Trong lịch sử phát triển của mình, nền kinh tế đã chuyển mình qua rất nhiều các giai đoạn khác nhau và ứng mỗi giai đoạn đó đã hình thành các lý thuyết và mô hình kinh tế đặc trưng tương ứng. Các lý thuyết và mô hình đó đã có vai trò quan trọng diễn tả những quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế qua các thời kì thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Và trải qua các thời kì khác nhau thì các lý thuyết và mô hình kinh tế này cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển các lý thuyết và mô hình trước nó để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Dưới đây là một số mô hình tăng trưởng kinh tế với những quan điểm về yếu tố nguồn lực và tác động của chúng tới tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế truyền thống:
➢ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith:
Theo lý thuyết của Adam Smith, chính lao động được sử dụng trong những công việc hữu ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội. Adam Smith coi sự gia tăng tư bản đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao năng suất lao động, thông qua thúc đẩy phân công lao động.
Theo Adam Smith, trong các vấn đề chính sách kinh tế, việc bãi bỏ sự điều tiết của Chính phủ đối với các hoạt động sản xuất và thị trường không chỉ góp phần làm tăng thu nhập của chủ tư bản, mà còn góp phần mở rộng thị trường. Theo thuyết “Bàn tay vô hình14” của Adam Smith thì “Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình trung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng. chính quyền mỗi
14 Bàn tay vô hình (Tiếng Anh: Invisible Hand) được nhắc đến trong tác phẩm vĩ đại “Bàn về tài sản quốc gia” (Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations) - là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do nhà kinh tế học Adam Smith đưa ra vào năm 1776.
quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động kinh doanh”.
➢ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của David Ricardo:
Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo hàm chứa trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa”, ra đời năm 1817, khi cuộc Cách mạng Công nghiệp ở nước Anh sắp hoàn thành, đánh dấu sự ra đời của trường phái kinh tế cổ điển.
Theo lý thuyết của David Ricardo, đề xuất để đưa nền kinh tế nước Anh ra khỏi cái bẫy giới hạn tăng trưởng là tự do hóa nhập khẩu lương thực, thực phẩm, hay cụ thể hơn là bãi bỏ Luật Ngũ cốc.
Mô hình Ricardo nêu rõ vấn đề mà các nước đang phát triển thường gặp phải khi tiến hành công nghiệp hóa trong tình trạng nền nông nghiệp còn trì trệ. Nếu sự gia tăng dân số nhanh trong thời kỳ công nghiệp hóa không đi kèm với sự gia tăng cung lương thực, thực phẩm thì giá lương thực, thực phẩm sẽ tăng mạnh, đẩy chi phí sinh hoạt của người có thu nhập thấp tăng lên, điều này sẽ tạo ra áp lực tăng tiền lương. Tiền lương tăng lên chính là cú đánh mạnh vào các ngành công nghiệp mới manh nha hình thành, còn phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng lao động.
Theo Ricardo có 3 yếu tố tác động tới tăng trưởng là: lao động(L), vốn (K) và đất đai (R). Theo Rcardo trong 3 yếu tố nêu trên thì đất đai (R) là yếu tố quan trọng nhất. Đất đai chính là giới hạn của tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ hơn thì giá lương thực, thực phẩm sẽ tăng lên. Do đó tiền lương danh nghĩa tăng lên, lợi nhuận của nhà tư bản giảm.
➢ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Karl Marx:
Theo lý thuyết tăng trưởng của Marx, sự bất bình đẳng ngày càng tăng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ gây nên sự thù địch giữa hai giai cấp người lao động và nhà tư bản, cuối cùng dẫn đến bạo lực cách mạng và chủ nghĩa tư bản dựa trên chế độ tư hữu của một số ít cá nhân sẽ bị thay thế bằng chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu.
Mô hình Marx đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích vấn đề mà các nước đang phát triển gặp phải ngày nay. Nhiều nền kinh tế đang phát triển cố gắng đạt được tăng trưởng nhanh thông qua việc tập trung vào đầu tư vào khu vực công
nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng việc làm chậm hơn nhiều so với tăng trưởng sản lượng, do việc tập trung đầu tư vào những công nghệ tiếp cận lao động. Theo Karl Marx, trong giai đoạn này, đã có sự phân chia giai cấp trong xã hội tư bản, đó là địa chủ, nhà tư bản và công nhân, với thu nhập tương ứng là địa tô, lợi nhuận và tiền công.
Mô hình tăng trưởng hiện đại:
➢ Mô hình tăng trưởng kinh tế của Keynes:
Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes ra đời vào những năm 30 của thế kỉ XX sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, khi mà các lý thuyết trước đó đã không còn phù hợp với điều kiện mới. Năm 1936, J. Maynard Keynes (1883 – 1946) cho ra đời tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã đánh dấu sự ra đời của trường phái Keynes.
Theo đó các nhân tố tác động tới tăng trưởng chỉ gồm có: lao động L, nguồn vốn K, và đất đai R. Để tăng trưởng kinh tế cần đầu tư vào vốn dự trữ. Hay nói cách khác tiết kiệm (S) và đầu tư (I) là yếu tố quyết định tăng trưởng trong mô hình Harrob – Domar. Chính vì vậy ở đây đã có sự xuất hiện vai trò của chính phủ trong việc điều tiết các nguồn tiết kiệm, tích lũy, đầu tư.
Mô hình cũng đưa ra cách tính hệ số ICOR15 có ý nghĩa trong thực tế trong việc đánh giá năng lực quản lý, giá cả của đầu tư trong hoàn cảnh yếu tố công nghệ như nhau, trình độ công nghệ, mức độ khan hiếm của các yếu tố nguồn lực.
➢ Mô hình tăng trưởng kinh tế của Harrod – Domar:
Mô hình Harrod- Domar được công bố vào năm 1946. Mô hình này được Giáo sư kinh tế học Evsey Domar xây dựng trên cơ sở lý thuyết tăng trưởng (1939) của nhà kinh tế học Roy Harrod.
Theo lý thuyết tăng trưởng của Harrod – Domar, mô hình này giúp phân loại mối quan hệ kinh tế giữa thu nhập, tiết kiệm, đầu tư và sản lượng cần thiết để duy trì tăng trưởng ổn định, cũng như toàn dụng lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mô hình này chỉ mang tính chất tính toán và vẫn chưa giải quyết được những vấn đề còn tồn tại ở các nước đang phát triển như (i) Sản lượng của các đơn vị kinh tế đều phụ
15 ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Đây là tập hợp các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Incremental Capital - Output Ratio.
thuộc vào đầu tư; (ii) Mô hình cho rằng nguồn vốn tính trên đầu công nhân là không đổi; (iii) Mô hình không đề cập đến sự tăng trưởng năng suất lao động, cải tiến công nghệ, thay đổi trong lực lượng lao động có kỹ năng và những đóng góp thương mại. Công thức mô tả:
g = s / k
Trong đó:
+ g là tốc độ tăng sản lượng; + s là tỷ lệ tiết kiệm;
+ k là tỷ lệ gia tăng vốn – sản lượng.
Mô hình cũng đưa ra cách tính hệ số ICOR có ý nghĩa trong thực tế trong việc đánh giá năng lực quản lý, giá cả của đầu tư trong hoàn cảnh yếu tố công nghệ như nhau, trình độ công nghệ, mức độ khan hiếm của các yếu tố nguồn lực.
Có thể nói mô hình Harrob – Domar được thể hiện bằng hàm sản xuất giản đơn nhất và nổi tiếng nhất được sử dụng trong nghiên cứu, phân định và phát triển kinh tế. Mô hình được sử dụng phổ biến trong các nước đang phát triển, dược xem là một phương pháp đơn giản để xem xét mối quan hê tăng trưởng và nhu cầu tư bản. Và trong một số trường hợp nó tỏ ra rất hữu ích trong tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới thông qua việc huy động vốn.
➢ Mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow:
Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế tăng trưởng kinh tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả kinh tế khác bổ sung. Solow đã nhận được giải Nobel về kinh tế năm 1987 nhờ cống hiến này. Mô hình này còn gọi là Mô hình tăng trưởng tân cổ điển vì một số giả thiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học tân cổ điển. Mô hình này còn có cách gọi khác, đó là Mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững.
Năm 1956, nhà kinh tế học MIT Robert Solow giới thiệu một mô hình tăng trưởng kinh tế mới, là một bước tiến dài kể từ mô hình Harrod Domar. Solow thừa nhận là có nhiều vấn đề phát sinh từ hàm sản xuất cứng nhắc trong mô hình Harrod Domar. Giải pháp của Solow là bỏ hàm sản xuất có hệ số cố định và thay thế nó bằng
hàm sản xuất tân cổ điển cho phép có tính linh hoạt hơn và có sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất. Trong mô hình Solow, các tỷ số vốn – sản lượng và vốn – lao động không còn cố định nữa mà thay đổi tuỳ theo nguồn vốn và lao động tương đối trong nền kinh tế và quá trình sản xuất. Cũng như mô hình Harrod Domar, mô hình Solow được triển khai để phân tích các nền kinh tế công nghiệp, nhưng đã được sử dụng rộng rãi để tìm hiểu tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước trên thế giới, kể cả các nước đang phát triển. Mô hình Solow đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn và vẫn là trọng tâm của phần lớn các lý thuyết tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Hàm sản xuất tân cổ điển trong mô hình Solow có sinh lợi giảm dần theo vốn, cho nên mỗi mức tăng thêm vốn trên lao động (k) sẽ gắn liền với mức tăng sản lượng trên lao động nhỏ dần (y).
Trong biểu đồ Solow cơ bản, điểm A là điểm duy nhất có giá trị tiết kiệm mới, sy, đúng bằng giá trị đầu tư mới cần thiết cho sự tăng trưởng lực lượng lao động và khấu hao (n + d). Điểm A là mức vốn trên lao động và sản lượng trên lao động ở trạng thái dừng.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mô hình tăng trưởng Solow cơ bản
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tất cả những giá trị giữ nguyên không đổi đều được biểu thị dưới dạng giá trị trên mỗi lao động. Cho dù sản lượng trên lao động là hằng số, tổng sản lượng vẫn tiếp tục tăng trưởng với tỉ lệ n, bằng tỉ lệ tăng trưởng dân số và tăng trưởng lực lượng lao động. Nói cách khác, ở trạng thái ổn định, GDP (Y) tăng trưởng với cùng tỉ lệ n, nhưng GDP trên đầu người (y) giữ nguyên không đổi (thu nhập bình quân vẫn không đổi). Tương tự, cho dù vốn trên đầu người và tiết kiệm trên đầu người giữ nguyên không đổi tại điểm A, tổng vốn và tổng tiết kiệm vẫn tăng trưởng.
2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan về tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế:
2.3.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước:
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả định tính và định lượng. Các nghiên cứu này rất khác nhau, cả khi việc nghiên cứu ngay trên cùng một lãnh thổ cũng bộc lộ nhiều quan điểm khác nhau, như viện trợ có tác động tích cực và có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển; viện trợ không có tác động, thậm chí làm xói mòn
tăng trưởng kinh tế; viện trợ có thể tác động tích cực đến tăng trưởng trong một số điều kiện khác nhau (chính sách, chính trị…);
Trong những năm 1950 – 1960, mô hình tăng trưởng kinh tế của Harrod (1939) và Domar (1946) là mô hình nền tảng, quan trọng nhất sau mô hình tăng trưởng Keynes. Mô hình Harrod-Domar có thể tóm gọn bằng công thức g = s/v, trong đó g là tỉ lệ tăng trưởng sản lượng (growth rate of output), s là tỉ lệ tiết kiệm nội địa
(domestic savings ratio) và v là hệ số vốn-sản phẩm gia tăng (incremental capital-
output ratio). Mô hình phân tích định lượng của họ cho phép các nước ước lượng tỉ lệ tiết kiệm trong nước (hay mức đầu tư) tương ứng với một tốc độ tăng trưởng mục tiêu.
Dựa trên mô hình Harrod – Domar, những mô hình Thâm hụt kép (two-gap model) đã ra đời, khẳng định vai trò của viện trợ đối với tăng trưởng, trong đó mô hình có sức ảnh hưởng nhất do Chenery và Strout (1966) phát triển, sau này đã trở thành mô hình nền tảng cho những chương trình viện trợ của WB16. Năm 1966, trong cuốn “Viện trợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế” của Chenery và Strout, trình bày về “mô hình 2 lỗ hổng” và lần đầu tiên phân tích các mối quan hệ đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Mô hình này cho rằng khoảng cách tiết kiệm là khoản thiếu hụt giữa tiết kiệm sẵn có và mức độ đầu tư cần thiết để tạo được sự tăng trưởng mong muốn và khoản thiếu hụt ngoại tệ là khoản chênh lệch giữa mức độ nhập khẩu so với kiêm ngạch xuất khẩu hiện có. Mô hình đã thực hiện phân tích dữ liệu 50 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1957 – 1962. Các tác giả đo lường tỉ lệ tăng trưởng GNP, tỉ lệ đầu tư, tỉ lệ tiết kiệm nội địa, khuynh hướng xuất – nhập khẩu tại mỗi quốc gia và thấy rằng: tại các nước nghèo, mức tiết kiệm nội địa thấp và (hoặc) thiếu hụt dự trữ ngoại tệ, do đó mức đầu tư thấp và dẫn đến tăng trưởng cũng thấp. Vì thế, họ lập luận rằng nguồn viện trợ sẽ hỗ trợ cho tích luỹ vốn, như vậy mức đầu tư sẽ tăng làm tăng tỉ lệ tăng trưởng (khi đó g = (s+a)/v với a là tỉ lệ viện trợ/GNP của nước
nhận tài trợ).
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khác như Leff (1969) và Griffin (1970) đã phân tích tác động tiêu cực của vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng
16 Năm 1973, dựa trên mô hình của Chenery và Strout (1966), WB mở rộng thành mô hình RMSM (Revised Minimum Standard Model) để đánh giá mức đầu tư và viện trợ cần thiết để các nước đang phát triển có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói nghèo (D. Addison, 1989).
một phần của dòng vốn nước ngoài sẽ dành cho tiêu dùng nhiều hơn là đầu tư, từ đó nguồn tiết kiệm trong nước sẽ giảm và đầu tư sẽ tăng ít hơn nguồn vốn nước ngoài. Công trình của Mosley (1980) khảo sát các quốc gia châu Phi nghèo nhất nhận viện trợ của Anh trong thập niên 70 và thấy rằng viện trợ tác động xấu lên tăng trưởng kinh tế. Sau này, một nghiên cứu toàn diện hơn đã chỉ ra một nghịch lý: viện trợ có thể hiệu quả trên địa bàn triển khai dự án tài trợ, nhưng không mang lại tác động cụ thể nào cho toàn bộ nền kinh tế (Mosley, 1987). Sau một thời gian tranh cãi, các nhà khoa học và các nhà thống kê đã đi đến kết luận: “Viện trợ nhìn chung có tác động tích cực đến tỉ lệ tăng trưởng thu nhập đầu người của nước tiếp nhận, nhưng với hiệu suất ngày càng giảm” (McGillivray, 2003; Roland-Holst & Tarp, 2004).
Một số nghiên cứu phát triển thêm các biến số mang tính chính trị, quy mô quốc