Tỷ lệ lạm phát (INF)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

Nhà kinh tế học người Mỹ Milton Friedman định nghĩa lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài. Hay trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C. Mác viết:

"Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình". Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.

Hay lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.(Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng, 2008)

Tỷ lệ lạm phát của một quốc gia được cho là có tác động cùng chiều đến thanh khoản của các NHTM. Fischer (1993) cho rằng lạm phát xảy ra làm sai lệch trong việc phân phối các nguồn tài nguyên do những thay đổi bất lợi đối với giá cả tương quan. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá của các hàng hóa thay đổi khác nhau dẫn tới giá tương đối của chúng cũng thay đổi, các quyết định của người tiêu dùng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả, điều này có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế.

Khi lạm phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho hoạt động đầu tư. (Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng, 2008). Các nhà đầu tư không thể tính toán chính xác lãi suất thực thu được từ hoạt động đầu tư nên có những chiến lược đầu tư thận trong hơn, họ không dám liều lĩnh đầu tư nhiều, nhà đầu tư trong nền kinh tế vì vậy mà giảm bớt hoạt động vay bên ngoài. Kết quả là các ngân hàng sẽ cho vay ít hơn và nắm giữ tài sản thanh khoản nhiều hơn, làm cho rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng giảm xuống.

Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán. (Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng, 2008)

2.2. Sở hữu nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)