Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thống kê mô tả

Biến Giá trị trung

bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất LIR 0.3435267 0.1474686 0.1150929 0.9162789 FO 0.1067902 0.1428288 0 0.28 CR 0.0129809 0.0057991 0.0005004 0.0384722

Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất SIZE 18.02918 1.213902 14.69872 20.90749 ROE 0.0837431 0.0810881 -0.8200214 0.2846444 EA 0.1072623 0.0598472 0.0346185 0.4624462 GDP 0.06091 0.0057487 0.052 0.068 INF 0.07 0.0612544 -0.01 0.21

Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả

Kết quả thống kê mô tả cho thấy mức độ rủi ro thanh khoản thông qua tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng trung bình của các NHTM trong mẫu nghiên cứu là 34,35%. Trong đó NHTM có mức độ rủi ro thanh khoản cao nhất thuộc về ngân hàng Vietbank đạt 91,62% vào năm 2016 và ngân hàng có rủi ro thanh khoản thấp nhất là ngân hàng Kiên Long chỉ đạt mức 11,5% vào năm 2008. Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu nước ngồi trung bình trong các NHTM trong mẫu nghiên cứu ở mức 10,67%, NHTM có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao nhất lên đến 28% là ngân hàng Sài Gịn Thương Tín vào năm 2010 và NHTM có tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất ở mức 0% là ngân hàng An Bình vào năm 2012. Như vậy, kết quả thống kê mơ tả được trình bày ở bảng 4.1 cho thấy được đặc trưng của các biến nghiên cứu chính được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu của luận văn.

4.2. Ma trận hệ số tƣơng quan

Kết quả thống kê hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu thực nghiệm tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tƣơng quan

LIR FO CR SIZE ROE EA GDP INF

LIR 1 FO -0.2271 1 CR 0.1479 -0.1464 1 SIZE 0.1253 0.2062 0.3489 1 ROE -0.0932 0.0751 -0.0125 0.2809 1 EA -0.3345 0.0447 -0.2458 -0.7244 -0.1507 1 GDP -0.0092 0.0581 -0.1920 0.1360 0.0414 -0.1221 1 INF 0.0838 -0.0868 0.0294 -0.2305 0.1347 0.1952 -0.0386 1

Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả

Kết quả bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy dấu của hệ số tương quan giữa mức độ sở hữu nước ngoài, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số tự tài trợ và lạm phát với rủi ro thanh khoản của NHTM trong mơ hình là phù hợp với kỳ vọng, cịn lại các biến rủi ro tín dụng, quy mơ tổng tài sản lại mang dấu dương trong khi kỳ vọng là mang dấu âm. Tuy nhiên để có thể kết luận chính xác về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thì cần dựa vào kết quả hồi quy. Ngồi ra, thông qua bảng kết quả ma trận hệ số tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình tương đối nhỏ nên khả năng mơ hình sẽ khơng bị khuyết tật đa cộng tuyến cao. Tuy nhiên cần phải tiến hành kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến để xác định chính xác tính đúng đắn của mơ hình nghiên cứu.

4.3. Kiểm tra đa cộng tuyến

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Biến số VIF 1/VIF

SIZE 3.06 0.327022 EA 2.33 0.428704 CR 1.35 0.739447 FO 1.22 0.820598 ROE 1.17 0.851811 INF 1.13 0.881318 GDP 1.10 0.913066 VIF trung bình 1.62

Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả

Đa cộng tuyến là hiện tượng mà các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu có mối quan hệ phụ thuộc với nhau dạng tuyến tính và được thể hiện dưới dạng hàm số. Theo một quy tắc kinh nghiệm trong nghiên cứu, biến số trong mơ hình có chỉ số VIF nhỏ hơn 10 thì sẽ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa các biến độc lập trong mơ hình. Dựa vào kết quả kiểm định đa cộng tuyến ở bảng 4.3 cho thấy chỉ số VIF của tất cả các biến độc lập trong mơ hình đều nhỏ hơn 10 và chỉ số VIF trung bình chỉ có 1,62 vì vậy có thể khẳng định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến hồn hảo giữa các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu.

4.4. Kết quả phân tích tác động của sở hữu nƣớc ngồi đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM

Để ước lượng chính xác tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau đối với mơ hình dạng bảng tĩnh và dạng bảng động cho mẫu nghiên cứu tổng thể của toàn bộ 31 NHTM cổ phần tại Việt Nam.

Đầu tiên, luận văn thực hiện hồi quy lần lượt với 3 mơ hình Pooed OLS, FEM và REM cho mơ hình dạng bảng tĩnh. Sau đó, luận văn thực hiện kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp. Kết quả kiểm định ở bảng 4.5 cho thấy: đối với kiểm định F-test có p-value < mức ý nghĩa α (1%) do đó mơ hình FEM là phù hợp hơn mơ hình Pooled OLS, đối với kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian có p-value = 0.000 < mức ý nghĩa α (1%) do đó mơ hình REM là phù hợp hơn mơ hình Pooled OLS. Đối với kiểm định Hausman Test có p-value = 0.9359 > mức ý nghĩa α (1%) do đó mơ hình REM là phù hợp hơn mơ hình FEM, Như vậy, mơ hình REM là mơ hình phù hợp hơn mơ hình FEM và mơ hình Pooled OLS.

Tiếp theo, luận văn sẽ thực hiện kiểm tra khuyết tật phương sai thay đổi và tự tương quan trên mơ hình REM được lựa chọn. Kết quả kiểm tra khuyết tật cho thấy: đối với kiểm định Heteroskedasticity có p-value < mức ý nghĩa α (1%) do đó mơ hình REM bị hiện tượng phương sai thay đổi, đối với kiểm định Lagrange- Multiplier Test for Serial Correlation có p-value < mức ý nghĩa α (1%) do đó mơ hình REM khơng bị hiện tượng tự tương quan. Khi đó, luận văn sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS - Generalised Least Squares) để xử lý hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.

Đối với mơ hình dạng bảng động, để xử lý cả khuyết tật phương sai thay đổi, tự tương quan và hiện tượng nội sinh của mơ hình thì luận văn sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát (GMM- Generized Method of Moments) được đề xuất bởi Arellanol Bond (1995) và Blundell and Bond (1998). Kết quả ước lượng

các mơ hình Pooled OLS, FEM, REM và mô hình dạng bảng động bằng phương pháp GMM như sau:

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy tác động sở hữu nƣớc ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM

Pooled OLS

FEM REM GLS System

GMM FO -0.156*** (0.060) -0.120** (0.046) -0.123*** (0.046) -0.156*** (0.059) -0.308*** (0.118) CR 1.033 (1.1546) -0.605 (1.294) -0.399 (1.260) 1.033 (1.525) 0.543 (1.130) SIZE -0.012 (0.011) 0.002 (0.013) -0.002 (0.012) -0.012 (0.011) -0.015 (0.011) ROE -0.245** (0.103) -0.122 (0.077) -0.137* (0.076) -0.245** (0.102) -0.230*** (0.029) EA -1.067*** (0.197) -0.982*** (0.158) -1.000*** (0.154) -1.067*** (0.194) -1.199*** (0.118) GDP -0.520 (1.397) -1.462 (0.968) -1.309 (0.956) -0.520 (1.378) -0.431 (0.503) INF 0.348*** (0.133) 0.412*** (0.095) 0.396*** (0.093) 0.348*** (0.131) 0.259*** (0.077) R square 0.20 0.29 0.18 - -

Pooled OLS

FEM REM GLS System

GMM Wald test (p-value) - - 0.000 0.000 0.000 F test (p-level) 0.000 0.000 - - - Hansen test (p-level) - - - - 1.000 AR(1) test (p-level) - - - - 0.003 AR(2) test (p-level) - - - - 0.461

Ghi chú: *, **, *** biểu thị cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman, kiểm định Breusch and Pagan,

kiểm định phương sai sai số thay đổi và kiểm định tự tương quan

Other Test/ Diagnostics Test Statistics Probabilities

Hausman Test 2.38 0.9359

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier Test

363.66 0.000

Other Test/ Diagnostics Test Statistics Probabilities

Lagrange-Multiplier Test for Serial Correlation

45.52 0.000

Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả

Thông qua bảng 4.4 cho thấy kết quả ước lượng ở các mơ hình dạng bảng tĩnh Pooled OLS, REM, xử lý khuyết tật phương sai thay đổi bằng phương pháp GLS và phương pháp ước lượng GMM cho mơ hình dạng bảng động đều thống nhất khẳng định hệ số hồi quy của biến mức độ sở hữu nước ngoài đều mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số hồi quy âm cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản tại các NHTM khảo sát. Kết quả này đồng nghĩa rằng tỷ lệ sở hữu nước ngồi càng cao thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng giảm, khi NHTM có tỷ lệ vốn sở hữu nước ngồi lớn sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn lớn và đồng thời cịn được tiếp cận với trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm tổ chức, điều hành, trình độ quản lý từ các ngân hàng nước ngồi có sở hữu vốn với ngân hàng trong nước, qua đó vai trị của sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng này được đánh giá rất cao, mang lại nhiều chuyển biến tích cực khơng chỉ trong việc nâng cao nguồn lực tài chính mà cịn trong việc nâng cao nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, tăng sức cạnh tranh, quản trị rủi ro trong ngân hàng góp phần giảm rủi ro thanh khoản. Kết quả thực nghiệm này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và cũng trùng khớp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Laeven (1999), Micco, Panizza, U. & Yanez (2007), Demirguc-Kunt và cộng sự (1998), Detragiache và Gupta (2004), Freixas và Holthausen (2005).

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và hệ số tự tài trợ cao sẽ có rủi ro thanh khoản thấp. Ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ có xu hướng hạn chế tăng trưởng tín dụng q nóng để giảm bớt rủi ro vỡ nợ cho ngân hàng và tăng cường đầu tư vào tài sản thanh khoản nhiều hơn.

Ngoài ra, ngân hàng có hệ số tự tài trợ cao chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về

mặt tài chính cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của ngân hàng tăng và sẽ có nguồn tài chính mạnh đảm bảo được các chỉ số an toàn vốn theo quy định dẫn đến rủi ro thanh khoản sẽ giảm. Đặc biệt với mẫu nghiên cứu tại các NHTM tại Việt Nam, bằng chứng thực nghiệm chứng minh được tỷ lệ lạm phát đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mơ có vai trị quan trọng tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản của các NHTM. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này cũng trùng khớp với các nghiên cứu trước đây của Deléchat & cộng sự (2012), Pavla Vodová (2013), Wilbert (2014). Kết quả nghiên cứu này cho thấy các Chính phủ cần điều hành chính sách tiền tệ theo hướng ổn định lạm phát để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi đến hoạt động của các NHTM trong đó có hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thực nghiệm chưa tìm thấy được bằng chứng tác động của rủi ro tín dụng, quy mô tổng tài sản đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM.

Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu thu được luận văn đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Đầu tiên, mức độ sở hữu nước ngồi có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro thanh khoản với hệ số hồi quy là -0.308 và mức ý nghĩa 1%. Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro thanh khoản với hệ số hồi quy là -0.230 và mức ý nghĩa 1%. Thứ ba, khả năng tự tài trợ có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro thanh khoản với hệ số hồi quy là - 1.199 và mức ý nghĩa 1%. Đối với phân tích các yếu tố vĩ mô khác tác động đến rủi ro thanh khoản của NHTM thì kết quả nghiên cứu mới chỉ tìm thấy được bằng chứng thực nghiệm về tác động cùng chiều lạm phát đến rủi ro thanh khoản với hệ số hồi quy là 0.259 và mức ý nghĩa 1%. Các yếu tố khác như rủi ro tín dụng, quy mơ tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế về mặt lý thuyết có tác động đến rủi ro thanh khoản của NHTM nhưng trong nghiên cứu này tác giả chưa tìm thấy được bằng chứng về mặt thực nghiệm tác động của các yếu tố này đến rủi ro thanh khoản của NHTM.

Kết luận chƣơng 4

Chương này đã trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu nước ngoài và một số yếu tố khác có vai trị quan trọng tác động đến rủi ro thanh khoản. Cụ thể:

Sở hữu nước ngồi có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản, đồng nghĩa rằng khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng giảm.

Ngoài ra, kết quả ước lượng của mơ hình nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và hệ số tự tài trợ có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản.

Như vậy, nghiên cứu thực nghiệm trong trường hợp nghiên cứu tại các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 đã cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngồi có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản. Dựa trên kết quả nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho luận văn đưa ra các gợi ý về mặt chính sách nhằm quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM tại Việt Nam.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài 5.1. Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài

Về mức độ sở hữu nước ngoài

Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn nền kinh tế Việt Nam, tác giả cho rằng tăng tỷ lệ sở hữu nước ngồi tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam là có cơ sở.

Tuy nhiên, việc thực hiện tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài cần được Ngân hàng Nhà nước cần tham mưu cho Chính phủ một lộ trình thận trọng, cụ thể cho từng nhóm tổ chức tín dụng khác nhau đó là đối với nhóm ngân hàng yếu kém và các nhóm ngân hàng hoạt động bình thường, ổn định.

Đối với nhóm ngân hàng yếu kém, khơng đủ khả năng tái cơ cấu cũng như tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, thay vì mức tối đa là 30% như hiện nay, tỷ lệ sở hữu nước ngồi có thể xem xét nâng mức trần tối đa lên 100%. Đây là cơ hội cho các ngân hàng này hồi sinh, tránh nguy cơ phá sản, tăng cường huy động nguồn lực về vốn, cơng nghệ, quản trị của nhà đầu tư nước ngồi, tái cấu trúc tồn diện, đồng thời khuyến khích nhà đầu nước ngồi tham gia xử lý TCTD yếu kém. Thêm nữa, với kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng ngoại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những ngân hàng này tăng trưởng, phát triển bền vững trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng cao. Từ đó tác động tích cực tới thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Đối với nhóm ngân hàng mạnh, hoạt động ổn định, mức trần sở hữu nước ngoài cũng cần được tăng lên, tuy nhiên, phải đảm bảo cân nhắc một tỷ lệ hợp lý để hài hịa giữa lợi ích kinh tế và mục tiêu chính trị.

Lợi ích kinh tế là tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để tăng vốn điều lệ để đáp ứng chuẩn Basel theo đúng lộ trình, bên cạnh việc tăng vốn, nguồn đầu tư còn hỗ trợ các ngân hàng Việt Nam tiếp thu khoa học, đầu tư, phát triển công nghệ hiện đại, học hỏi kỹ năng quản lý, xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng mơi trường tài chính minh bạch, vững mạnh.

Mục tiêu chính trị là bên cạnh lợi ích kinh tế, Nhà nước cần phải đảm bảo quyền kiểm soát ngành ngân hàng để tạo được sự tự chủ cho nền kinh tế nước nhà, tránh bị thâu tóm, chi phối trên thị trường tài chính. Vì vậy, tỷ lệ sở hữu nước ngồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46)