Dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học địa lí 10 trung học phổ thông ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 60 - 62)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.3. Dạy học theo dự án

Khái niệm dạy học theo dự án

“Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm tạo cho một sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ học tập được người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực

hiện dự án kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện”. [33]

Trong dạy học dự án, các hoạt động học tập đƣợc thiết kế mang tính chất thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, gắn kiến thức nhà trƣờng với những vấn đề thực tiễn trong đời sống. Xuất phát từ nội dung học, GV đƣa ra một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích ngƣời học tham gia thực hiện.

Dự án là một bài tập tình huống mà ngƣời học phải giải quyết bằng kiến thức theo nội dung bài học mới tinh thần chủ động, tích cực cao. Trong giai đoạn đầu, dự án thƣờng đƣợc GV hƣớng dẫn. Sự tham gia của HS sẽ tăng dần theo thời gian, không chỉ ở việc lựa chọn chủ đề mà trong cả quá trình triển khai dự án. Điểm ƣu việt của học dự án là đặt ra các vấn đề liên quan đến kỹ năng và năng lực tiềm ẩn của mỗi

cá nhân. Mỗi cá nhân HS đều có cơ hội phát triển năng lực/tài năng của mình vì các em đều nhận đƣợc các cơ hội nhƣ nhau mà bộc lộ và rèn luyện.

 Quy trình thực hiện dạy học theo dự án

- Bƣớc 1. Lựa chọn chủ đề và lập kế hoạch.

+ Lựa chọn chủ đề: Đây là bƣớc đầu tiên quan trọng GV cần tổ chức cho HS

cùng tham gia. Ở Việt Nam hiện nay do chƣa có chƣơng trình dành cho dạy học theo dự án nên GV có thể vận dụng linh hoạt vào nội dung các bài học/chủ đề trong các môn học học hoặc liên môn phù hợp. Dạy học dự án rất phù hợp với những bài học có chủ đề học tập gắn với thực tế cuộc sống của HS, những vấn đề mang tính toàn cầu, nhƣ: môi trƣờng, thiên tai, sử dụng tài nguyên, xung đột, toàn cầu hóa, văn hóa…

+ Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch thực hiện gồm các 4 thao tác cơ bản.

Xác định mục tiêu cho dự án.

Lập dự án và xác định sản phẩm của dự án.

Xây dựng kế hoạch thực hiện, thời gian tiến hành, địa điểm chuẩn bị các phƣơng tiện và thiết bị cần thiết cho thực hiện dự án.

Phân nhóm và thông báo cho HS về cách thức, nội dung công việc, thời gian hoàn thành, cung cấp tài liệu tham khảo, cho HS biết cách thức, tiêu chí đánh giá.

- Bƣớc 2. Thực hiện dự án.

+ Thu thập thông tin: Thực hiện thu thập thông tin theo nhiệm vụ đƣợc giao

trong kế hoạch của nhóm bằng các hình thức nhƣ phỏng vấn các đối tƣợng đã xác định, thu thập các thông tin từ thực tế, sách báo, tranh ảnh, internet hoặc làm thực nghiệm. Các phƣơng tiện hỗ trợ cần sử dụng để thu thập thông tin gồm: phiếu phỏng vấn, máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim,…

+ Xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập đƣợc các dữ liệu cần tiến hành xử lý dữ

liệu, có thể sử dụng biểu đồ để giải thích các dữ liệu. Các thành viên trong nhóm thƣờng xuyên trao đổi, thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ đồng thời xin ý kiến của GV và sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ cùng hƣớng đi của dự án.

- Bƣớc 3. Tổng hợp và báo cáo kết quả.

+ Xây dựng sản phẩm: Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm

cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn (đóng kịch, hát, múa,…), trƣng bày triển lãm (tranh ảnh, báo tƣờng, mô hình…), PowerPoint…

+ Trình bày kết quả báo cáo: Nhóm phân công thành viên tham gia trình bày báo cáo. Báo cáo thƣờng bao gồm: tên dự án; lí do nghiên cứu; mục tiêu dự án; các hoạt động tìm hiểu; dữ liệu và bàn luận; kết luận bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.

+ Đánh giá, rút kinh nghiệm: Sau khi trình bày báo cáo các nhóm sẽ đánh giá

kết quả của nhau, giáo viên đƣa ra nhận xét của mình. GV và HS cùng nhìn lại quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm cho các dự án sau.

Hình 2.4 - Quy trình thực hiện dạy học theo dự án

Ví dụ minh họa

Chƣơng trình SGK Địa lí 10, có nhiều chủ đề GV có thể cho HS tìm hiểu phƣơng pháp này nhƣ:

- Chƣơng V. Địa lí dân cƣ, GV có thể thiết kế thành dự án học tập với các yêu cầu về sản phẩm nhƣ sơ đồ tƣ duy, thiết kế ap phích tuyên truyền về hậu quả của gia tăng dân số nhanh, ...

- Chƣơng VII, Bài 28, Địa lí ngành trồng trọt, GV có gợi ý dự án học tập: Làng nghề chè Khe Cốc - Tiềm năng và triển vọng phát triển.

- Chƣơng X. Môi trƣờng và phát triển bền vững, GV có thể gợi ý dự án học tập: Giải pháp cho vấn đề rác thải ở địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học địa lí 10 trung học phổ thông ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)