Về giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa để phát triển thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 101)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG

2.3.4.4. Về giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Về giá trị vốn hóa thị trường xét trên quy mô, tốc độ tăng và tỷ lệ so với tổng giá trị sản phẩm xã hội (GDP) của chứng khoán trong thời gian qua, nhìn chung có chiều hướng tăng; đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với sự mong đợi khai thông kênh cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế (xem bảng 2.12 và biểu đồ 2.5)

Bảng 2.12: Giá trị vốn hoá thị trường (2008 – 2013)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh [20]

Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị vốn hóa 189.348 494.072 591.345 453.784 678.403 842.105 GDP 1.478.695 1.658.389 1.980.914 2.535.008 2.950.684 3.584.261 Vốn hóa cổ phiếu/GDP (%) 13% 30% 30% 18% 23% 23%

Biểu đồ 2.12: Về giá trị vốn hóa thị trường (2008 – 2013)

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh [20]

Từ bảng 2.12 và biểu đồ 2.12 cho thấy, giai đoạn 2008 - 2013, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn từ nền kinh tế vĩ mô, giá trị vốn hóa của chứng khoán, trong đó chủ yếu là cổ phiếu chiếm khối lượng giao dịch lớn trên thị trường, đã giảm mạnh vào năm 2008, chỉ đạt mức 13% so với GDP; sau đó tăng dần, năm 2009 là 30% so với GDP; năm 2010 tiếp tục giữ ở mức 30% so với GDP; năm 2011 giảm và đạt mức 18% so với GDP; năm 2012 tăng và đạt mức 23% so với GDP và năm 2013, giá trị vốn hóa cổ phiếu so với GDP đạt 23%.

Nếu nhìn về những năm trước 2008 cho thấy, khi mới đi vào hoạt động từ năm 2000 đến 2005 giá trị vốn hoá cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 1% so với GDP. Đến năm 2006 giá trị vốn hóa thị trường tăng mạnh lên 15,33% nhờ vào thông tin Việt Nam gia nhập WTO khiến cho thị trường chứng khoán tăng trưởng khá mạnh mẽ, khuyến khích các doanh nghiệp lên sàn, niêm yết cổ phiếu. Tuy nhiên, thời điểm giá trị vốn hóa thị trường đạt ở mức cao nhất là thời điểm 12/3/2007, đạt mức 34,81% so với GDP, tại thời điểm này chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất là 1.170 điểm. Như vậy, cùng với sự gia tăng và phát triển về quy mô thị trường, về giá trị vốn hóa thị trường thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang củng cố vị thế là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế khi tổng mức huy động vốn dài hạn qua Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) thông qua đấu giá và

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tuy thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có được sự phát triển bền vững cần thiết, nhưng trải qua một thời gian đến nay trên 13 năm (tháng 7/2000 đến tháng 12/2013) là một thực thể chúng ta đã có, đang vận hành, do vậy đã trở thành cơ sở, điều kiện cần thiết cho việc ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa để phát triển thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)