Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục sử dụng thanh toán điện tử một nghiên cứu thực nghiệm với sinh viên tại tp hcm (Trang 44 - 47)

Đối với nhận thức bảo mật, kết quả cho thấy an toàn công nghệ có ảnh hƣởng tích cực và lớn nhất. Kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2010). Lý do là bởi khách hàng cho rằng an toàn công nghệ là cốt lõi quyết định việc bảo mật của hệ thống TTĐT. An toàn công nghệ càng hiện đại thì hệ thống TTĐT sẽ vận hành càng tốt hơn, đồng thời cũng tránh đƣợc việc tiền trong tài khoản “không cánh mà bay” và các vụ tin tặc xâm nhập hệ thống ăn cắp thông tin.

Yếu tố thủ tục giao dịch cũng tác động tích cực đến nhận thức bảo mật. Kết quả phân tích thủ tục giao dịch cho thấy, khách hàng cho rằng thủ tục giao dịch của TTĐT bảo mật và chính xác. Kết quả này trái ngƣợc với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2017). Kết quả này cho thấy khách hàng ngoài quan tâm đến việc bảo mật

thông tin và bảo mật tài khoản, họ còn rất quan tâm tới yếu tố các bƣớc thanh toán và thông tin thanh toán. Các bƣớc thanh toán cần đơn giản, dễ thực hiện và các thông tin thanh toán cần chính xác. Đây cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp cung cấp TTĐT cần phải lƣu tâm để cải thiện nhận thức bảo mật của khách hàng.

Yếu tố kinh nghiệm sử dụng cũng là yếu tố tác động tích cực đến nhận thức bảo mật. Kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2010). Khi khách hàng càng có nhiều kinh nghiệm sử dụng sử dụng dịch vụ TTĐT, họ càng có nhiều sự đánh giá về sự bảo mật của dịch vụ này. Đồng thời, khi có nhiều kinh nghiệm sử dụng sử dụng TTĐT, họ sẽ có xu hƣớng quan tâm nhiều hơn đến việc bảo mật thông tin cá nhân của mình khi thực hiện giao dịch.

Tuy nhiên, yếu tố tuyên bố bảo mật tác động tiêu cực lên nhận thức bảo mật. Kết quả này trái ngƣợc với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2010). Có thể giải thích rằng những tuyên bố bảo mật mà đơn vị cung cấp TTĐT đƣa ra không đủ sức thuyết phục hoặc khiến khách hàng khó hiểu. Ngoài ra, các nội dung về phần trợ giúp, các dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp TTĐT bị xem là tƣơng đối kém khi xảy ra sự cố, thƣờng là do không xử lý đƣợc hoặc xử lý chậm thắc mắc của khách hàng.

Đối với nhận thức tin tƣởng, kết quả cho thấy yếu tố tuyên bố bảo mật tác động tích cực nhiều nhất. Kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2017). Những tuyên bố bảo mật mà đơn vị cung cấp TTĐT công bố giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn về chính sách bảo mật của doanh nghiệp. Đồng thời, bằng cách giải đáp thắc mắc hoặc sự cố trong quá trình sử dụng của khách hàng sẽ giúp tăng nhận thức tin tƣởng của họ.

Yếu tố kinh nghiệm sử dụng cũng là yếu tố tác động tích cực đến nhận thức tin tƣởng. Kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2010). Khi khách hàng càng có nhiều kinh nghiệm sử dụng sử dụng dịch vụ TTĐT, họ càng có nhiều sự thoải mái và tự tin khi TTĐT. Đồng thời, khi có nhiều kinh nghiệm sử dụng sử dụng TTĐT, họ sẽ nhận ra những lợi ích vƣợt bậc mà TTĐT đem lại lớn hơn nhiều so với giao dịch tiền mặt.

Tuy nhiên, thủ tục giao dịch tác động tiêu cực tới nhận thức tin tƣởng. Kết quả này trái ngƣợc với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2010). Thủ tục giao dịch đang gây rất nhiều bất tiện và chƣa đƣa lại niềm tin cho khách hàng về sự bảo mật của hệ thống cũng nhƣ giao dịch TTĐT.

Yếu tố an toàn công nghệ lại có ảnh hƣởng tiêu cực lên nhận thức tin tƣởng. Kết quả này trái ngƣợc với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2010). Mối bận tâm lớn nhất của khách hàng là sự bảo mật thông tin trong các giao dịch của TTĐT, nhất là các thông tin liên quan về vấn đề thanh toán và thông tin cá nhân. Họ cho rằng nếu các thông tin riêng tƣ này bị tiết lộ thì sẽ gây nguy hiểm cho tài khoản thanh toán của mình. Ngoài ra, việc cho rằng các doanh nghiệp cung cấp TTĐT có khả năng làm rò rỉ thông tin của ngƣời sử dụng cũng là vấn đề nhiều ngƣời quan ngại.

Theo kết quả phân tích, nhận thức bảo mật tác động tiêu cực lên sự tiếp tục sử dụng TTĐT. Kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của Shao và Zhang (2018). Nhƣ đã phân tích ở trên, vì là phƣơng thức thanh toán trên Internet, thế nên không tránh khỏi những lo ngại về bảo mật. Trong thời đại công nghệ số, khi các vấn đề về sự tấn công của tin tặc ngày càng rầm rộ và mức độ an ninh kém của môi trƣờng mạng, khách hàng càng có nhiều lý do hơn để hoài nghi về tính bảo mật của TTĐT. Đó là chƣa kể đến một số tổ chức lợi dụng thông tin của khách hàng để trục lợi, tiết lộ cho bên thứ ba khiến nhận thức bảo mật tác động xấu tới sự tiếp tục sử dụng TTĐT của khách hàng.

Tuy nhiên, nhận thức tin tƣởng lại đang tác động tích cực lên sự tiếp tục sử dụng TTĐT của khách hàng. Kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của Shao và Zhang (2018). Đối tƣợng sinh viên là những ngƣời trẻ, họ dễ dàng chấp nhận công nghệ mới và chấp nhận rủi ro. Sinh viên cũng là đối tƣợng thích trải nghiệm, thích sự tiện lợi và nhanh gọn. Với sự phổ biến của thông tin trên mạng nhƣ hiện nay, họ rất nhanh có thể tìm hiểu những ƣu điểm của TTĐT so với tiền mặt, cùng với những chính sách bảo mật của doanh nghiệp cung cấp TTĐT. Một khi đã tin tƣởng vào TTĐT, họ chắc chắn sẵn sàng tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục sử dụng thanh toán điện tử một nghiên cứu thực nghiệm với sinh viên tại tp hcm (Trang 44 - 47)