Sở hữu nước ngoài tại các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)

Việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài tùy thuộc rất lớn vào chiến lược quản trị của các nhà quản trị ngân hàng và chính sách của Nhà nước.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NHTM còn hạn chế bởi các quy định. Theo Nghị định số 01/2014/NĐ-CP quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%.

Một số NHTM lớn theo quy định này đã huy động tối đa hoặc gần như tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài như: NHTMCP An Bình, NHTMCP Á Châu, NHTM CP Xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTPCP Ngoại Thương Việt Nam…

Còn lại, phần lớn các NHTM có quy mô nhỏ hơn, sở hữu nước ngoài còn hạn chế, thậm chí chưa huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài như: NHTM CP Việt Á, NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Sài Gòn Công Thương, NHTMCP Việt Nam Thương Tín, NHTMCP Bản Việt…

2.3. Tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM.

Trên thế giới và tại Việt Nam chủ đề mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với rủi ro của NHTM đã được quan tâm nghiên cứu nhưng chưa nhiều và kết quả vẫn còn chưa thống nhất:

Lee, 2008 khi bàn về cơ cấu sở hữu và rủi ro ngân hàng tại các Ngân hàng Hàn Quốc giai đoạn 1999-2006, cho rằng những ngân hàng có sở hữu trong nước lớn sẽ theo đuổi các hoạt động tín dụng ít rủi ro hơn, cấu trúc tài chính, danh mục tài sản an toàn hơn với các ngân hàng có sở hữu nước ngoài;

Saunders và cộng sự (1990) khi nghiên cứu về cơ cấu sở hữu và rủi ro ngân hàng cho rằng sở hữu nước ngoài càng lớn thì rủi ro của ngân hàng sẽ càng tăng.

Goodhart và Schoenmaker, 2006 trong nghiên cứu về việc chia sẻ gánh nặng trong khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Châu Âu ; Schinasi và Teixeira, 2006; Schoenmaker và Oosterloo, 2007 cho rằng ngân hàng nước ngoài làm tăng nguy cơ lây lan rủi ro cho hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển

Luc Laeven (1999) trong khi nghiên cứu rủi ro và hiệu quả tại 54 ngân hàng Đông Á như: Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, và Thái Lan giai đoạn từ 1922-1996 lại cho rằng sở hữu nước ngoài làm giảm rủi ro của các NHTM .

Micco và cộng sự (2007) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu trong ngân hàng và hoạt động của ngân hàng và các vấn đề chính trị, chỉ ra rằng cổ đông nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển hệ thống, cải thiện tỷ suất sinh lời và quản trị chi phí hoạt động. Tuy nhiên, nghiên cứu này lưu ý rằng nghiên cứu này đúng tại các nước đang phát triển chứ không phải tại các nước phát triển. Cũng chính vì vậy, Micco và cộng sự đã đề xuất nâng cao tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng tại các nước đang phát triển. .

Demirguc-Kunt và cộng sự, 1998 trong nghiên cứu các yếu tố quyết định lãi suất của NHTM và khả năng sinh lời: Một số bằng chứng quốc tế tại 80 quốc gia từ năm 1988-1995 chỉ ra rằng tại các nước đang phát triển, quyền sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng có tác động đáng kể đến tốc độ gia tăng lợi nhuận tại các ngân hàng. Với thế mạnh công nghệ, sức phát triển nhanh, các ngân hàng này có thể vượt qua được các thông tin bất lợi trong việc cho vay hoặc huy động vốn tại địa phương.

Detragiache và Gupta, 2004 trong so sánh hiệu suất của nhóm 46 ngân hàng, trong đó có ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính tại Malaysia từ 1996-2001. Mặc dù nhận được ít sự hỗ trợ của chính phủ nhưng các ngân hàng nước ngoài trong thời gian khủng hoảng không từ bỏ thị trường mà vẫn duy trì được mức sinh lợi cao và ổn định hơn các ngân hàng trong nước.

Freixas và Holthausen, 2005 sử dụng mẫu dữ liệu của các nước đang phát triển lại khẳng định các ngân hàng nước ngoài có vai trò làm ổn định thanh khoản và làm giảm rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng bản địa. Các ngân hàng nước ngoài được hỗ trợ thanh khoản từ nhiều nguồn với giá rẻ. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài thường hoạt động hiệu quả, dễ dàng huy động được các nguồn vốn từ bên ngoài hơn các ngân hàng chỉ hoạt động trong nước. Ngoài ra, họ còn nhận được sự hỗ trợ về vốn từ ngân hàng mẹ khi cần thiết.

Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2016) cho thấy rằng ngân hàng nước ngoài có thanh khoản tốt hơn (rủi ro thanh khoản thấp hơn) so với các ngân hàng trong nước. Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài còn đóng vai trò hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM Việt Nam khi xảy ra thiếu hụt thanh khoản

Võ Xuân Vinh, Mai Xuân Đức (2017) đã tập trung nghiên cứu sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản tại 35 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2015, nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản.

Tác giả nhận thấy, vấn đề sở hữu nước ngoài tại các NHTM dù đã được đưa ra nghiên cứu, tuy nhiên còn có nhiều vấn đề chưa được giải quyết, còn một số khoảng trống còn bỏ ngỏ.

Các nghiên cứu tại nước ngoài còn chưa thống nhất quan điểm về tác động tích cực hay tiêu cực của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại NHTM, bên cạnh đó các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã thực hiện thời gian lâu từ trước và còn mang nhiều đặc điểm của tình hình chính trị, kinh tế của quốc gia nghiên cứu. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sở hữu nước ngoài tới rủi ro thanh khoản

chưa được thực hiện nhiều và sâu rộng, mức độ tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả thanh khoản chưa được xác định rõ ràng.

2.4. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây liên quan đến đề tài

Lý thuyết “Mô hình CAMELS” (C-An toàn vốn, A-Chất lượng tài sản, M- Hiệu quả quản trị, E-Thu nhập, L- thanh khoản và S-Quy mô tài sản) được xây dựng ở Mỹ từ những năm 1980 hay Gunsel (2008) đã sử dụng phương pháp tiếp cận kinh tế vi mô nhằm phân tích những yếu tố nội tại tác động đến thanh khoản ngân hàng gồm có các tỷ số tài chính về vốn, tài sản, các khoản tiền gửi và cho vay. Phương pháp tiếp cận vi mô này tập trung vào những biến số nằm trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

Delécha và các cộng sự (2012) khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại 96 ngân hàng trong giai đoạn 2006-2010 tại các quốc gia Trung Phi, Panama và Cộng hoà Dominica (Bắc Mỹ) cho rằng: quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn, lãi suất biên có tác động đến tỷ lệ thanh khoản

Pavla Vodova (2013) lại cho kết luận các biến có tác động đến tỷ lệ thanh khoản là Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, khả năng sinh lời, tăng trưởng GDP, khủng hoảng kinh tế khi nghiên cứu 16 ngân hàng tại Cộng Hòa Séc và Slovakia từ 2001- 2010

Muhammad & Amir (2013) khi nghiên cứu tỷ lệ thanh khoản tại 23 ngân hàng tại Pakistan giai đoạn 2007-2011 đưa ra kết luận rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, chính sách lãi suất, khủng hoảng kinh tế có tác động đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng

Cucinelli (2013) khi nghiên cứu thanh khoản tại các quốc gia Châu Âu đã cho rằng quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn có tác động đến thanh khoản ngân hàng

Fadare (2011) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hường đến thanh khoản tại các ngân hàng ở Nigera đã kết luận rằng đã chỉ ra rằng yếu tố quyết định đến thanh

khoản là lãi suất chính sách tiền tệ, bên cạnh đó khủng hoảng tài chính cũng có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản.

Bonfim & Kim (2011) trong nghiên cứu các tác động đến thanh khoản của các ngân hàng ở Bắc Mỹ và Châu Âu đã đưa ra kết luận rằng những nhân tố có ảnh hưởng đến thanh khoản đó là quy mô ngân hàng, lãi suất biên, khả năng sinh lời.

Rauch & cộng sự (2010) sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động đã tìm thấy thanh khoản của các ngân hàng thương mại Đức chịu sự tác động của biến số thanh khoản kỳ trước, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP

Aspachs & cộng sự (2005) khi nghiên cứu thanh khoản tại các ngân hàng Anh đã chỉ ra rằng yếu tố tác động mạnh mẽ đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại đó chính là lãi suất, bên cạnh đó là tăng trưởng kinh tế. Ở mức tăng trưởng kinh tế càng cao thì thanh khoản ngân hàng càng thấp.

Diana Teixeira (2013) thực hiện nghiên cứu tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng thuộc liên minh Châu Âu và Thuỵ Sĩ đã kết luận rằng các yếu tố tài sản ngoại bảng, tỷ lệ vốn, rủi ro tín dụng, tỷ lệ tiền gửi và tốc độ gia tăng GDP là những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản.

Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016) nghiên cứu các yếu tố tác động tới rủi ro thanh khoản tại 19 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014 đưa ra kết luận rằng rủi ro tín dụng ngân hàng, khả năng sinh lợi ngân hàng, tỷ lệ vốn ngân hàng, lãi suất biên, quy mô ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoản

Trương Quang Thông (2013) nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2002-2011, kết luận rằng rủi ro thanh khoản không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong ngân hàng như quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay lên ngân hàng, tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn mà còn chịu tác động của các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tác động của độ trễ chính sách

Nguyễn Hoàng Phong, Phan Thị Thu Hà (2017) nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006- 2015. Kết quả ước lượng cho thấy các tỷ lệ thanh khoản ngân hàng bị tác động bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu, mức độ tập trung thị trường, lãi suất liên ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh khoản ngân hàng cũng chịu sự tác động của độ trễ thanh khoản kỳ trước.

Lee, 2008 khi bàn về cơ cấu sở hữu và rủi ro ngân hàng tại các Ngân hàng Hàn Quốc giai đoạn 1999-2006, cho rằng những ngân hàng có sở hữu trong nước lớn sẽ theo đuổi các hoạt động tín dụng ít rủi ro hơn, cấu trúc tài chính, danh mục tài sản an toàn hơn với các ngân hàng có sở hữu nước ngoài;

Saunders và cộng sự (1990) khi nghiên cứu về cơ cấu sở hữu và rủi ro ngân hàng cho rằng sở hữu nước ngoài càng lớn thì rủi ro của ngân hàng sẽ càng tăng.

Goodhart và Schoenmaker, 2006 trong nghiên cứu về việc chia sẻ gánh nặng trong khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Châu Âu ; Schinasi và Teixeira, 2006; Schoenmaker và Oosterloo, 2007 cho rằng ngân hàng nước ngoài làm tăng nguy cơ lây lan rủi ro cho hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển

Luc Laeven (1999) trong khi nghiên cứu rủi ro và hiệu quả tại 54 ngân hàng Đông Á như: Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, và Thái Lan giai đoạn từ 1922-1996 lại cho rằng sở hữu nước ngoài làm giảm rủi ro của các NHTM .

Micco và cộng sự (2007) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu trong ngân hàng và hoạt động của ngân hàng và các vấn đề chính trị, chỉ ra rằng cổ đông nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển hệ thống, cải thiện tỷ suất sinh lời và quản trị chi phí hoạt động. Tuy nhiên, nghiên cứu này lưu ý rằng nghiên cứu này đúng tại các nước đang phát triển chứ không phải tại các nước phát triển. Cũng chính vì vậy, Micco và cộng sự đã đề xuất nâng cao tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng tại các nước đang phát triển. .

Demirguc-Kunt và cộng sự, 1998 trong nghiên cứu các yếu tố quyết định lãi suất của Ngân hàng Thương mại và khả năng sinh lời: Một số bằng chứng quốc tế

tại 80 quốc gia từ năm 1988-1995 chỉ ra rằng tại các nước đang phát triển, quyền sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng có tác động đáng kể đến tốc độ gia tăng lợi nhuận tại các ngân hàng. Với thế mạnh công nghệ, sức phát triển nhanh, các ngân hàng này có thể vượt qua được các thông tin bất lợi trong việc cho vay hoặc huy động vốn tại địa phương.

Detragiache và Gupta, 2004 trong so sánh hiệu suất của nhóm 46 ngân hàng, trong đó có ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính tại Malaysia từ 1996-2001. Mặc dù nhận được ít sự hỗ trợ của chính phủ nhưng các ngân hàng nước ngoài trong thời gian khủng hoảng không từ bỏ thị trường mà vẫn duy trì được mức sinh lợi cao và ổn định hơn các ngân hàng trong nước.

Freixas và Holthausen, 2005 sử dụng mẫu dữ liệu của các nước đang phát triển lại khẳng định các ngân hàng nước ngoài có vai trò làm ổn định thanh khoản và làm giảm rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng bản địa. Các ngân hàng nước ngoài được hỗ trợ thanh khoản từ nhiều nguồn với giá rẻ. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài thường hoạt động hiệu quả, dễ dàng huy động được các nguồn vốn từ bên ngoài hơn các ngân hàng chỉ hoạt động trong nước. Ngoài ra, họ còn nhận được sự hỗ trợ về vốn từ ngân hàng mẹ khi cần thiết.

Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2016) cho thấy rằng ngân hàng nước ngoài có thanh khoản tốt hơn (rủi ro thanh khoản thấp hơn) so với các ngân hàng trong nước. Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài còn đóng vai trò hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM Việt Nam khi xảy ra thiếu hụt thanh khoản

Võ Xuân Vinh, Mai Xuân Đức (2017) đã tập trung nghiên cứu sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản tại 35 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009- 2015, nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2, luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận chung về tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại NHTM. Cụ thể:

Trình bày một cách có hệ thống khái niệm thanh khoản, rủi ro thanh khoản và đo lường rủi ro thanh khoản.

Luận giải tác tác động của sở hữu nước ngoài và một số yếu tố khác đến rủi ro thanh khoản của NHTM.

Các nghiên cứu trước đây đã góp phần khẳng định lý thuyết tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại NHTM và là cơ sở kế thừa để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương 3. Với nhiều nguồn dữ liệu và áp dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy sở hữu nước ngoài có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến rủi ro thanh khoản tại NHTM. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sử dụng mô hình với dữ liệu chuỗi thời gian có những hạn chế do số lượng mẫu quan sát ít nên kết quả ước lượng có thể bị thiên lệch và sử dụng để dự báo sẽ không chính xác. Các nghiên cứu sử dụng dạng dữ liệu bảng có thể khắc phục được nhược điểm của dữ liệu chuỗi thời gian. Tuy nhiên, khi thực hiện nghiên cứu ở nhiều NHTM sẽ tồn tại vấn đề đó là mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng như: quy mô ngân hàng, cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)