Khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54)

Theo Aspachs và ctg. (2005), Rychtarik (2009), Praet và Herzberg (2008), Vodova (2011), các nghiên cứu này sử du ̣ng 4 tỷ số (tài sản thanh khoản/tổng tài sản, tài sản thanh khoản/huy đô ̣ng ngắn ha ̣n, tổng cho vay/tổng tài sản, tổng cho vay/huy đô ̣ng ngắn ha ̣n) là các biến phu ̣ thuô ̣c để đo lường thanh khoản của các ngân hàng thương ma ̣i.

Tuy nhiên, nghiên cứ u này sử du ̣ng tỷ số tài sản thanh khoản/huy đô ̣ng để đo lường khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương ma ̣i Viê ̣t Nam. Chỉ số này mới phản ánh chính xác nhất tình tra ̣ng thanh khoản của các ngân hàng. Nó cho thấy trong tổng nguồn vốn huy đô ̣ng mà ngân hàng dùng để cho vay thì tài sản có tính thanh khoản cao chiếm bao nhiêu phần trăm. Theo Duttweiler,

tiền mă ̣t bao gồm các khoản dự trữ tiền mă ̣t có sẵn và tất cả các khoản tiền gửi đến ha ̣n được ký gửi ta ̣i ngân hàng Trung ương và các ngân hàng khác. Trên cơ sở các nghiên cứu trước, tài sản thanh khoản bao gồm tiền mă ̣t và các khoản tương đương tiền, tiền gửi ta ̣i ngân hàng nhà nước và tiền gửi ta ̣i các tổ chức tín dụng khác. Bên ca ̣nh đó, tổng huy đô ̣ng bao gồm tất cả các nguồn huy đô ̣ng ngắn ha ̣n và dài ha ̣n. Trong đó, có thể kể đến các nguồn huy đô ̣ng từ khách hàng, từ ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín du ̣ng khác, ... Trong đó, nguồn huy đô ̣ng từ khách hàng chiếm tỷ tro ̣ng rất lớn.

3.3.2 Tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu

Tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Tỷ lê ̣ này thể hiê ̣n tình tra ̣ng đủ vốn và sự an toản về tài chính của mô ̣t ngân hàng. Nếu tỷ lê ̣ này thấp chứng tỏ ngân hàng sử du ̣ng đòn bẫy tài chính cao, điều này có thể làm giảm lợi nhuâ ̣n ngân hàng khi chi phí vay vốn cao và chứ a đựng nguy cơ vỡ nợ.

Các nghiên cứu trước đây cho kết quả không giống nhau về tác đô ̣ng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên thanh khoản của các ngân hàng. Tác đô ̣ng này theo hai hướng đồng biến và nghi ̣ch biến với thanh khoản của ngân hàng. Đa số các nghiên cứ u cho kết quả tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu tác đô ̣ng đồng biến lên thanh khoản là Aspachs và ctg. (2005), Indriani (2004), Vodova (2011), Bunda và Desquilbet (2003), Repullo (2003), Dewatripont và Tirole (1993), Thankor (1996). Nhưng cũng có mô ̣t vài tác giả đưa ra tác đô ̣ng nghi ̣ch biến của tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu lên thanh khoản của các ngân hàng như Bonfim và Kim (2011), Gorton và Huang (2004). Nghiên cứu này kỳ vo ̣ng tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu có mối tương quan dương với thanh khoản của các ngân hàng thương ma ̣i Viê ̣t Nam.

3.3.3 Tỷ lê ̣ lơ ̣i nhuâ ̣n/Vốn chủ sở hữu

Tỷ lê ̣ này được tính bằng cách lấy lợi nhuâ ̣n sau thuế/vốn chủ sở hữu. Vì vậy, nó phản ánh hiê ̣u quả quản tri ̣ của ngân hàng trong viê ̣c sử du ̣ng vốn chủ

sở hữu. Các nghiên cứu trước tính tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n bằng cách láy lợi nhuâ ̣n sau thuế chia cho tổng tài sản để đánh giá thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lợi nhuâ ̣n ròng được thể hiê ̣n trên báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng. Khi ngân hàng làm ăn có lợi nhuâ ̣n sẽ dùng lợi nhuâ ̣n để tăng vốn chủ sở hữu. Gropp và Heider (2007) tìm thấy rằng các ngân hàng có lợi nhuâ ̣n thì thường tăng vốn tự có của ngân hàng mình. Vì vâ ̣y, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng. Mô ̣t số nghiên cứu cho ra kết quả tác đô ̣ng tích cực của tỷ lê ̣ lợi nhuận lên thanh khoản của các ngân hàng như Bonfim và Kim (2011), Bunda và Desquilbet (2003), Bryant (1980), Diamond và Dybvig (1983). Nhưng cũng có các nghiên cứu đưa ra kết quả ngược la ̣i, nghĩa là tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n tác đô ̣ng tiêu cực lên thanh khoản của các ngân hàng. Điều này tồn ta ̣i trong các nghiên cứ u của Aspachs và ctg. (2005), Rauch và ctg. (2009), Vodova (2011), Lucchetta (2007). Trong nghiên cứ u này, tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n được sử du ̣ng để đánh giá thanh khoản của ngân hàng để đánh giá khả năng sử du ̣ng vốn chủ sở hữu và xem xét tác đô ̣ng của yếu tố tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n lên mức thanh khoản của ngân hàng. Nghiên cứu này kỳ vo ̣ng tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n trên vốn chủ sở hữu tác đô ̣ng cù ng chiều lên thanh khoản của các ngân hàng thương ma ̣i.

3.3.4 Tỷ lê ̣ lơ ̣i nhuâ ̣n/tổng tài sản

Tỷ lê ̣ này được tính bằng cách lấy lợi nhuâ ̣n ròng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Trong đó, tổng tài sản của ngân hàng bao gồm: tiền mă ̣t, tiền gửi, chứ ng khoán kinh doanh, công cu ̣ tài chính phái sinh, cho vay khách hàng, chứ ng khoán đầu tư, góp vốn dài ha ̣n, tài sản cố đi ̣nh, các loa ̣i tài sản khác. Nó đo lường khả năng sinh lời của mô ̣t đồng vốn tài sản của ngân hàng. Hay nói cách khác, tỷ số này phản ánh năng lực thu lợi của ngân hàng khi sử du ̣ng toàn bộ các nguồn tài sản của ngân hàng. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, nghĩa là ngân hàng kinh doanh có lợi nhuâ ̣n. Tỷ số này càng cao càng cho thấy ngân hàng làm ăn có hiê ̣u quả. Ngược la ̣i, tỷ số này nhỏ hơn 0, thì ngân hàng làm ăn thua lỗ. Mứ c lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm giá tri ̣ tổng tài sản của ngân hàng. Nó

cho biết hiê ̣u quả quản lý và sử du ̣ng tài sản để ta ̣o ra thu nhâ ̣p của ngân hàng thương ma ̣i.

3.3.5 Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng được lấy từ logarit tổng tài sản ngân hàng. Trong đó, tổng tài sản gồm có tiền mă ̣t, tiền gửi, chứng khoán kinh doanh, công cu ̣ tài chính phái sinh, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, góp vốn dài ha ̣n, tài sản cố đi ̣nh, các loa ̣i tài sản khác. Nếu quy mô ngân hàng có tương quan dương vớ i khả năng thanh khoản, chứng tỏ ngân hàng càng lớn ma ̣nh, khả năng thanh khoản càng tăng, mở ra nhiều cơ hô ̣i cho ngân hàng tiếp tu ̣c huy đô ̣ng nhiều nguồn vốn khác nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng mình. Ngược la ̣i, trường hợp tương quan âm với khả năng thanh khoản , chứng tỏ nếu tiếp tu ̣c mở rô ̣ng quy mô ngân hàng thì làm cho chi phí gia tăng, nhưng trình đô ̣ quản lý, nguồn nhân lực không theo ki ̣p đà tăng trưởng của quy mô thì nguy cơ dẫn đến mất an toàn thanh khoản có thể xảy ra.

Các nghiên cứu trước đây của tác giả Valla và Escorbiac (2006), Bonfim và Kim (2011), Vodova (2011), Indriani (2004), Rauch và ctg. (2009) đều cho nhận đi ̣nh về quy mô ngân hàng tác đô ̣ng có thể thuâ ̣n chiều và ngược chiều lên thanh khoản của các ngân hàng. Bên ca ̣nh đó, mô ̣t số tác giả cho rằng tác đô ̣ng này tích cực lên thanh khoản như Aspachs và ctg. (2003), Lucchetta (2007). Ngược la ̣i, tác giả đưa ra kết quả nghi ̣ch chiều lên thanh khoản là Bunda và Desquilbet (2003). Những nghiên cứu trước đây đều cho các kết quả không giồng nhau về mối quan hê ̣ giữa quy mô ngân hàng và thanh khoản. Tuy nhiên, vớ i tình hình hiê ̣n nay, nghiên cứu này kỳ vo ̣ng sẽ tìm ra mối quan hê ̣ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và thanh khoản của các ngân hàng thương ma ̣i Viê ̣t Nam

3.3.6 Tỷ lê ̣ cho vay

Tỷ lê ̣ này còn được go ̣i là tỷ lê ̣ cấp tín du ̣ng so với tổng nguồn huy đô ̣ng. Nó được sử du ̣ng để đánh giá thanh khoản trong nghiên cứu của Qin và Dickson (2012) hay trong mô hình đo lường tác đô ̣ng của thanh khoản đến hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng của Saleh (2014).

Tỷ số này lớn sẽ cho thấy ngân hàng cho vay nhiều hơn mức huy đô ̣ng được. Vì vâ ̣y, khi ngân hàng gă ̣p khó khăn trong thanh khoản, ngân hàng khó huy đô ̣ng được nguồn vốn với chi phí thấp, làm khả năng thanh khoản giảm đi. Ngược la ̣i, nếu tỷ số này thấp, chứng tỏ ngân hàng cho vay ít hơn nguồn vốn huy đô ̣ng được, hoă ̣c là ngân hàng có thêm được những nguồn huy đô ̣ng khác như vay trên thi ̣ trường liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá, ... làm tăng thanh khoản cho ngân hàng. Các nghiên cứu trước của nhiều tác giả như Aspachs và ctg. (2003), Bonfim và Kim (2011), Indriani (2004), Golin (2001) cho thấy mối quan hê ̣ tương quan âm giữa tỷ lê ̣ cho vay với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Vì vâ ̣y, nghiên cứu này kỳ vo ̣ng mối tương quan âm giữa tỷ lê ̣ cho vay và thanh khoản của các ngân hàng thương ma ̣i.

3.3.7 Tỷ lê ̣ nơ ̣ xấu

Tỷ lê ̣ nợ xấu được đo lường bằng nợ xấu/tổng cho vay. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tổng cho vay bao gồ m cho vay ngắn ha ̣n, cho vay trung ha ̣n và cho vay dài ha ̣n. Như vâ ̣y, nợ xấu có ảnh hưởng không tốt đến các chủ nợ của ngân hàng và chính ngân hàng đó vì đều khiến cho cả hai có khả năng mất vốn. Yếu tố nợ xấu cũng không ngoại lê ̣, cũng có tác đô ̣ng hai chiều lên khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lê ̣ nợ xấu có mối tương quan âm với khả năng thanh khoản là kết quả củ a tác giả Lucchetta (2007), Iqbal (2012), Vong và Chan (2009), Valla và Escorbiac (2006). Tuy nhiên, nghiên cứ u của Vodova (2011) cho mối tương quan dương giữa tỷ lê ̣ nợ xấu với thanh khoản của ngân hàng. Do đó, nghiên

cứ u này kỳ vo ̣ng sẽ tìm ra mối tương quan âm giữa tỷ lê ̣ nợ xấu và thanh khoản củ a các ngân hàng thương ma ̣i Viê ̣t Nam.

3.3.8 Tỷ lê ̣ dự phòng

Dự phòng tín du ̣ng là khoản tiền được trích lâ ̣p để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ trả nợ theo cam kết vớ i ngân hàng. Theo Duttweiler (2009), để duy trì khả năng thanh khoản, mô ̣t ngân hàng thương ma ̣i phải đảm bảo toàn bô ̣ giá tri ̣ tài sản phải lớn hơn các khoản nợ ở mo ̣i thời điểm. Nếu trong kinh doanh cho vay, ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn sẽ làm cho giá tri ̣ tài sản giảm xuống thấp, dẫn đến ngân hàng có mất khả năng thanh toán, có thể phải đóng cửa hoă ̣c bán tài sản cho ngân hàng khác. Thời điểm đó, ngân hàng không thể thực hiê ̣n chi trả liên quan đến công nợ tài chính khi đến ha ̣n và không có nguồn vốn thay thế khi khách hàng rút vốn. Hâ ̣u quả là ngân hàng không còn khả năng thanh toán đối với người gửi tiền và không thực hiê ̣n được các cam kết cho vay đối với người vay tiền.

Tỷ lê ̣ dự phòng được tính bằng dự phòng tín du ̣ng/tổng cho vay. Nó là khoản tiền được trích lâ ̣p để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ theo cam kết cho vay. Theo Lucchetta (2007), Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009), tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín du ̣ng có mối tương quan âm với khả năng thanh khoản của ngân hàng vì thông thường, các ngân hàng có khả năng thanh khoản kém sẽ phải trích lâ ̣p dự phòng nhiều hơn các ngân hàng có khả năng thanh khoản cao. Như vâ ̣y, nghiên cứu này kỳ vo ̣ng tỷ lê ̣ trích lâ ̣p dự phòng rủi ro tín du ̣ng tỷ lê ̣ nghịch với thanh khoản của các ngân hàng thương ma ̣i Viê ̣t Nam.

3.3.9. Tỷ lê ̣ tăng trưởng kinh tế

Trong thờ i kỳ kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhâ ̣p dân cư được đảm bảo thì nguồn tiền lưu thông của các ngân hàng cũng ổn đi ̣nh. Số vốn huy đô ̣ng của các ngân hàng ngày càng tăng và cơ hô ̣i đầu tư, cho vay của các ngân hàng được

mở rô ̣ng do lòng tin của các nhà đầu tư tăng lên. Điều này đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương ma ̣i. Ngược la ̣i, trong thời kỳ suy thoái, thu nhâ ̣p dân cư biến đô ̣ng thì lòng tin vào đồng tiền của dân chúng bi ̣ giảm sút. Khi đó, khả năng huy đô ̣ng vốn của ngân hàng không những bi ̣ giảm mà lượng tiền gửi của dân chú ng còn có nguy cơ bi ̣ rút ra. Và như vâ ̣y, hiê ̣u quả kinh doanh của các ngân hàng thương ma ̣i sẽ suy giảm. Các ngân hàng sẽ gă ̣p khó khăn trong vần đề thanh khoản. Các nghiên cứu đề câ ̣p tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế tác đô ̣ng đến thanh khoản của các ngân hàng thương ma ̣i như Valla và Escorbiac (2006), Vodova (2011), Bunda và Desquilbet (2003).

3.3.10. Tỷ lê ̣ la ̣m phát

Lạm phát gây ra sự không ổn đi ̣nh giá cả, làm suy giảm lòng tin của dân chú ng, gây khó khăn cho viê ̣c huy đô ̣ng vốn của các ngân hàng. Thêm vào đó, sứ c mua của đồng Viê ̣t Nam giảm nhưng giá vàng, ngoa ̣i tê ̣ tăng cao, nên viê ̣c huy đô ̣ng vốn có kỳ ha ̣n 6 tháng trở lên rất khó khăn đối với mỗi ngân hàng. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn trung, dài ha ̣n của khách hàng lớn nên các ngân hàng sử du ̣ng nguồn vốn huy đô ̣ng ngắn ha ̣n để cho vay trung và dài ha ̣n. Điều này ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương ma ̣i do hai yếu tố gây ra là kỳ ha ̣n và tỷ giá. Theo Vodova (2011), Bunda và Desquilbet (2003), Gorton và Huang (2004), Vong và Chan (2009), tỷ lê ̣ la ̣m phát là mô ̣t nhân tố tác đô ̣ng đến thanh khoản của các ngân hàng.

3.4 Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các

ngân hàng thương ma ̣i Viê ̣t Nam

Trong phần đầu bài viết, mô ̣t số nhân tố đã đưa ra gắn với mô tả số liê ̣u và kết hợp với mô ̣t số tổng hợp nghiên cứu của nhiều tác giả, mô hình hồi quy để kiểm định tác đô ̣ng của các biến được đưa ra như sau:

LQT3it = β1+ β2CAPit + β3ROEit + β4ROAit + β5SIZEit + β6LOANit + β8DEBTit + β9PREit + β10GDPit + β11INFit + uit

Bả ng 3.1: Mô tả các biến đươ ̣c sử du ̣ng trong mô hình hồi quy

STT Biến Ký hiê ̣u Cách đo lường Nguồn Kỳ vo ̣ng dấu Biến phu ̣ thuô ̣c

1 Khả năng thanh khoản

LQT3 Tài sản thanh khoản/huy đô ̣ng

Báo cáo tài chính ngân hàng

Biến đô ̣c lâ ̣p 2 Tỷ lê ̣ vốn

chủ sở hữu CAP

Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

Báo cáo tài chính

ngân hàng +

3 Tỷ lệ lợi nhuận

ROE Lợi nhuâ ̣n/Vốn chủ sở hữu

Báo cáo tài chính ngân hàng

+

4 Tỷ lệ lợi nhuận

ROA Lợi nhuâ ̣n/Tổng tài sản

Báo cáo tài chính ngân hàng

+

5 Quy mô

ngân hàng

SIZE Logarit tổng tài sản

Báo cáo tài chính ngân hàng

+

6 Tỷ lê ̣ cho vay

LOAN Tổng cho vay/ Tổng huy động

Báo cáo tài chính ngân hàng

-

7 Tỷ lê ̣ nợ xấu

DEBT Tổng nợ xấu/Tổng cho vay

Báo cáo tài chính ngân hàng

-

8 Tỷ lê ̣ dự phòng

PRE Dự phòng tín dụng/Tổng cho vay

Báo cáo tài chính ngân hàng

-

9 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

GDP Biến vĩ mô của nền kinh tế

Website Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn

+

10 Tỷ lê ̣ la ̣m phát INF Biến vĩ mô của nền kinh tế

Website Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn

-

3.5 Giả thuyết nghiên cứu

Vớ i mô hình nghiên cứu và các biến trên, giả thuyết nghiên cứu đươc đă ̣t ra như sau:

H1: Tồn ta ̣i mối quan hê ̣ đồng biến giữa khả năng thanh khoản và tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

H2: Tồn ta ̣i mối quan hê ̣ đồng biến giữa khả năng thanh khoản và tỷ lê ̣ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

H3: Tồn ta ̣i mối quan hê ̣ đồng biến giữa khả năng thanh khoản và tỷ lê ̣ lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)