Để đẩy mạnh việc phân cấp, công tác theo dõi giám sát nội bộ cũng như độc lập (thường do cấp trên thực hiện) là một khâu rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác quản lý cũng như thực hiện dự án, qua đó sẽ giúp nhanh chóng phát hiện các vấn đề phát sinh, đưa ra giải pháp khắc phục và hỗ trợ kịp thời để thúc đẩy dự án được triển khai đúng tiến độ và đạt mục tiêu, kết quả đã đề ra với chất lượng cao nhất.
Thứ nhất, nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng và áp dụng các chế tài nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật về theo dõi, giám sát và đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Thứ hai, tăng cường công tác theo dõi và giám sát cộng đồng thông qua việc hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích sự thăm gia của cộng đồng, góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, phồng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
Thứ ba, cần xác định các ưu tiên đầu tư khi sử dụng vốn ODA và nâng cao công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án; đồng thời, nâng cao năng lực và nhận thức cho đội ngũ tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Bản chất ODA vẫn là khoản vay và có nghĩa vụ phải trả nợ, cho nên cần loại bỏ tư tưởng “xin” ODA trong một bộ phận cán bộ ở các cấp, đã dẫn đến chưa quan tâm đầy đủ đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
5.3. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu:
Hạn chế đầu tiên của đề tài như đã trình bày, là sự khó khăn trong tiếp cận các dữ liệu về ODA từ góc độ nước nhận tài trợ. Vì thế, tác giả phải sử dụng các dữ liệu thống kê của các cơ quan nước tài trợ và cơ quan đa phương. Mặt khác, trong các bản tin công bố về ODA của Việt Nam đôi khi không đồng nhất với số liệu do các cơ quan quốc tế đưa ra, hoặc các dữ liệu này là dữ liệu không được cập nhật, đặc biệt là dữ liệu về ký kết và giải ngân ODA. Tác giả cho rằng, nếu các dữ liệu về ký kết và giải ngân được công bố, các nghiên cứu trong tương lai có thể nghiên cứu đánh giá tác động bằng phương pháp đối chiếu hoặc hồi cứu theo hướng dẫn của WB cho từng dự án hoặc trên phương diện tổng thể, từ đó sẽ đưa ra các khuyến nghị chính xác và cụ thể hơn.
Kết quả nghiên cứu trên chỉ mang tính chất tham khảo, do được thực hiện bằng công cụ Eveiw do đó còn nhiều hạn chế. Số lượng quan sát của mô hình chưa lớn (23 quan sát), công cụ Eveiw chỉ thực hiện đối với các mô hình đơn giản. Kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy ODA tác động đến tăng trưởng kinh tế, chưa chi rõ được tác động của ODA cụ thể đến từng lĩnh vực ngành nghề. Phạm vi của nghiên cứu hẹp, chỉ đề cập đến một khía cạnh là tăng trưởng kinh tế nên chưa đưa ra được nhiều giải pháp để sử dụng ODA một cách có hiệu quả nhất trong quá trinh xây dựng phát triển kinh tế xã hội.
Trong tương lai, nếu thu thập được đầy đủ số lượng hơn tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu theo mô hình “Aid and growth: A study of South East Asia”, năm 2006, của Paul J. Burke, Fredoun Z. Ahmadi-Esfahani. Mô hình nghiên cứu này nghiên cứu ở những nước Đông Nam Á nên có thể nói hoàn toàn phù hợp nếu có thể thực hiện nghiên cứu ở Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG V
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4 tác giả tiến hành đề xuất các giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ODA cho mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Luận văn trình bày các mục tiêu tài chính trong vài năm tới và hướng tầm nhìn đến năm 2030, đề xuất các giải pháp như gắn kết quy mô viện trợ chính thức và tăng trưởng kinh tế; các giải pháp giảm nợ và tăng khả năng trả nợ nước ngoài để hạn chế áp lực gánh nặng nợ lên tăng trưởng kinh tế và quản lý nguồi viện trợ phát triển chính thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như gia tăng thu hút kiều hối, thu hút đầu tư gián tiếp, tăng tiết kiệm nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu, lựa chọn cơ cấu vay nợ hợp lý, quản lý đảm bảo hài hòa các mục đích nhận viện trợ và vay nợ nhằm bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách, bù đắp chênh lệch giửa tiết kiệm và đầu tư.
KẾT LUẬN
Trong thời kì kinh tế mở cửa như hiện nay, khoa học công nghệ, năng lực sản xuất giữa các nước trên thế giới ngày càng nới rộng, đặc biệt là giữa các nước đang và kém phát triển với các nước phát triển. Để thu hẹp khoảng cách này các nước trên thế giới phải ra sức giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau và một loại hình hỗ trợ khá phổ biến hiện nay là ODA. Vốn ODA có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như viện trợ có hoàn lại hay viện trợ không hoàn lại và phải chịu các điều kiện ràng buộc chặt chẽ nhưng có tác động khá lớn đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện đáng kể các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của các nước tiếp nhận viện trợ.
Nguồn vốn ODA là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết, đặt biệt là quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trong điều kiện khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu. Nghiên cứu tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với dữ liệu nghiên cứu từ 1993 – 2015, ở góc độ kinh tế tác giả thấy rằng trong dài hạn, ODA đã có tác động tích cực đến tăng trưởng, thông qua bổ sung vốn cho tiết kiệm nội địa và bổ sung nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ODA đã thay thế quá mức và thay thế tiết kiệm nội địa trong dài hạn, từ đó làm cản trở động lực đầu tư bằng nguồn vốn nội địa và khiến nền kinh tế bị phụ thuộc vào các nguồn vốn ngoại. Sự phụ thuộc này sẽ khiến cho nền kinh tế phát triển không bền vững, không thể dựa trên nội lực của chính mình. Do đó, trong điều kiện Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình, cộng đồng các nhà tài trợ sẽ dần dần giảm bớt nguồn vốn này, Việt Nam cần có những biện pháp, chính sách phát triển phù hợp để có thể vừa tận dụng hiệu quả hiệu quả nguồn vốn ODA, vừa đảm bảo tận dụng tối đa nguồn lực trong nước, nhằm giúp nền kinh tế phát triển bền vững.
Từ đó, đặt ra vấn đề là các nhà lập chính sách cần quan tâm nhiều hơn đến ngồn vốn ODA và quy mô vay nợ để có thể phát triển đất nước nhưng không làm tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy, luận văn đóng góp các giải pháp liên quan đến gắn kết quy mô viện trợ phát triển chính thức và tăng trưởng kinh tế, giải pháp làm giảm nợ và tăng khả năng trả nợ, giải pháp quản lý nợ... nhằm đảm bảo hài hòa múc đích vay, nợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình vận động, thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA năm 2010.
2. Diễn đàn hiệu quả viện trợ - AEF (2010), Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ - Nâng cao hiệu quả viện trợ vì sự phát triển bền vững.
3. TS. Bùi Thị Lý (2010), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. TS Nguyễn Văn Ngôn (1997), Các định chế tài chính, Nhà xuất bản Thống kê. 5. GS, TS Đỗ Đức Bình, PGS, TS Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế
quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Hạ Thị Thiều Dao (2012), Nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, NXB Tài Chính, Tp. HCM.
7. Phạm Văn Dũng (2011), Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
8. Bùi Đình Viện (2009), Viện trợ phát triển chính thức của chính phủ Australia cho
Việt Nam, Nghiên cứu quốc tế.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), 15 năm ODA tại Việt Nam.
10. Hồ Hữu Tiến (2009), Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
11. Nguyễn Thị Nguyệt Dung (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng vốn ODA ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, trang 108 – 35.
12. Ủy ban Kinh tế Quốc hội & UNDP (2014), Đổi mới thể chế quản lý, sử dụng và
giám sát vốn ODA trong giai đoạn phát triển mới (2013-2020), NXB Tri Thức.
13. Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2011), Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 –
2015.
14. Bộ kế hoạch và Đầu tư (2009), Báo cáo nghiên cứu đánh giá giữa kỳ dựa trên kết
quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010.
15. PGS. TS. Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Thống kê Hà Nội.
16. Phan Trung Chính (2008), Đặc điểm nguồn vốn ODA và thực trạng quản lý nguồn
vốn này ở nước ta, Tạp chí Ngân hàng tháng 4/2008, trang 18 – 25.
17. Dương Đức Ưng (2006), Hiệu quả viện trợ có thể đạt được bằng cách thay đổi
hành vi, Hội thảo cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ và các mô hình viện trợ mới.
18. Nguyễn Viết Lợi (2015), Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, Tham luận Hội thảo Đánh giá 20 năm huy động
và sử dụng ODA của Việt Nam, Đà Nẵng, ngày 07/08/2015.
19. Chính Phủ (2013), Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013, về quản lý và
sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
20. Nguyễn Thanh Hà (2008), Quản lý ODA – Bài học từ kinh nghiệm các nước, Tạp chí Tài chính số 9 (527)/2008, trang 54 – 57.
21. Tấn Đức (2008), ODA – Hiệu quả chưa phải là mục tiêu quản lý, Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 14/2008.
22. Nguyễn Thị Huyền (2008), Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế
Tp.HCM.
23. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
24. Nghị định 87/CP về “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức
(ODA)” ban hành ngày 05/08/1997.
25. Quyết định 1248/2007/QĐ-BKH “Ban hành khung theo dõi và đánh giá các
Chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010” ban hành ngày 30/10/2007 13/ Các
văn kiện Đại Hội của Đảng.
26. Quyết định 290/2006/QĐ-Ttg Phê duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử dụng
nguồn hỗ trợ chính thức thời kỳ 2006 – 2010” ban hành ngày 29/12/2006.
TIẾNG ANH
1. Phạm Hoàng Mai (1996), The role of government in the utilization of official development assistance in Vietnam. Contemporary Southeast Asia: a quarterly
journal of international and strategic affairs, 18(1), 81-99.
2. Phạm Thu Hiền (2008), The effects of ODA in infrastructure on FDI inflows in
provinces of Vietnam, 2002-2004. Paper presented at the Vietnam Development
3. Phạm Thuý Hồng (2014), Japan's ODA and the economic development of Vietnam: Kwansei Gakuin Univeristy.
4. Vũ Minh Đức (2006), Foreign aid and economic growth in the developing
countries: A cross-country empirical analysis. Paper presented at the Discussion
Forum.
5. Addison, D. (1989). The World Bank revised minimum standard model (RMSM),
concepts & issues Working Paper 231: World Bank Group.
6. Addison, T., Mavrotas, G., & McGillivray, M. (2005). Aid to Africa: An unfinished
agenda. Journal of International Development, page 989 – 1001.
7. Akonor, K. (2007), Foreign aid to Africa: A hollow hope. NYUJ International Law
and Politics, page1071 – 1078.
8. Alesina, A., & Dollar, D. (2000). Who gives foreign aid to whom and why? Journal of economic growth, page 5(1), 33-63.
9. Alesina, A., & Weder, B. (1999). Do corrupt governments receive less foreign aid? NBER Working Paper (Vol. 7108): National bureau of economic research. 10. Amassoma, D., & Mbah, S. (2014), The linkage between foreign aid and
economic growth in Nigeria, International Journal of Economic Practices and
Theories, page 4(6), 1007-1017.
11. Basnet, H. (2013), Foreign aid, domestic savings and economic growth in South Asia, International Business & Economics Research Journal, page 12(11), 1389 – 1393.
12. Bauer, P. (1969), Dissent on development, Scottish Journal of Political Economy, page 16(3), 75 – 94.
13. Becker, A. (1986), The Soviet Union and the third world: The economic dimension Occasional Paper (Vol. 005): RAND/UCLA.
14. Block, S., Lindauer, D., Perkins, D., & Radelet, S. (2006), A primer on foreign
aid Economics of development (page 499 – 544). New York: Norton & Co.
15. Nowak, W. (2013), The World Bank Revised Minimum Standard Model:
Concepts and limitations. Ekonomia - Wrolaw Economic Review, page 37 – 48.
16. Nurkse, R. (1953), Problems of capital formation in underdeveloped countries. Oxford: Oxford University Press.
17. Lensink, R., & White, H. (2000), “Are there negative returns to aid?”, Swedish Ministry of Foreign Affairs.
18. Mosley, P. (1987), Overseas aid: Its defence and reform: Wheatsheaf Books. 19. Moyo, D. (2009a), Dead aid: Why aid is not working and how there is a better
way for Africa? New York: McMillan.
20. Hirschman, A. (1958), The strategy of economic development. New Haven: Yale University Press.
21. Islam, A. (1992), Foreign aid and economic growth: an econometric study of Bangladesh. Applied Finance, 24, 541-544.
22. Islam, M. (2005). Regime changes, economic policies and the effect of aid on growth, The Journal of Development Studies, 41(8), 1467-1492.
PHỤ LỤC A
CÁC NGHIÊN CỨU CHÍNH VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆN TRỢ - TĂNG TRƯỞNG Tác giả Quốc gia Thời gian
Phương pháp
luận Mô hình ước lượng
(Chenery & Strout, 1966)
50 nước 1957-1962 Cross-section OLS
GDPR = f (AID/GDP, INV/GDP, SAV/GDP, BOT/GDP)
(Papanek, 1972)
(Papanek, 1973)
34+51 nước 1950s+1960s Cross-section GDPR = f (AID/GDP, INV/GDP, SAV/GDP, log(POP)) (Dowling & Hiemenz, 1982) 14 nước châu Á 1968-1979, trung bình 3 năm
Panel GDPR = f (AID/GDP, FDI/GDP, SAV/GDP)
(Mosley, 1987) 63 nước 1960-1983, trung bình 10 năm
Cross-section GNPR = f (AID/GNP, OFC, SAV, tỉ lệ tăng trưởng EXP, tỉ lệ người lớn biết chữ)
(Levy, 1988) 28 nước cận Sahara
1968-1982 Cross-section Panel
GDPR = f (AID/GDP, INC p.c)
A. Islam (1992) Bangladesh 1972-1988 Time-series data, OLS
GDPR = f (SAV/GDP, viện trợ lương thực/GDP, viện trợ hàng hoá/GDP, viện trợ dự án/GDP, grants/GDP, concessional loans/GDP, POP growth)
(Snyder, 1993) 69 nước 1960s+1970s 1980-1987
Cross-section (Papanek, 1973) + quy mô quốc gia
(Boone, 1996) 96 nước 1971-1990, trung bình 10 năm
Panel regression Chỉ số đói nghèo = f [AID/GNP, log(GNP p.c), GNPR p.c, POP growth, tỉ lệ thương mại, độ mở nền kinh tế, nợ, khu vực (biến giả), thời gian (biến giả)] (Burnside &
Dollar, 1997)
56 nước 1970-1993, trung bình 4 năm
Panel OLS, 2SLS GDPR p.c = f [log (initial GDP), AID/GDP, chính sách, AID/GDP*chính sách,
(AID/GDP)2*chính sách, chất lượng thể chế, tính dân tộc, các vụ ám sát, tính dân tộc*các vụ ám sát, M2/GDP(-1), học vấn, khu vực (biến giả), thời gian (biến giả)]
(Durbarry và cộng sự, 1998) 68 nước 1970-1993 Fischer-Easterly model, OLS, cross-section
GDPR = f [AID/GDP, NPRIF/GDP, OFC/GDP, SAV/GDP, độ mở nền kinh tế, ổn định vĩ mô, mức độ kiềm chế tài chính, BUS, độ lệch chuẩn INF, khu vực (biến giả)] (Svensson, 1999) 58 nước 1970-1989, trung bình 10 năm Pooled OLS cross-section
GDPR p.c = f [log(GDP), AID/GDP, mức độ dân chủ, học vấn, log(POP), tính dân tộc, khả năng thanh khoản hệ thống tài chính/GDP, cân đối tài khoá, khu vực và tôn giáo (biến giả)]
(H. Hansen & Tarp, 2000a)
56 nước 1974-1993, trung bình 4 năm
Panel OLS, 2SLS GDPR p.c = f [AID/GDP, AID*chính sách, (AID/GDP)2, chính sách2, độ mở nền
kinh tế, INF, DEF, GOC, độ sâu tài chính, chất lượng thể chế, intial GDP] (H. Hansen
& Tarp, 2000b)
56 nước 1974-1993, trung bình 4 năm
Panel OLS, 2SLS GDPR p.c = f [AID/GDP, (AID/GDP)2, AID/GDP, (AID/GDP)2, độ mở nền