sát (Xóm Váng - Suối Đáy; 4,5 km)

- Tọa độ điểm đầu: E 443.980; N 2286.424 - Tọa độ điểm cuối: E 440.456; N 2288.558

Sinh cảnh: chủ yếu là rừng nghèo, hỗn giao cây gỗ lá rộng và tre nứa, rừng

nghèo thường xanh do tác động của con người trên núi đá; thực vật ở đây chủ yếu là một số loài như: Các loại tre nứa, Giang, Dẻ Bắc Giang, Đỏ ngọn, Dung đen, Nghiến đất, Sảng, Sồi, Sau sau, Trường mật …Nhiều dây leo, cây bụi, rừng giáp ranh với làng bản.

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

của KBTTN Thượng Tiến, đặc biệt là các loài chim, thú

2. Tuyến điều tra giám sát (Xóm Váng – Bái Làng; 3,7 km)

- Tọa độ điểm đầu: E 443.748; N 2286.344 - Tọa độ điểm cuối: E 440.457; N 2286.211

Sinh cảnh: chủ yếu là rừng tái sinh sau nương rẫy, phục hồi sau khai thác do

tác động của con người và rừng nghèo thường xanh trên núi thực vật ở đây chủ yếu là một số loài như: Ba soi, ba bét, lá nến, Sau sau, Chẹo bông, Trường mật, Đỏ ngọn, ….Nhiều dây leo, cây bụi.

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

của KBTTN Thượng Tiến, đặc biệt là các loài chim, thú.

3. Tuyến điều tra giám sát (xóm Vay – Núi Bái Trai; 6,0 km)

- Tọa độ điểm đầu: E 443.269; N 2285.291 - Tọa độ điểm cuối: E 439.618; N 2284.244

Mô tả trạng thái sinh cảnh trên tuyến:

Sinh cảnh chủ yếu là rừng nghèo thường xanh, rừng xen lẫn vườn rừng của dân thực vật ở đây chủ yếu là một số loài như Sau sau, Ba soi, Bục bạc,

Trám trắng, Chẹo tía, Dẻ gai Ấn Độ, Bứa lá thuôn, Côm tầng, Chò nâu, Me rừng ….Nhiều dây leo, cây bụi.

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

của KBTTN Thượng Tiến, đặc biệt là các loài chim, thú.

4. Tuyến điều tra giám sát (xóm Khú – Khau củi; 3,3 km)

- Tọa độ điểm đầu: E 441.007; N 2283.690 - Tọa độ điểm cuối: E 439.079; N 2283.799

Sinh cảnh: chủ yếu là rừng Trung bình thường xanh, giàu thường xanh, đây là

kiều rừng khá phổ biến nhất trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn, hình thành chủ yếu từ các kiểu sinh cảnh bị tác động nhẹ hoặc đã phục hồi trong khoảng thời gian tương đối dài. Các loài ưu thế trong quần xã này là các loài Sau sau, Chẹo bông, Cà đuối, Trường mật, Đỏ ngọn, Trẩu… Ở Thượng Tiến, đây là quần xã rừng phục hồi đã đạt mức độ khép tán tới 60-80%, có chiều cao tầng cây gỗ khá lớn, tới 25-50 cm đường kính, cây phân cành muộn. Tầng cây bụi và tầng thực bì còn duy trì được nhiều loài của rừng nguyên sinh và có sức sinh trưởng tốt như Dương xỉ thân gỗ, Quan âm tọa liên, Cau bụi rừng,...

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

của KBTTN Thượng Tiến, đặc biệt là các loài chim, thú.

5. Tuyến điều tra giám sát (xóm Khú – Núi Bó Bua; 3,5 km)

- Tọa độ điểm đầu: E 441.300; N 2283.285 - Tọa độ điểm cuối: E 437.593; N 2282.392

Mô tả trạng thái sinh cảnh trên tuyến:

Tuyến này nằm giữa phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, sinh cảnh chủ yếu là rừng Trung bình thường xanh, giàu thường xanh hình thành từ các kiểu sinh cảnh bị tác động nhẹ hoặc đã phục hồi trong khoảng thời gian tương đối dài ở đây là quần xã hỗn giao với cây lá kim, ưu thế bởi các loài lá rộng như: Sồi đỏ, Dẻ Bắc Giang, Dẻ Chợ Bờ, Giổi lá láng, Vàng tâm, Re, Gù hương, Thông lông gà…Kiểu rừng này phân bố khá rộng trên vùng đỉnh, trên sườn núi có độ dốc từ 20o đến trên 30o và trên các đỉnh giông, ở độ cao từ 400-900m trên mực nước biển.

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

của KBTTN Thượng Tiến, đặc biệt là các loài chim, thú.

6. Tuyến điều tra giám sát (xóm Khú – Núi Trăm; 3,0 km)

- Tọa độ điểm đầu: E 441.370; N 2283.329 - Tọa độ điểm cuối: E 442.429; N 2281.229

Mô tả trạng thái sinh cảnh trên tuyến:

Tuyến này nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, sinh cảnh chủ yếu ở đây là quần xã hỗn giao với cây lá kim, ưu thế bởi các loài lá rộng như: Sồi đỏ, Dẻ Bắc Giang, Dẻ Chợ Bờ, Giổi lá láng, Vàng tâm, Re, Gù hương, Thông lông gà…Kiểu rừng này phân bố khá rộng trên vùng đỉnh, trên sườn núi và trên các đỉnh giông, ở độ cao từ 500-1.100 m trên mực nước biển. Đây cũng là vành đai của khu hệ thực vật á nhiệt đới núi trung bình, có khí hậu mát mẻ, độ ẩm luôn luôn cao, tạo điều kiện cho các loài cây bì sinh như rêu, địa y, ráy leo và phong lan phát triển mạnh.

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

của KBTTN Thượng Tiến, đặc biệt là các loài chim, thú.

7. Tuyến điều tra giám sát (Kim Tiến – thác Mặt trời; 5,0 km)

- Tọa độ điểm đầu: E 448.734; N 2283.477 - Tọa độ điểm cuối: E 448.177; N 2283.419

Mô tả trạng thái sinh cảnh trên tuyến:

Đây là một trong các kiểu sinh cảnh khá phổ biến nhất trong Khu Bảo tồn, ghi nhận rộng rãi ở các vùng giáp ranh với khu canh tác nông nghiệp, vùng dân cư. Ở kiểu sinh cảnh này, các loài thực vật ưu thế là Sau sau, Ba soi, Bục bạc, Trám trắng, Chẹo tía, Dẻ gai Ấn Độ, Bứa lá thuôn, Côm tầng, Chò nâu, Me rừng, Đinh vàng, Chẹo bông, Đỏ ngọn…Ở dạng sinh cảnh này, độ che phủ của tầng ưu thế sinh thái không quá 65%, nhưng chiều cao tán rừng khá tốt, tới 15-25 m.

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

8. Tuyến điều tra giám sát (xóm Thung – Núi Mắng Đa; 3,8 km);

- Tọa độ điểm đầu: E 446.266; N 2281.504 - Tọa độ điểm cuối: E 444.415; N 2278.439

Mô tả trạng thái sinh cảnh trên tuyến:

Sinh cảnh chủ yếu là rừng nghèo thường xanh bị tác động mạnh của con người trong quá trình khai thác trước đây, phục hồi sau khai thác và xen lẫn đất trống, quần xã này phân bố chủ yếu tại các dải đồi ven suối. Đây là trạng thái bị suy thoái mạnh hơn so với loại rừng thứ sinh ở trên, tồn tại khá bền vững. Đây cũng là một trong các kiểu sinh cảnh phố biến nhất, phân bố chủ yếu ở các đai thấp (<600 m), dọc theo các khe suối chính và các khu vực dân cư. Hệ thực vật đặc trưng của dạng sinh cảnh này là các loài Nứa, Giang, Dẻ Bắc Giang, Đỏ ngọn, Dung đen, Nghiến đất, Sảng, Quản hoa lá to, Sau sau, Trường mật…

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

của KBTTN Thượng Tiến, đặc biệt là các loài chim, thú.

9. Tuyến điều tra giám sát (xóm Thung – Đồi Ngang; 6,0 km);

- Tọa độ điểm đầu: E 445.996; N 2281.519 - Tọa độ điểm cuối: E 441.974; N 2279.809

Mô tả trạng thái sinh cảnh trên tuyến:

Kiểu rừng này phân bố khá rộng trên vùng đỉnh, trên sườn núi có độ dốc từ 26o đến trên 35o và trên các đỉnh giông có tầng đất nông, ở độ cao từ 700-1.062 m trên mực nước biển. Sinh cảnh ở đây chủ yếu gồm các loài cây như Bời lời, Quế, Sồi đỏ, Dẻ Chợ Bờ, Cà ổi Bắc Bộ, Giổi nhung, Sau sau. Đây cũng là vành đai của khu hệ thực vật á nhiệt đới núi trung bình, có khí hậu mát mẻ, độ ẩm luôn luôn cao, tạo điều kiện cho các loài cây bì sinh như rêu, địa y, ráy leo và phong lan phát triển mạnh.

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

của KBTTN Thượng Tiến, đặc biệt là các loài chim, thú.

10. Tuyến điều tra giám sát 12 (xóm Thung – Núi Cốt Ca; 3,2 km)

- Tọa độ điểm cuối: E 443.587; N 2279.853

Mô tả trạng thái sinh cảnh trên tuyến:

Sinh cảnh ở đây chủ yếu gồm các loài cây như Bời lời, Quế, Sồi đỏ, Dẻ Chợ Bờ, Cà ổi Bắc Bộ, Giổi nhung, Sau sau. Đây là kiểu rừng phân bố khá rộng trên vùng đỉnh, trên sườn núi có độ dốc từ 26o đến trên 35o và trên các đỉnh giông.

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài động thực vật

của KBTTN Thượng Tiến, đặc biệt là các loài thú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)