Tình hình kinh tế, xã hội TP HCM:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của luận văn:

2.1. Tình hình kinh tế, xã hội TP HCM:

Sang quý 3/2014, tình hình kinh tế TP HCM tiếp tục có nhiều dấu hiệu khả quan hơn: Sản xuất công nghiệp và hoạt động xây dựng tăng khá và cao hơn mức cùng kỳ, tín dụng tăng 5% so với cuối năm 2013 (6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 0.7%), tuy nhiên lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dung có mức tăng thấp hơn cùng kỳ.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2014 của TP HCM như sau:

Giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP): GDP TP HCM 9 tháng đầu năm 2014

ước đạt 593,552 tỷ đồng, tăng 8.9% so với cùng kỳ năm trước. Chi tiết như sau:

Bảng biểu 2.1: Tổng sản phẩn nội địa của TP HCM 9 tháng đầu năm 2014 Chi tiết (Đvt: tỷ đồng) GDP % tăng so với cùng kỳ 2013 Đóng góp vào tốc độ tăng

Nông lâm thủy sản 5,427 5.9 0.05

Công nghiệp 208,918 6.9 2.54

Xây dựng 28,602 6.7 0.35

Dịch vụ 350,606 10.3 5.92

Tổng cộng 593,552 8.9 8.9

Nguồn: Cục thống kê TP HCM

Công nghiệp: Chỉ số công nghiệp 9 tháng 2014 ước tăng 6.8% so với cùng kỳ

năm 2013. Tốc độ tăng của một số ngành chủ yếu như sau: Sản xuất chế biến thực phẩm: 2.8%; Sản xuất đồ uống: - 0.9%; Sản xuất trang phục: 12.9%; Sản xuất da và sản phẩm liên quan: 5.2%; Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất: 0.2%; Sản phẩm

từ cao su và plastic: 1.1%; Sản phẩm từ khoáng phi kim loại: 4.6%; Sản xuất sản phẩm điện tử: 9.7%; Sản xuất thiết bị điện: 13.7%; Sản xuất xe có động cơ: 74.3%,…

- Chỉ số tồn kho của toàn ngành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời điểm 01/09/2014 giảm 6.7% so với thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm như: Sản xuất xe có động cơ; sản xuất phương tiện vận tải khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; sản xuất đồ uống; thuốc lá,…Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng như: Sản xuất sản phẩm điện tử; sản xuất giấy; sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục.

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa:

- Xuất khẩu: Ước tính 9 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng

hóa đạt 20,552.8 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2013 (+796 triệu USD). Nếu loại trừ trị giá dầu thô thì trị giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 14,787.4 triệu USD, tăng 2.7% so với cùng kỳ. Trong đó: nhóm hàng nông sản chiếm 19% trong tổng kim ngạch không tính dầu thô (tăng 7.9% so với cùng kỳ); hàng thủy sản chiếm 3.4% (tăng 9.6%); hàng công nghiệp chiếm 67.2% (giảm 0.9%); nhóm hàng hóa khác chiếm 8.1% (tăng 16.6%). Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu so với cùng kỳ:

+ Gạo: 1,869.1 ngàn tấn, trị giá 867.9 triệu USD, chiếm 5.9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngoài dầu thô, tăng 19.4%

+ Cà phê: 260 ngàn tấn, trị giá 524.3 triệu USD, chiếm 3.4%, tăng 9.6%;

+ May mặc: 3,600.4 triệu USD, chiếm 24.3%, tăng 10.6%. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 48.4%; khu vực trong nước chiếm 51.6% + Giày dép: 1,400.7 triệu USD, chiếm 9.5%, tăng 4%. Trong đó khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài chiếm 79.1%; khu vực trong nước chiếm 20.9% + Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 1,798.4 triệu USD, chiếm 12.2%,

giảm 15.6%. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 99.2%; khu vực trong nước chiếm 0.8%.

- Nhập khẩu: Ước tính 9 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt

17.403,8 triệu USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ 2013 (Trong đó: kinh tế nhà nước chiếm 7,8%, giảm 46,4%; kinh tế ngoài nhà nước chiếm 56%, giảm 7,2%; kinh tế có vốn nước ngoài chiếm 36,2%, tăng 0,4%). Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu so với cùng kỳ:

+ Nhiên liệu: 479,7 triệu USD, chiếm 2,8%, tăng 40,5% + Hóa chất 401,6 triệu USD, chiếm 2,3%, tăng 5,2%.

+ Các SP hóa chất 586,6 triệu USD, chiếm 3,4%, tăng 0,7%. + Dược phẩm 710,5 triệu USD, chiếm 4,1%, tăng 3,4%. + Chất dẻo đạt 1.146,5 triệu USD, chiếm 6,6%, tăng 7,3%. + Vải các loại 1.621,2 triệu USD, chiếm 9,3%, tăng 11,7%

+ Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày 580,3 triệu USD, chiếm 3,3%, tăng 12%. + MMTB, dụng cụ phụ tùng 2.318,7 triệu USD, chiếm 13,3%, tăng 24,3% + Sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu 360,1 triệu USD, chiếm 2,1%, giảm 1,1%. + Sắt thép đạt 772,1 triệu USD, chiếm 4,4%, giảm 5,1%.

+ Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện 2.064,4 triệu USD, chiếm 11,9%, giảm 15,5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)