Việc thẩm định tín dụng phải được xem xét trên cả 2 mặt: định tính và định lượng. Kỹ thuật thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân thường dựa trên các phương pháp sau:
Phương pháp phán đoán (6C): Ngân hàng đánh giá lòng tin của khách hàng thông qua
phương pháp này nghiên cứu 6 tiêu chí của người xin vay, bao gồm: tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control). Các ngân hàng thường sử dụng phương pháp này thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp để đánh giá khách hàng, ưu điểm của nó là
đánh giá được tổng thể lịch sử vay nợ, danh tiếng của khách hàng, tài chính…Tất cả
các tiêu chí này đều phải được tổng hợp đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi. Phương pháp này có nhược điểm là phân tích định tính, các quyết định mang tính chất phán xét chủ quan của NVTD.
Phương pháp điểm số tín dụng: Đây là phương pháp được nhiều ngân hàng sử dụng
để xử lý các đơn xin vay của các KHCN. Yêu cầu tín dụng của khách hàng được xử lý bằng hệ thống cho điểm tự động. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng
được sử dụng trong mô hình này bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cốđịnh, số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác… Nhờ mô hình này việc phân tích các khách hàng gồm nhiều yếu tố được đơn giản hóa chỉ còn một yếu tố - điểm tín dụng của khách hàng.
Phương pháp hệ thống điểm số dựa trên giả định rằng, khi các yếu tố trong hệ
thống giống nhau, nếu các yếu tố này phản ánh chính xác các khoản tín dụng là tốt hay xấu trong quá khứ thì cũng sẽ tiếp tục có khả năng như vậy trong tương lai với mức sai số có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi môi trường kinh tế xã hội có những biến động lớn ảnh hưởng đến các yếu tố tín dụng được xem xét trong hệ thống điểm số thì rõ ràng giảđịnh trên không cò phù hợp nữa. Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến
chương trình tín dụng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng phải thường xuyên tái xét, bổ sung và sửa đổi hệ thống điểm số mà mình đang sử dụng.
Các ngân hàng có thể kết hợp cả 2 phương pháp phán đoán và phương pháp
điểm sốđể thẩm định KHCN.
1.3.3.4. Tổ chức thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM
Đây là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định tín dụng chính xác hay không, vì vậy phải phân định rõ trách nhiệm của những người tham gia vào giai đoạn này. Thông thường có hai cách tổ chức phân nhiệm.
Cách thứ nhất là phương pháp tập trung, theo phương pháp này cách tổ chức thẩm định là giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ các nội dung thẩm
định. Cách này có ưu điểm là quá trình phân tích được liên tục, có hệ thống, tiện lợi trong những trường hợp có nhu cầu vốn của khách hàng thấp, món vay nhỏ, sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc thẩm định. Tuy nhiên cách này sẽ mang tính chủ quan cao do phụ thuộc vào trình độ, bản lĩnh của người thẩm định.
Cách thứ hai là phương pháp chuyên môn hóa, theo phương pháp này cách tổ
chức thẩm định là chuyên môn hóa các nội dung thẩm định và giao cho những chuyên gia đảm trách thẩm định từng mảng chuyên môn riêng của mình. Cách này có ưu điểm là chuyên môn hóa cao, tránh được những sai sót do khiếm khuyết trong nghiệp vụ. Bên cạnh đó cách này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân hoặc phòng ban tham gia thẩm định đểđảm bảo tính hệ thống và kịp thời.
Theo đó tùy vào cách thức hoạt động mỗi NHTM đều tự xây dựng cho mình một hình thức tổ chức thẩm định phù hợp. Các NHTM có cách tổ chức thẩm định khác nhau nhưng nhìn chung đều bám sát vào quy chế cho vay của NHNN. Việc một nhân
viên hay nhiều người đồng thời thực hiện một nội dung thẩm định tùy thuộc vào quy mô của nhu cầu đề nghị cấp tín dụng, cũng như mức độ phức tạp của việc thẩm định.
Công tác tổ chức thẩm định phải đảm bảo tính chặt chẽ trong việc tiến hành thẩm định cũng như quyết định cho vay. Các NHTM cũng phân cấp rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan để đảm bảo được tính an toàn cũng như hạn chế
rủi ro cho vay.
1.3.3.5. Nội dung thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM
*Thẩm định cơ sở pháp lý của khách hàng
Thẩm định cơ sở pháp lý là việc xem xét kỹ hồ sơ pháp lý của khách hàng có thỏa mãn những điều kiện vay vốn hay không, hồ sơ pháp lý phải bảo đảm tính cập nhật hiện hành đối với khách hàng. Một số hồ sơ pháp lý cơ bản của KHCN như sau: - Đối với cho vay tiêu dùng
+ Hộ khẩu;
+ Chứng minh nhân dân của Cá nhân hoặc Chủ hộ gia đình.
+ Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Giấy xác nhận nhân thân cá nhân Khách hàng của công an phường, xã, thị trấn trong thời hạn không quá 1 năm (nếu có);
- Đối với cho vay hộ kinh doanh cá thể (gồm cá nhân có đăng ký kinh doanh và hộ gia
đình có đăng ký kinh doanh):
+ Hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người đứng tên đăng ký kinh doanh; + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép kinh doanh).
- Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
+Giấy phép kinh doanh, đối với các ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật quy định ngành nghề đó phải có (kinh doanh rượu, thuốc lá, xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, kinh doanh xuất nhập khẩu một số mặt hàng,...);
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đối với ngành, nghề mà pháp luật quy
định phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định khác;
+ Chứng chỉ hành nghề, đối với ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có chứng chỉ
hành nghề (dịch vụ pháp lý, dịch vụ khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm, dịch vụ
thú y và kinh doanh thuốc thú y, dịch vụ thiết kế công trình, kiểm toán, môi giới chứng khoán và các dịch vụ, ngành nghề khác mà pháp luật quy định);
- Hồ sơ mua bảo hiểm đối với tài sản và hoạt động của khách hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật bao gồm:
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; + Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; + Bảo hiểm cháy, nổ;
+ Các loại bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật .Yêu cầu đối với Hồ sơ pháp lý
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là bản sao có công chứng, chứng thực của cơ
quan có thẩm quyền;
- Chứng minh nhân dân (không quá 15 năm kể từ ngày được cấp), có thể thay thế bằng những giấy tờ tuỳ thân khác như: Hộ chiếu, chứng minh quân đội, công an,… là bản sao;
- Các giấy tờ khác là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao do khách hàng sao chụp và ký, đóng dấu xác nhận. Nếu là bản sao do khách hàng sao chụp và ký, đóng dấu xác nhận, thì NVTD phải đối chiếu
với bản chính và ký xác nhận, ghi rõ ngày đối chiếu;
- Nhân viên ngân hàng đề nghị khách hàng gửi đầy đủ các hồ sơ khi giao dịch lần đầu tiên và gửi bổ sung ngay sau khi có thay đổi.
* Thẩm định tư cách của khách hàng
Thẩm định uy tín của khách hàng là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn, mối quan hệ với các ngân hàng, uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác…trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những tiêu chuẩn tạo dựng lên uy tín của khách hàng trong quan điểm của NVTD, nếu NVTD cảm thấy khách hàng không trung thực trong cam kết sử dụng vốn vay hay kế hoạch trả
nợ thì khoản cho vay sẽ không được thực hiện bởi vì nếu cho vay nó sẽ rất có thể trở
thành một khoản nợ khó đòi đối với ngân hàng. Một số tiêu chí để đánh giá uy tín của khách hàng như sau :
- Đánh giá về quan hệ của khách hàng với TCTD hiện tại và các tổ chức tín dụng khác thông qua việc xem xét và đánh giá chất lượng tín dụng trong lịch sử của khách hàng;
đánh giá, thẩm định chính xác về khoản vay, số nợ gốc đã thanh toán, mức độ uy tín của khách hàng trong quá trình trả nợ.
- Đánh giá trình độ học vấn, chuyên môn. lịch sử bản thân, trình độ hiểu biết pháp luật. - Những kinh nghiệm công tác đã qua, mối quan hệ với bạn hàng và đối tác, vị trí của khách hàng trên thương trường
- Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với NVTD để hoàn thiện các thủ tục vay vốn để bảo đảm điều kiện vay theo quy định của ngân hàng nhà nước và đối với TCTD khách hàng quan hệ.
Việc thẩm định môi trường xung quanh khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tính phù hợp khi cấp tín dụng cho khách hàng. Có một số tiêu chí NVTD cần đánh giá như sau:
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng như của khách hàng. Khi nền kinh tếđang tăng trưởng ổn định thì khách hàng làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị suy thoái, mất ổn định đã làm cho khách hàng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hoá bị ứ đọng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của khách hàng. Tùy từng thời điểm kinh tế mà chính sách của Chính phủđiều chỉnh định hướng ngành hàng và hoạt động kinh doanh trong nước khác nhau.
- Môi trường chính trị, xã hội: Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho khách hàng phát triển. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan…đều là những nguyên nhân dẫn đến việc kìm hãm sản xuất, từđó gây ra rủi ro
đối với khách hàng nói chung và đối với ngân hàng nói riêng.
- Môi trường pháp lý: Việc nhà nước xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ và có hiệu lực sẽ làm mạnh hoá các quan hệ kinh tế giữa khách hàng với ngân hàng. Ngược lại, hệ thống pháp lý lỏng lẻo sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, gây nên tình trạng mánh khoé, lừa
đảo và gây thiệt hại lẫn nhau, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đối với ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.
- Môi trường sống xung quanh khách hàng : Môi trường sống xung quanh khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa cũng như tâm lý của khách hàng. Đối với từng vùng miền khác nhau sẽ có những nét văn hóa khác nhau, hay như nói hẹp hơn là từng tỉnh, thành phố, quận, huyện, từng khu dân cư khác nhau thì tâm lý khách hàng khác nhau, thu nhập khác nhau, hoạt động kinh doanh cũng khác nhau. Do đó việc thẩm định môi
trường sống xung quanh khách hàng là một yếu tố không thể thiếu trong công tác thẩm
định của NVTD ngân hàng.
* Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng
Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, NVTD có trách nhiệm thẩm định tình hình tài chính của khách hàng thông qua các nguồn thu nhập của họ như : thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cổ tức từ việc góp vốn công ty, thu nhập từ lương, thưởng, phụ cấp, thu nhập từ cho thuê tài sản là nhà, xe, nhà xưởng, máy móc…
- Đối với nguồn thu nhập của khách hàng từ lương, thưởng, phụ cấp cán bộ tín dụng phải thu thập tất cả thông tin cần thiết để đánh giá nguồn thu này như tình hình hoạt
động của công ty, mức thu nhập tương ứng với vị trí công tác và thâm niên hiện tại của khách hàng, tính ổn định của công ty so với thị trường…đối với thu nhập từ cho thuê tài sản là nhà, xe, nhà xưởng cán bộ tín dụng cũng cần xác định rõ nguồn thu nhập này thông qua tính pháp lý, tính ổn định của nguồn thu nhập, số lượng người phụ thuộc vào thu nhập của khách hàng, giá trị thực tế của tài sản cho thuê cũng như giá cho thuê trong điều kiện hiện tại, ngoài ra cần phải đánh giá được giá trị cho thuê tài sản trong tương lai đối với những tài sản bị khấu hao…
- Đối với nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, NVTD cần tập trung thẩm
định và đánh giá năng lực tài chính để đảm bảo khách hàng trả nợ đúng cam kết, khả
năng tham gia vốn vào phương án kinh doanh, khả năng thực hiện phương án kinh doanh, tính khả thi trong việc kinh doanh là căn cứ trả nợ cho ngân hàng. Nguồn thu nhập để trả nợ chính là thu nhập bằng tiền từ kết quả thực hiện phương án sản xuất kinh doanh được ngân hàng cho vay. NVTD phân tích khách hàng trên các phương diện tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình bán hàng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.Về tình hình sản xuất kinh doanh NVTD cần xem xét về
phương pháp sản xuất, công suất sản xuất, chất lượng sản phẩm và chi phí, doanh thu, khách hàng, giá bán, số lượng đơn đặt hàng, hàng tồn kho…, thu thập thông tin qua
nhà cung cấp hàng hóa, thiết bị, các phương tiện thông tin đại chúng, qua các phương án sản xuất kinh doanh cùng loại. Xu hướng phát triển của ngành, tốc độ tăng trưởng quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai của ngành, sản phẩm và khả năng cạnh tranh của nó trên thị trường trong và ngoài nước…
Mục tiêu của thẩm định tình hình tài chính của khách hàng cá nhân để đánh giá một cách chính xác và trung thực nguồn thu nhập của khách hàng, qua đó kết luận
được khả năng trả nợ của khách hàng trong suốt quá trình vay vốn.
* Thẩm định phương án, mục đích vay vốn
Việc thẩm định phương án, mục đích vay vốn của khách hàng để đảm bảo mục
đích sử dụng vốn của khách hàng đúng mục đích phù hợp với quy định của pháp luật và NHNN quy định. Theo quy chế cho vay của NHNN, TCTD không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; - Đểđáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
Đối với các nhu cầu vay vốn tiêu dùng, phục vụđời sống, NVTD cần thẩm định rõ mục đích của khách hàng, tính phù hợp của sản phẩm vay, nhu cầu của khách hàng