Một số nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ hỗ trợ xác định thực đơn khẩu phần dinh dưỡng phòng bệnh béo phì cho trẻ dưới 6 tuổi (Trang 56 - 57)

Gần đây, các yếu tố phát triển trong thời kì đầu như dinh dưỡng và mô hình tăng trưởng sớm đã cho thấy ảnh hưởng đến nguy cơ béo phì sau này. Ví dụ, tăng trưởng nhanh trong thời kì sơ sinh có liên quan mật thiết đến nguy cơ béo phì. Ví dụ, khẩu phần Protein hấp thu trong thời kì đầu của trẻ uống sữa hộp đã được báo cáo là lớn hơn 70% so với của trẻ bú sữa mẹ, điều này có thể làm tăng tỉ lệ tăng trưởng của trẻ sơ sinh và do đó tăng nguy cơ béo phì sau này. Bằng chứng ủng hộ giả thuyết này xuất phát từ một thử nghiệm lớn với hơn 1000 trẻ sơ sinh, trong đó trẻ sơ sinh được phân ngẫu nhiên vào chế độ ăn

Protein cao hơn trong năm đầu tiên, kết quả cho thấy có sự tăng trọng lượng ở thời kì sơ sinh và BMI ở trẻ lớn hơn 2 tuổi.

Cơ chế tác động của dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ sơ sinh đối với sự phát triển của chứng béo phì còn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật cho thấy hệ nội tiết cân bằng năng lượng phát triển trong thời kì sau sinh có thể được kiểm soát bởi hoạt động của các hooc môn như insulin và leptin trên hệ thần kinh trung ương. Các yếu tố môi trường bao gồm dinh dưỡng tác động sự thèm ăn do đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nguy cơ béo phì. Ví dụ, ở chuột bị hạn chế tăng trưởng do thiếu dinh dưỡng trong tử cung và sau khi cho ăn quá mức sau sinh dẫn đến tăng cân và béo phì trong tuổi trưởng thành.

Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng phát triển trong thời kì sơ sinh chủ yếu dựa vào sữa. Tuy nhiên, giai đoạn tuổi mẫu giáo là thời điểm quan trọng mà thói quen ăn uống được hình thành, với những ảnh hưởng tiềm ẩn suốt đời liên quan tới béo phì. Chẳng hạn, sự thèm ăn ở trẻ mầm non ảnh hưởng mạnh đến độ béo phì sau đó. Việc hình thành sở thích về một loại thực phẩm nào đó và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chứng béo phì.

Lựa chọn thực phẩm là yếu tố quyết định chủ đạo trong sự đa dạng khẩu phần ăn. Cả sở thích và sự đa dạng thực phẩm đều bắt đầu từ những năm đầu đời và do đó các thói quen ăn uống hình thành trong thời thơ ấu có xu hướng kéo dài suốt cuộc đời. Ngày nay sự đa dạng hơn về lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng có liên quan đến việc tăng năng lượng hấp thu và nguy cơ béo phì ở một số nhưng không phải ở tất cả các nghiên cứu, có thể sự hấp thu các thực phẩm giàu năng lượng ở mỗi người là khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ hỗ trợ xác định thực đơn khẩu phần dinh dưỡng phòng bệnh béo phì cho trẻ dưới 6 tuổi (Trang 56 - 57)