Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục sử dụng thanh toán điện tử một nghiên cứu thực nghiệm với sinh viên tại tp hcm (Trang 27)

Quy trình nghiên cứu đƣợc mô tả trong hình 3.1. Nghiên cứu đƣợc tiến hành bằng việc xác định vấn đề nghiên cứu, đƣa ra cơ sở lý thuyết để đề xuất mô hình nghiên cứu. Mục đích là kiểm tra sự phù hợp của thang đo đối với nghiên cứu này. Trong nghiên cứu sơ bộ, trên cơ sở nghiên cứu mô hình lý thuyết và dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả hình thành thang đo sơ bộ cho nghiên cứu. Việc nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định tính để xây dựng lên và hoàn thiện bảng câu hỏi. Tác giả đã thông qua phỏng vấn năm chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thƣơng mại điện tử và quản trị kinh doanh, tham vấn ý kiến của những ngƣời dùng tại công ty Mai Hân..., cùng với việc tham khảo khá nhiều các công trình nghiên cứu trƣớc đó trên thế giới để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lƣợng thông tin và kiến thức tốt nhất. Kết quả của việc nghiên cứu sơ bộ này là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sẽ đƣợc đính kèm dƣới đây và có ở trên phụ lục. Dựa trên những góp ý từ chuyên gia cho bảng khảo sát, tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ với số lƣợng mẫu là 80 mẫu. Dữ liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc làm sạch bằng phần mềm SPSS, thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng kỹ thuật phân tích Cronbach’s Alpha với tiêu chuẩn các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 đƣợc đánh giá là không có giá trị đo lƣờng và bị loại ra khỏi mô hình. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ đƣợc chấp nhận đƣa vào mô hình (Gerbing và Anderson, 1988).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục sử dụng thanh toán điện tử một nghiên cứu thực nghiệm với sinh viên tại tp hcm (Trang 27)