Nguồn vốn ODA được coi là một phần của Ngân sách nhà nước do đó trách nhiệm trong hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này thuộc về Chính phủ, các cơ quan liên quan nói chung và một phần từ các nhà đầu tư nói riêng. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn này phải được đảm bảo từ 2 phía: nước nhận đầu tư và những người đầu tư. Thứ nhất, xây dựng và thực hiện kế hoạch trung hạn về tăng cường năng lực quản lý và sửa dụng ODA, vốn vay ưu đãi theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Thứ hai, tổ chức đào tạo cơ bản về chính sách, thể chế, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ quản lý và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án ở các cấp và các cán bộ của cơ quan tài trợ.
Thứ ba, cần nghiên cứu kế hoạch và chiến lược giảm dần nguồn vốn ODA, đặc biệt là vốn ODA có điều kiện, đồng thời, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI. Với cách làm này, Việt Nam không chỉ duy trì được sự gia tăng của tổng vốn đầu tư mà còn cải thiện được hiệu quả của tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả vốn ODA.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ giữa sở Kế hoạch và Đầu tư với các sở, ngành liên quan như Sở GTVT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính… để đề xuất dự án nhận vốn ODA thích hợp, phối hợp cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện, tránh thiếu sót hay chậm trễ báo cáo và cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý để mỗi cấp quản lý thấy được nghĩa vụ và quyền lợi, trách nhiệm của mình.