Tình hình cam kết và ký kết nguồn vốn ODA trong giai đoạn 1993 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 42 - 45)

4.1.1. Tình hình cam kết và ký kết nguồn vốn ODA trong giai đoạn 1993 – 2015: 2015:

Kể từ khi khôi phục lại nguồn viện trợ chính thức trong giai đoạn từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã nhận được nhiều cam kết viện trợ của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế17. Theo OECD, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác phát triển với 34 nhà tài trợ song phương (trong đó, các nhà tài trợ lớn nhất là Nhật, Pháp, Đức, Úc và Đan Mạch), 23 nhà tài trợ đa phương và khoảng “600 tổ chức phi chính phủ khác với các chương trình viện trợ trong nhiều lĩnh vực khác nhau” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008).

Biểu đồ 4.1: Tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân thời kỳ 1993 – 2015 (Tỷ USD)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê và OECD)

17 Thực ra từ 1960 Việt Nam vẫn nhận được ODA, tuy nhiên, các khoản viện trợ từ 1960 – 1986 hầu hết là các khoản viện trợ song phương ràng buộc của Hoa Kỳ và Liên Xô (Banerjee, Julian, & McCarty, 2009). Nhưng chỉ từ sau Đổi Mới 1986, sự sụp đổ của khối Soviet và Hội nghị Bàn tròn Paris 1993 thì các khoản viện trợ mới mang tính chính thức, không còn bị ràng buộc (trên danh nghĩa).

Trong hơn 23 năm qua, tổng ODA cam kết cho Việt Nam đạt mức 67.84 tỷ USD, trong đó số vốn giải ngân là 44.25 tỷ USD. Năm 1993, vốn giải ngân là 0.3682 tỷ USD, chiếm 24.12% số vốn cam kết. Đến cuối năm 2015, tổng ODA giải ngân đạt 3.04 tỷ USD, chiếm 63.49% so với lượng vốn cam kết năm đó. Điều này cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo (Bộ Tài chính, 2008). Mặc dù viện trợ tăng lên hàng năm, tuy nhiên MPI vẫn cho rằng lượng vốn ODA không đủ để đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, và “tỉ lệ giải ngân vẫn ở mức thấp hơn trung bình so với các nước trong khu vực đối với một số nhà tài trợ” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008).

Biểu đồ 4.2: Nguồn vốn ODA giai đoạn 1993 – 2015 (Triệu USD)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê và OECD)

Những nhà tài trợ lớn và thường xuyên có mặt ở Việt Nam là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Pháp, Liên Hiệp Quốc, Thụy Điển, Vương Quốc Anh, Quỹ tiền Tệ Quốc Tế, Ủy Ban Châu Âu (Biểu đồ 3.3):

Biểu đồ 4.3: Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993 – 2015

(Nguồn: Data World Bank)

 Ngân Hàng Thế Giới (WB): Trong quá trình phát triển, Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ tích cực của WB, một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới. WB cung cấp nguồn vốn cho các nước đang phát triển để hỗ trợ cho công cuộc tạo đà tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Thông qua việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi, viện trợ không hoàn lại của WB, Việt Nam đã thiết lập các quan hệ đối tác chặt chẽ nhằm giải quyết các thách thức trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Nguồn vốn ODA của WB dành cho Việt Nam được đầu tư chủ yếu vào các chương trình dự án thuộc lĩnh vực phát triển nông thôn, năng lượng, giao thông, phát triển đô thị, giáo dục, y tế và cải cách ngành tài chính.  Nhật Bản là nhà viện trợ lớn thứ hai của Việt Nam (đứng sau WB). Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản cho các nước bị sụt giảm do nền kinh tế Nhật gặp khó khăn của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước được nhận viện trợ nhiều vốn của Nhật Bản. Nguồn vốn ODA do Nhật tài trợ được sử dụng cho nhiều dự án khác nhau như: cải thiện môi trường đầu tư, giao thông, năng lượng điện, phát triển nguồn nhân lực trong nước và ngoài nước, cải cách kinh tế, cải thiện hệ thống pháp luật và cải cách hành chính, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)