7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến ứng dụng chứng
công ty phát hành chứng khoán, công ty định mức tín nhiệm, tổ chức thanh toán, công ty bảo hiểm…
Thứ ba: Xây dựng hệ thống pháp luật phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động chứng khoán hóa.
3.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CHỨNG KHOÁN HÓA
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến ứng dụng chứng khoán hóa khoán hóa
Đây là nhóm giải pháp quan trọng và đòi hỏi phải thực hiện trước tiên. Chỉ có môi trường pháp lý cho phép mới tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển, cho quá trình ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho thị trường tài chính phát triển
- Quản lý thị trường tài chính bằng luật pháp, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan trung ương, Bộ, ngành hữu quan trong quá trình hình thành hệ thống luật lệ, định chế, cơ chế đáp ứng nội dung, yêu cầu cơ chế thị trường và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, trong đó có các hoạt động tài chính ngân hàng.
Phối hợp với các cơ quan trung ương và hữu quan đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động tài chính và thị trường tài chính theo hướng thống nhất, minh bạch, tránh sự chồng chéo giữa các quy định đồng thời nới lỏng các điều kiện tiếp cận và đối tượng tham gia phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để khuyến khích nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia TTTC, ưu tiên xem xét các Luật chứng khoán, Luật NHNN và Luật các TCTD, Luật doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai và Luật thương mại. Lưu ý phòng ngừa và giảm thiểu các bất cập hoặc tác động trái chiều của các quyết định hành chính đến thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ khi sự liên thông giữa hai thị trường này ngày càng khăng khít.
Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích (thu nhập, vốn, lao động) phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, cả thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp.
Hoàn thiện chính sách tiền tệ, tài khoá, quản lý ngoại hối và nợ nước ngoài, lãi suất và tỷ giá nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của thị trường tài chính.
Nâng cao năng lực và phối hợp quản lý vĩ mô, kiểm soát và điều hành các hoạt động tài chính, ngân hàng của Bộ Tài chính, NHNN và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội...
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng; có chính sách khuyến khích ưu tiên phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao, có tính chất đầu tư dài hạn; khuyến khích
các doanh nghiệp nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng mới, trực tiếp hỗ trợ công, nông, lâm nghiệp…
- Tập trung chỉ đạo phát triển đồng bộ các thị trường, trước hết là thị trường vốn - thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học & công nghệ, thị trường lao động và các thị trường khác,…
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, môi trường pháp lý.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý và cả những định chế cần thiết cho hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Đặc biệt, cần có những quy định rõ ràng, thống nhất, phù hợp thông lệ quốc tế về chế độ kế toán, kiểm toán và thông tin phục vụ hoạt động của thị trường chứng khoán đối với các công ty có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Phát triển rộng rãi cơ chế và mạng lưới thông tin chuyên đề, chuyên ngành, và thông tin đại chúng về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việt Nam cần bám sát các chuẩn mực kế toán quốc tế do Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán( IOSCO) đã thông qua để “chuẩn hoá và quốc tế hoá” các quy định kế toán cần thiết, tạo thuận lợi cho sự hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam vào môi trường chung của kinh doanh chứng khoán quốc tế, tạo điều kiện cho việc phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường chứng khoán nước ngoài.
Theo đó cần chú trọng những nội dung cụ thể sau: Ủy ban chứng khoán cần thiết trình Bộ Tài chính, Bộ Tài chính trình Chính phủ để bổ sung các quy định về tổ chức và hoạt động của các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, quy định về công bố thông tin, quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên thị trường chứng khoán phái sinh... để bảo đảm một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ giúp cho thị trường chứng khoán phái sinh vận hành hiệu quả, ổn định.
Việc triển khai xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh được gắn với việc tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường theo đề án hợp nhất các SGDCK. Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh là một trong ba sàn giao dịch thuộc SGDCK Việt Nam
theo mô hình tái cấu trúc hai SGDCK hiện hành thành một Sở giao dịch chứng khoán thống nhất.
Sàn giao dịch phái sinh vận hành song hành cùng sàn giao dịch cổ phiếu, trái phiếu. Hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được tổ chức gần giống với hệ thống giao dịch trên thị trường cổ phiếu, đó là hệ thống đấu giá khớp lệnh với các phiên giao dịch khác nhau.
Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam vẫn là đơn vị tổ chức việc thanh toán bù trừ cho các chứng khoán phái sinh. Hệ thống thanh toán sẽ cần một Trung tâm thanh toán bù trừ đóng vai trò là đối tác trung tâm (CCP- Central counterparty) bên cạnh hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán hiện nay của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Bộ phận thanh toán bù trừ với chức năng CCP sẽ đóng vai trò là người bán của mọi người mua và người mua của mọi người bán. Rủi ro thanh toán sẽ được đảm bảo bởi CCP sẽ là người chịu rủi ro cuối cùng.
Cần đẩy nhanh hơn quá trình tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán theo phê duyệt của Chính phủ tại Quyết định phê duyệt Đề án phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 trong nhóm giải pháp về tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng: Tổ chức việc giao dịch chứng khoán theo hướng cả nước chỉ có một SGDCK. Thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm các khu vực là thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh. Liên kết giữa SGDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán để gắn kết mạnh hoạt động thanh toán, bù trừ và lưu ký chứng khoán với hoạt động giao dịch chứng khoán...
Thị trường chứng khoán phái sinh nên đi theo hướng thị trường tập trung. Các công cụ gốc bao gồm chứng khoán, vàng, lãi suất, hối đoái và hàng hóa và đặc biệt là bất động sản. Cơ chế thanh toán trên thị trường chứng khoán phái sinh nên áp dụng cơ chế thanh toán/sẽ chuyển giao được thực hiện trong tương lai, thay vì cơ chế thanh toán trước/chuyển giao trước như hiện nay.
Do đó, khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, các công ty chứng khoán thành viên phải có trách nhiệm cao hơn trong việc đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán,
là người đứng sau các giao dịch của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải tăng các yêu cầu về vốn và một số yêu cầu khác như công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm, quy chuẩn tác nghiệp… so với các yêu cầu vốn trên thị trường chứng khoán cơ sở. Bên cạnh đó, chi phí cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh và khoản tiền đặt cọc theo yêu cầu có thể lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng do thị phần của các công ty này là thấp. Như vậy chỉ những công ty chứng khoán đáp ứng được các điều kiện của Ủy ban chứng khoán mới có thể làm tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Về phía các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác, do các sản phẩm chứng khoán phái sinh được nhìn nhận là các loại “chứng khoán” theo Luật chứng khoán nên vai trò trung gian chứng khoán có thể chỉ được thực hiện thông qua các công ty chứng khoán.