Kinh nghiệm từ Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa để phát triển thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 56)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: BỐ CỤC LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU THEO BA CHƯƠNG

1.4.1.1. Kinh nghiệm từ Mỹ

Kỹ thuật chứng khoán hoá phát triển mạnh ở Mỹ vào khoảng những năm 80 của thế kỷ trước gắn liền với sự ra đời của các tổ chức phát hành chứng khoán trên cơ sở chứng khoán hoá các khoản cho vay mua nhà tại thị trường Mỹ do ba tổ chức: Frannie Mae; Ginnie Mae và Fredie Mac phát hành (các tổ chức này mua lại các khoản nợ vay bất động sản; nợ vay mua nhà ở từ các TCTD). Với tổng giá trị chứng khoán phát hành năm 1980 là 110 tỷ USD và liên tục tăng trưởng trong những năm sau đó; năm 1990 đạt 1.024,4 tỷ USD năm 1999 đạt 2.300 tỷ USD và năm 2004 đạt 3.547,3 tỷ USD [40].

Sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007 – 2009 thị trường chứng khoán của Mỹ dần sôi động trở lại, ngay trong năm 2013 cũng có những đợt tăng giá đáng kể, điều đó có sự tác động của FED, khi mà FED tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ thị trường và đưa ra 85 tỷ USD mỗi tháng thông qua chương trình mua lại trái phiếu. [25]

Phân tích đánh giá nguyên nhân của khủng hoảng tài chính tại Mỹ, gắn liền với 02 nguyên nhân bản chất sau:

Thứ nhất, nợ dưới chuẩn cao: Tăng trưởng tín dụng quá mức của các định chế tài chính vào lĩnh vực bất động sản, nhà đất bằng việc mở rộng tín dụng đối với các đối tượng có mức tín nhiệm thấp, không cần bảo chứng đủ tin cậy nhằm thu lợi nhuận nhanh (lãi suất cho vay cao, trong khi đó lãi suất huy động tiền gửi thấp) của các tổ chức tài chính tại Mỹ đã dẫn đến tỷ lệ nợ xấu, nợ dưới chuẩn gia tăng và hệ quả là mất khả năng thanh toán. Đây là một trong nguyên nhân chính xuất phát từ chính chất lượng tín dụng; chất lượng nợ thấp mà trong quá trình hoạt động kinh doanh các định chế tài chính đã xem nhẹ.

Thứ hai, tồn tại hạn chế của chính công cụ chứng khoán hoá – mặt trái của chứng khoán hóa: vai trò của chứng khoán hóa như đã phân tích ở phần trên là không nhỏ và được xem như là công cụ tài chính mới – “phát minh” mới. Song khi khủng hoảng trên thị trường địa ốc xảy ra, cùng với việc “nới lỏng” cho vay của các định chế tài chính, nợ xấu gia tăng nhanh và làm mất khả năng thanh toán của các định chế tài chính này, hệ quả là cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ tiếp tục lan toả và tác động đến toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế Mỹ như hiện nay. Thực tế cho thấy bản chất chứng khoán hoá bất động sản của các Công ty tài chính Mỹ - đã tạo ra khả năng cho vay của các định chế này (nhờ phát hành chứng khoán nợ - trên cơ sở các khoản tín dụng bất động sản). Trong đó tiền thu bán chứng khoán được các tổ chức tài chính trả nợ ngắn hạn (tiền gửi huy động). Về mặt lý thuyết mọi rủi ro về nợ sau khi bán chứng khoán thuộc về người mua chứng khoán (nhà đầu tư) chứ không phải công ty tài chính. Tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra, người vay tiền mua nhà mất khả năng thanh toán, nợ xấu phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu lãi của các công ty tài chính và phá sản như là một tất yếu. Nhờ chứng khoán hoá, quá trình

này diễn ra chậm hơn, song mức độ lan toả thì lớn hơn rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến 02 thị trường quan trọng là: thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Trên cơ sở đó, những bài học kinh nghiệm chủ yếu từ Mỹ về chứng khoán hóa có thể tổng kết như sau:

Thứ nhất, trước hết để thực hiện chứng khoán hóa phải có môi trường pháp lý và tính khả thi cao, đầy đủ, đồng bộ.

Thứ hai, phải có những Tổ chức trung gian chuyên trách có uy tín và hệ thống các định chế tài chính và trung gian tài chính phát triển, như các tổ chức định mức tín nhiệm, bảo lãnh phát hành, Tổ chức trung gian chuyên trách (SPV)… năng lực quản lý danh mục tài sản của định chế tài chính phải được đảm bảo.

Thứ ba, phải có các điều kiện quan trọng khác như sự tương hợp về đặc tính và chất lượng của tài sản được chứng khoán hóa (về thời hạn, lãi suất…)

Thứ tư, phải có những điều kiện đảm bảo cho chứng khoán hóa như, đảm bảo về tài chính cho các sản phẩm chứng khoán hóa; thông tin kịp thời, đầy đủ và minh bạch trên thị trường.

Thứ năm, phải có sự trợ giúp của Chính phủ khi cần thiết, thậm chí trong trường hợp khẩn cấp có thể thực hiện quốc hữu hóa những tổ chức cần thiết để giữ vững thị trường và niềm tin thị trường. Chính phủ có thể đưa ra những gói tài chính hỗ trợ nới lỏng để thúc đẩy thị trường và khôi phục lại thị trường trong suy thoái.

Thứ sáu, thận trọng với rủi ro trên thị trường bởi rủi ro có thể xảy ra tới mức khó kiểm soát.

Tại Mỹ, 02 tổ chức là Fannie Mae và Freddie Mac, là 2 tổ chức tài chính lớn nhất thực hiện vai trò là Tổ chức trung gian chuyên trách (SPV) thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hoá. 02 định chế này mua các khoản nợ cho vay thế chấp nhà ở, bất động sản của các NHTM và thực hiện chứng khoán hoá các khoản nợ này thành các chứng khoán nợ (phát hành chứng khoán trên cơ sở các khoản tín dụng thế chấp, có bảo đảm bằng nhà ở, bất động sản) và bán cho nhà đầu tư (thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán). Khi thị trường bất động sản biến động và khủng hoảng từ

thị trường này xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Fannie Mae và Freddie Mac và các NHTM có liên quan cũng như toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ và nền kinh tế Mỹ. Fannie Mae và Freddie Mac đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản và thị trường chứng khoán chao đảo, khủng hoảng tài chính nổ ra và dẫn đến khả năng làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Sở dĩ như vậy vì những khoản nợ “dưới chuẩn” tăng cao, do Mỹ thực thi một chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài, dẫn đến tăng trưởng tín dụng quá mức của các định chế tài chính vào lĩnh vực bất động sản. Kết quả là không ít những khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp cũng vay được tiền để đầu tư vào bất động sản và dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao và hệ quả là mất khả năng thanh toán.

Điều đáng quan tâm là ngay các công cụ chứng khoán hóa cũng có những hạn chế của nó. Điều này phản ánh rõ nhất và gắn liền với bản chất sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ xuất phát từ chính cách thức tạo khủng hoảng – đó là nghiệp vụ chứng khoán hoá. Thông qua nghiệp vụ này, các NHTM cho vay bất động sản đã có thể chuyển rủi ro của hoạt động này sang cho tổ chức khác (tổ chức thực hiện chứng khoán hoá các khoản nợ bất động sản). Chính điều này đã kích thích các NHTM mở rộng và tăng trưởng tín dụng bất động sản quá mức và rủi ro xuất hiện mang tính tất yếu khi thị trường bất động sản biến động và khủng hoảng.

Thứ bảy, từ những sơ hở chủ quan ở Mỹ cho thấy, những lý thuyết có tính chất truyền thống về các điều kiện tín dụng cần được chú trọng đúng mức, hiện tại chưa thể nói rằng quản lý vĩ mô của các nước phát triển đã đạt đến mức loại bỏ khủng hoảng ra khỏi nền kinh tế. Do vậy, cần có phương thức buộc các định chế tài chính phải tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện tín dụng trong mọi trường hợp. Đảm bảo các khoản cho vay nói chung và cho vay bất động sản nói riêng có chất lượng. Khủng hoảng tín dụng bất động sản dẫn tới nhiều định chế tài chính trung gian như các NHTM; các tổ chức tài chính lớn; các công ty chứng khoán hoá... tại Mỹ gặp phải vấn đề về thanh khoản; kinh doanh thua lỗ xuất phát từ chính việc xem nhẹ hoạt động cho vay và quá “tự tin” vào sự phát triển của thị trường bất động sản (thị trường bất động sản của Mỹ liên tục tăng trưởng tốt trong một thời gian dài). Hậu quả là khi

thị trường điều chỉnh mạnh, các khoản cho vay bất động sản bắt đầu phát sinh nợ xấu, và tạo ra hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tài chính của Mỹ và lan qua các nước khác.

Thứ tám, triển khai thực hiện ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá cần phải có kế hoạch rõ ràng, bước đi thích hợp, nhất là khâu chuẩn bị, hoàn thiện, thúc đẩy các điều kiện thực hiện chứng khoán hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa để phát triển thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)