Xây dựng kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng cho KBTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 59)

4.5.1. Mục tiêu giám sát

Mục đích của việc xây dựng Kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng KBTTN Thượng Tiến là cung cấp cho Ban quản lý KBTTN một công cụ đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các hoạt động quản lý KBTTN mà Ban quản lý đang thực hiện, trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh kế hoạch quản lý cho phù hợp hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch giám sát là:

1) Xác định xu thế biến đổi tình trạng quần thể của một số loài quan trọng ở KBTTN Thượng Tiến

2) Xác định phạm vi và mức độ tác động của các đe dọa chính đến ĐDSH trong KBTTN Thượng Tiến

3) Qua đó, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các hoạt động bảo tồn được thực hiện và điều chỉnh các hoạt động quản lý cho phù hợp và hiệu quả hơn ở mỗi thời kỳ quản lý

4.5.2. Các phương pháp điều tra giám sát

4.5.2.1. Phương pháp điều tra giám sát các loài thú a) Trang thiết bị phục vụ giám sát

Các trang thiết bị phục vụ giám sát thú bao gồm: Ống nhòm, GPS, địa bàn, bản đồ địa hình khu vực khảo sát, máy ghi âm, máy ảnh, phiếu giám sát, sổ ghi chép, sơn đỏ hoặc dây đánh dấu tuyến, dao phát tuyến.

b) Giám sát các loài thú theo tuyến

thú quan trọng. Các tuyến giám sát cố định với chiều dài từ 2-6 km sẽ được thiết lập trong các khu vực giám sát. Các tuyến sẽ được lập ngẫu nhiên và đi qua các sinh cảnh phân bố của loài giám sát. Điểm đầu và điểm cuối mỗi tuyến được đánh dấu rõ ràng bằng các mốc sơn màu đỏ. Trên các tuyến sẽ được đánh dấu bằng sơn đỏ và phát quang để thuận tiện cho việc đi lại trên tuyến, quan sát chim, thú và tiến hành các đợt khảo sát lặp lại theo chu kỳ đã định. Chu kì giám sát thú là 3 tháng một lần.

Hai người giám sát đi bộ dọc theo tuyến với tốc độ chậm (1-2 km/h) chú ý quan sát để phát hiện các loài giám sát và tiếng kêu của chúng. Thời gian tiến hành giám sát từ 6h00-17h00 khi mà các loài thú lựa chọn hoạt động mạnh nhất và dễ quan sát. Khi bắt gặp một cá thể chim, thú (hoặc một nhóm động vật) các thông tin sau sẽ được ghi nhận: Loài, tọa độ (GPS), số lượng cá thể của đàn, khoảng cách từ trung tâm nhóm đến người quan sát, góc phương vị hợp bởi tuyến điều tra và hướng từ người quan sát đến trung tâm đàn, sinh cảnh. Các thông tin, số liệu được ghi chép cẩn thận vào phiếu giám sát các loài thú theo tuyến (Bảng 2.1)

e) Phân tích và xử lý số liệu

Xác định tần số bắt gặp của mỗi loài:

Tổng số cá thể phát hiện trong đợt khảo sát ở mỗi khu vục

Tấn suất bắt gặp = --- Tổng km các tuyến khảo sát đã thực hiện ở khu vực đó

Thể hiện trên bản đồ các điểm phát hiện mẫu vật của loài giám sát

Thống kê các ghi nhận về các tác động trực tiếp đến loài phát hiện được trong quá trình đi khảo sát.

4.5.2.2. Phương pháp điều tra giám sát các loài chim

Để giám sát chim có thể sử dụng phương pháp giám sát theo tuyến. Các trang thiết bị phục vụ giám sát, lập tuyến và tiến hành giám sát tương tự giám sát thú theo tuyến. Các thông tin, số liệu được ghi và Phiếu giám sát chim theo tuyến (Bảng 2.2).

4.5.2.3. Phương pháp giám sát đe dọa a) Phát hiện đe dọa và thu thập thông tin

Trong quá trình đi điều tra chim, thú trên tuyến và theo điểm cần chú ý phát hiện các chứng cứ tác động của các đe dọa và ghi chép cẩn thận vào Phiếu ghi nhận

các tác động đe dọa (Bảng 2.3) theo bảng các chứng cứ đe dọa tác động vào môi trường sống của các loài chim, thú (Bảng 4.5)

b) Tính toán các chỉ số giám sát

Bộ chỉ số giám sát đánh giá tác động vào môi trường sống của các loài chim, thú được tính toán thông qua tần suất suất bắt gặp các chứng cứ tác động cho từng đợt khảo sát và riêng cho từng khu vực khảo sát theo công thức sau:

- Tần số bắt gặp bẫy = tổng số bẫy các loại phát hiện được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra, đơn vị:

bẫy/ km

- Tần số bắt gặp người đi săn = tổng số người đi săn phát hiện được trong

một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra, đơn vị: người/ km.

- Tần số bắt gặp lán thợ săn = tổng số các lán thợ săn phát hiện được trong

một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra, đơn vị: lán/ km.

- Tần số bắt gặp người khai thác lâm sản = tổng số người khai thác lâm sản

phát hiện được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra, đơn vị: người/km.

- Tần số bắt gặp lán khai thác lâm sản = tổng số các lán khai thác lâm sản

phát hiện được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: lán/ km.

- Tần số bắt gặp điểm khai thác lâm sản = tổng số các điểm khai thác lâm sản phát hiện trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: điểm/ km.

- Tần số bắt gặp điểm xâm lấm rừng/phá hoại sinh cảnh = tổng số các điểm

xâm lấm rừng/phá hoại sinh cảnh phát hiện trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: điểm/ km2.

- Tần số bắt gặp gia súc (trâu, bò nhà) = tổng số trâu, bò nhà phát hiện được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: cá thể/ km.

- Tần số bắt gặp điểm chăn thả gia súc = tổng số các điểm có dấu vết chăn

thả gia súc phát hiện trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: điểm/ km.

4.5.2.4. Chu kỳ giám sát

Quá trình điều tra giám sát các loài chim, thú quan trọng được tiến hành lặp lại với chu kỳ 3 tháng tiến hành điều tra giám sát một lần.

4.5.2.5 Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát

KBTTN Thượng Tiến cần tổ chức một nhóm cán bộ giám sát đa dạng sinh học (gọi là Tổ giám sát sinh học). Tổ giám sát sinh học bao gồm các cán bộ khoa học thuộc Ban quản lý KBTTN Thượng Tiến. Tổ sẽ có một tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát hoạt động của cả nhóm. Trong tổ nên phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Ví dụ, phân công giám sát thú theo xã, mỗi xã 2 người, hoặc phân công giám át theo chu kỳ, 4 người làm một chu kỳ giám sát. Mỗi thành viên, tùy theo chức năng được phân công sẽ chịu trách nhiệm thực hiện giám sát nhóm loài được giao và theo dõi xử lý số liệu và viết báo cáo về nhóm loài này. Vì đây sẽ là công việc thường xuyên và lâu dài nên KBTTN cần có kế hoạch đào tạo thêm kiến thức về nhóm loài được giao phụ trách cho các thành viên Tổ giám sát đa dạng sinh học.

Thời gian đầu triển khai thực hiện Kế hoạch cần có sự giám sát của chuyên gia xây dựng Kế hoạch giám sát để kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những sai sót xảy ra, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện Kế hoạch giám sát được đúng với yêu cầu và đạt được kết quả mong muốn.

4.6. Đề xuất các giải pháp cho xây dưng kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng trong KBTTN

Hình 4.8. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBTTN Thượng tiến

Hiện tại, tổng số cán bộ công nhân viên chức KBTTN là 13 cán bộ, trong đó có 02 trạm kiểm lâm với có 7 cán bộ.

4.6.2. Đề xuất giải pháp cho xây dựng kế hoạch giám sát

Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự đa dạng về khu hệ động vật ở Khu bảo tồn Thượng Tiến là rất lớn, cộng với nhiều loài động vật quý hiếm nơi đây. Vì vậy việc bảo vệ các loài động vật nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung là rất quan trọng và cần thiết. Các giải pháp bảo tồn đề xuất dựa trên tình trạng bảo tồn cuả các loài động vật có trong danh mục bảo vệ cuả các văn bản quy phạm pháp luật và công ước quốc tế.

4.6.2.1. Đầu tư trang thiết bị, cán bộ và các trạm theo dõi giám sát

Hiện tại cơ sở vật chất của Khu bảo tồn còn thiếu và ít nên không đáp ứng được cho công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học vì vậy cần tăng cường bổ sung thêm 03 máy tính để bàn, 03 máy tính sách tay để đi hiện trường, 03 ống nhòm giám sát động vật ban đêm, 03 bẫy ảnh, 03 máy ảnh chuyện dụng có thể chụp được ở xa các động vật ở xa..., phần mềm sử lý bản đồ chuyên dụng như ArcMap, ArcGIS Trưởng Ban (01) Phó trưởng ban (01) Kế toán (01) Thanh tra Pháp Chế (01) CBPT kỹ thuật tổng hợp (01) Trạm BV rừng 1,2 (07) Tạp vụ lái xe (01)

Với diện tích gần 6 nghìn ha, trong khi chỉ có 07 cán bộ kiểm lâm địa bàn quản lý như vậy, trung bình một kiểm lâm quản lý gần 1 nghìn ha, gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, cần bổ sung thêm 05 cán bộ kiểm lâm theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP, biên chế 1 kiểm lâm quản lý 500 ha rừng đặc dụng.

Hiện nay Khu bảo tồn mới chỉ có 2 trạm kiểm lâm địa bàn tại xã Thượng Tiến và xã Quý Hòa, vì thế cần xây dựng thêm 2 trạm kiểm lâm: Một trạm ở Kim Tiến khu vực đang tiến hành xây dựng dự án du lịch sinh thái thác mặt trời và một trạm ở khu vực huyện Cao Phong để quản lý khu vực giáp ranh với huyện này hạn chế việc săn bắn trái phép, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và chăn thả bừa bãi trong khu bảo tồn.

4.6.2.2. Xây dựng chương trình giám sát cho các loài nguy cấp, quý hiếm

Với số lượng các loài động vật quý hiếm cần được điều tra, nghiên cứu và theo dõi giám sát trong Khu bảo tồn nhưng hiện tại KBTTN chưa có chương tình giám sát các loài động thực vật quý hiếm để theo dõi diễn biến về số lượng, mật độ quần thể. Do vậy, trước mặt, KBTTN cần tiến hành điều tra và chọn các loài để tiến hành giám sát.

Cần phải xây dựng được hệ thống giám sát cụ thể đối với từng loài quý hiếm, các biện pháp giám sát phải chặt chẽ và đầy đủ số liệu cho từng chỉ số giám sát để từ đó có thể đánh giá chính xác nhất về tình trạng loài và các tác động gây ảnh hưởng đến chúng.

4.6.2.3. Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn

Theo kết quả điều tra trình độ cán bộ của Khu bảo tồn còn yếu kém, Khu bảo tồn chỉ có 04 kỹ sư, 07 trung cấp với các trường đào tạo khác nhau vì vậy để cập nhật và nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn để có thể đáp ứng được với công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn cần thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn sử dụng đọc và nhận dạng bản đồ ngoài thực địa, tập huấn kỹ năng ghi chép, kỹ năng quan sát khi đi điều tra, kỹ năng sử lý số liệu, sử dụng các

trang thiết bị phục vụ cho công tác điều tra giám sát như kỹ năng chụp ảnh, sử dụng bẫy ảnh...

Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn về kiến thức hiểu biết về các loài động thực vật, nhận dạng các loài động thực vật ngoài hiện trường, nhận biết và hiểu rõ về tập tính, đặc điểm sinh thái, môi trường sống của các loài động thực vật phục vụ cho công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học.

Mời các chuyên gia về giám sát đa dạng sinh học phối hợp với cán bộ Khu bảo tồn để tham gia vào các đợt điều tra giám sát đầu tiên để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt phương pháp và kỹ năng điều tra giám sát ngoài hiện trường.

4.6.2.4. Giải pháp về chính sách bảo vệ rừng

Hiện nay số lượng các loài động vật quý hiếm trong Khu bảo tồn đang bị suy giảm một cách nhanh chóng vì vậy cần

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người dân địa phương về những quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã, tác hại của việc chăn thả gia súc trong KBTTN đối với đa dạng sinh học.

Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo cháy rừng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Thành lập các tổ đội PCCCR ở các thôn bản. Đầu tư trạng thiết bị về PCCCR cho KBTTN và cộng đồng.

Phối hợp với chính quyền địa phương để thu súng săn, bẫy săn theo quy định của pháp luật. Xây dựng các bảng nội quy, biển tuyên truyền, xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã trong KBTTN, đặt ở các khu dân cư, đường vào KBTTN. Kiểm soát đường vào khu bảo tồn.

Xây dựng quy chế hưởng lợi giữa người dân và VQG trong việc khai thác các sản phẩm lâm sản thông thường và các loài chim thông thường có kiểm soát.

Cần có sự đầu tư kinh phí hiệu quả và nhiều hơn nữa cho các dự án giám sát, kiểm kê tài nguyên, điều tra đa dạng sinh học trong phạm vi VQG.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Đề tài đã xác định được 06 loài để tiến hành giám sát là: Khỉ vàng (Macaca

mulatta), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Sóc đen (Ratufa bicolor), Sóc bụng đỏ

(Callosciurus erythraeus ), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Chích chòe lửa

(Copsychus malabaricus).

- Bộ chỉ số giám sát các loài chim, thú quan trọng bao gồm: Tần số bắt gặp

cá thể trực tiếp, Tần số bắt gặp các điểm dấu vết, chỉ số phong phú; chỉ số giám sát

đánh giá tác động vào môi trường sống của các loài chim, thú: Tần số bắt gặp bẫy,

tần số bắt gặp người đi săn, tần số bắt gặp lán thợ săn,...

- Đề tài đã xây dựng hệ thống tuyến giám sát với tổng số là 10 tuyến, tập trung chủ yếu tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của Khu bảo tồn với chiều dài tuyến từ 2,7 – 6km, trung bình là 4,2 km trên tuyến.

- Kết quả điều tra cũng xác định được 3 mối đe dọa chính đến ĐDSH: Khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép, săn bắn và đặt bẫy động vật và chăn thả gia súc bừa bãi; trong đó chăn thả gia súc là mối đe dọa lớn nhất.

- Xây dựng được kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng cho BQL khu bảo tồn.

- Thông qua kết quả điều tra, đề tài đã đề xuất được bốn nhóm giải pháp chính cho công tác bảo tồn: Đầu tư trang thiết bị, cán bộ và các trạm theo dõi giám sát, Xây dựng chương trình giám sát cho các loài nguy cấp, quý hiếm, Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn và giải pháp về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)