KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu của xích cưa xăng để chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại kon tum (Trang 77 - 78)

X (4.21) Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu xong đề tài, chúng tơi có rút ra một số lết luận sau: 1. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu tính chất vật lý, cơ học của gỗ Cóc đá là loại gỗ được khai thác chủ yếu ở khu khai thác thuộc công ty lâm nghiệp Đắc Tô, Kon Tum, kết quả nghiên cứu thu được cho thấy gỗ Cóc đá có khối lượng thể tích, cơ lý tính tương đương với gỗ nhóm II, với tính chất cơ lý như vậy làm cho việc gia cơng cắt ngang gỗ khó khăn, phần gỗ ở sát gốc soắn thớ nên q trình chặt hạ khó khăn, lực cản lớn.

2. Ứng dụng nguyên lý cắt gọt gỗ, đề tài đã xây dựng mơ hình các lực tác dụng lên răng cắt của xích cưa xăng, đã thiết lập được cơng thức tính lực cắt và lực đẩy của lưỡi cắt theo công thức (3.48) và (3.49), đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến lực cắt khi cắt ngang gỗ rừng tự nhiên bằng xích cưa

3. Bằng nghiên cứu thực nghiệm đề tài đã xác định được hàm tương quan giữa các thông số ảnh hưởng đến chi phí năng lượng riêng và gia tốc rung ở dạng mã (4.19); (4.21) và ở dạng thực (4.23); (4.24) đề tài đã xác định được thông số tối ưu của răng cắt xích cưa xăng chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại Đắc Tô, Kon Tum là:

 = 45,20 ; ;  =26,70; với các thông số tối ưu trên cho chi phí năng lượng riêng và gia tốc rung nhỏ nhất

4. Đề tài đã thiết lập được cơng thức tính cơng suất cần thiết động cơ cưa xăng chặt hạ gỗ rừng tự nhiên (3.59), đã tính tốn cơng suất cần thiết động cơ là N=4,56kw.

5. Đề tài đã tiến hành so sách xích cưa đã được nghiên cứu tối ưu với xích cưa hiện đang sử dụng, kết quả so sách cho thấy xích cưa đã được nghiên cứu tối ưu cho chi phí năng lượng riêng và gia tốc rung nhỏ hơn xích cưa hiện đang sử dụng.

2. Kiến nghị

Do thời gian nghiên cứu có hạn, để đề tài hồn thiện cần tiếp tục nghiên cứu một số nội dung sau:

1. Cần tiến hành khảo nghiệm xích cưa xăng đã được nghiên cứu vào thực tế sản xuất để đánh giá hiệu quả kinh tế của xích cưa này với loại cưa đang sử dụng

2. Cần phải thử nghiệm thông số tối ưu đã được nghiên cứu với các loại xích khác nhau, để từ đó chọn ra loại xích phù hợp nhất để chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại Công ty lâm nghiệp Đắc Tô, Kon Tum.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu của xích cưa xăng để chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại kon tum (Trang 77 - 78)