7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG
1.3.3. Điều kiện ứng dụng
Như các nội dung cơ bản về chứng khoán hóa đã được trình bày và phân tích ở trên, mặc dù có nhiều tổ chức thành viên tham gia quá trình chứng khoán hóa, song về cơ bản có 04 chủ thể kinh tế chủ yếu liên quan đến quá trình chứng khoán hóa bao gồm: người thế chấp và đi vay; Tổ chức tập hợp và đóng gói tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán (tổ chức quản lý tài sản; tổ chức định mức tín nhiệm; tổ chức phát hành chứng khoán hóa…); nhà đầu tư mua bán chứng khoán và TCTD cho vay.
Như vậy, điều kiện của chứng khoán hóa là cần thiết phải tạo ra và bảo đảm cho các chủ thể hoạt động, đáp ứng được đúng nhu cầu và lợi ích của các thành viên và nhà đầu tư tham gia quá trình chứng khoán hóa. Theo đó dưới góc độ quản lý, các điều kiện chứng khoán hóa bao gồm một số điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất: phải tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ, với các cơ chế chính sách phù hợp để chứng khoán hóa phát triển. Trong đó, các luật liên quan điều chỉnh cần thiết phải có: luật chứng khoán, luật chuyển nhượng tài sản tài chính, luật phá sản, quản lý ngoại hối…
Thứ hai: các định chế tài chính trung gian phát triển. Trong đó, các tổ chức định mức tín nhiệm, bảo lãnh phát hành, Tổ chức trung gian chuyên trách (SPV)… phải được hình thành và phát triển;
Thứ ba: các điều kiện kỹ thuật quan trọng khác như: sự tương hợp về đặc tính và chất lượng của tài sản được chứng khoán hóa (về thời hạn, lãi suất…);
Đồng thời phải đảm bảo những điều kiện như, đảm bảo về tài chính cho các sản phẩm chứng khoán hóa; đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và minh bạch hóa thông tin cho nhà đầu tư và năng lực quản lý danh mục tài sản của định chế tài chính phải được đảm bảo và tăng cường.