Phân loại rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công cụ (GIS), ảnh viễn thám (RS) và các chỉ tiêu kinh tế sinh thái để quy hoạch phát triển lâm nghiệp tổng thể bền vững huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 37 - 40)

Hệ sinh thái rừng m-a nhiệt đới đ-ợc phát sinh, phát triển dựa trên 5 nhân tố nh- đã được xác định trong “Phân loại thảm rừng Việt nam trên quan điểm sinh thái và phát sinh” của GS.TS Thái Văn Trừng (1978). Mặt khác, xét trong phạm vi hẹp của một huyện và xem xét đến đặc điểm phức tạp của tiểu đị- hình thì đặc điểm của hệ sinh thái rừng ở đây có nét khá phức tạp. Bên cạnh đó, sự tác động và can thiệp của con ng-ời quá mạnh nên cấu trúc và hoàn cảnh sinh thái rừng có những thây đổi nhất dịnh. Chúng ta biết rằng mỗi một kiểu thảm, một trạng thái rừng đều có mức độ phổ khác nhau, đ-ợc vệ tinh thu nhận với mức độ chính xác và mầu sắc khác nhau. Qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát hiện tr-ờng chúng tôi đã xác định các kiểu rừng chính của huyện yên Thế nh- sau:

1) Kiểu rừng kín th-ờng xanh m-a ẩm á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này có khoảng 1212 ha, chiếm 7,3% tổng diện tích đát tự nhiên của toàn huyện, phân bố chủ yếu ở độ cao trên 700 m. Cấu trúc tổ thành rất đa dạng và phong phú về số loài cây, các loài cây chủ yếu sinh sống trên đất feralit mầu đỏ vàng phát triển trên đá Gralit, sa thạch, phiến thạch… Cấu trúc tầng thứ của kiểu rừng này đ-ợc chia làm 5 tầng:

- Tầng v-ợt tán và tần -u thế sinh thái chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Long não (Lauraceae), họ dâu tằm (Moracee)… những loài tiêu biểu phải kể đến là Vạng trứng (Endospermum chinense), ời lời (Litsea sp), Dẻ gai Yên Thế (Castanopsis boisii), Nhọc (Polyanthia lauii)…

- Tầng d-ới tán có các cây còn nhỏ của các loài kể trên và ngoài ra còn có các loài khác nh- Re gừng (Cinnamomum iners), Chân chim (Schefflera spp) và một số loài trong họ chè (Theaceae), họ Cà phê (Rubiaceae)…

- Tầng cây bụi và tầng cỏ quyết bao gồm D-ơng xỉ (Polydiophyta), Trọng đũa (Ardisia), các loài mua núi (Melastoma)…

2) Kiểu rừng kín th-ờng xanh m-a ẩm nhiệt đới

Kiểu rừng kín có diện tích lớn nhất vào khoảng 1415 ha, chiếm 67.1% diện tích đất có rừng và phân bố hầu hết trên tất cả các xã. Kiểu rừng này đã bị tác động tuy nhiên về căn bản vẫn giữ đ-ợc đặc điểm cơ bản của nó. Cấu trúc tổ thành thực vật đa dạng và phong phú, khó xác định rõ đ-ợc các loài cây -u thế. Một số loài th-ờng gặp là Giổi (Michelia balansea), Nhọc (Polyanthia lauii), Trâm tía (Syzigium), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Cứt sắt (Styrax annamensis Guill), Sến mật (Madhuca paspuieri), Giẻ đỏ (Lithocarpus add), Ràng ràng (Ormosia balansea Drake), Táu muối (V.fleuryan Tardieu), Vàng kiêng (Magnolia đanyi Gnagnep), Ngát (Gironniera subaequalis Planch), Chân chim (Schefflera octophyla Harm)… Cấu trúc tầng thứ của kiểu rừng này cao tới25 - 30 m, đ-ờng kính đạt 50 - 60 cm, có cây đạt đ-ờng kính 80 cm. Các loài th-ơng gặp là Sấu (Dracotomelum duperreanum), Trâm (Syzygium odoratum), Máu chó (Knema pierrei), Dung (Symplocos laurina lancifolia), và Dẻ Yên Thế (Castanopsis boisii)

- Tầng -u thế sinh thái gồm có nhiều loài tham gia tạo tầng tán nh- Bứa (Garcinia), Côm (Elâeocrpus), Gội (Aglaia gigantea), các loài thuộc họ Dẻ (Fabaceae), Dung ( Symplocos), Bời lời (Litsea), Sảng (Steculia lanceolata) và Trâm (Syzygium)…

- Tầng d-ới tán gồm cácc cây mọc rải rác d-ới tán rừng thuộc những cây tái sinh của các tầng trên và ngoài ra còn các loài thuộc họ Bứa (Clusiaceae) nh- Tai chua (Garcinia cowa), Bứa (Garnicia oblongifolia), Họ Mùng quân (Flacourtiaceae) nh- Nang trứng (Hydnocarpus hainamensis), họ Du (Ulmaceae), Họ Na (Annoaceae) nh- Thâu lĩnh (Alphonsea)…

- Tầng cây bụi và thảm t-ơi bao gồm các loài D-ơng xỉ, Song mây, Trọng đũa, Lấu và các loài thân cỏ trong họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae)…

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác do hoạt động khai thác của con ng-ời

Kiểu rừng này với diện tích khoảng 1.346 ha chiếm 34,6% tổng diện tích tự nhiên đ-ợc phân bố rải rác ở hầu hết các xã trong huyện. Kiểu phụ thứ sinh này bị tác động quá mạnh trong khai thác chọn thô nhiều lần đã làm mất đi tính nguyên sinh, làm cấu trúc rừng bị phá vỡ và hoàn cảnh rừng cũng bị thay đổi. Trong lâm phần còn ít các loài cây gỗ tốt chỉ còn lại những loài thứ sinh chất lượng sấu như Ràng ràng, Chẹo, Trâm, Côm… Có nơi do người dân phát rừng làm n-ơng rẫy khoảng 3 năm sau đó bỏ hoang hoá nhiều năm và b-ớc giai đoạn rừng non đ-ợc phục hồi. Khi đó tổ thành gồm các loài cây -a sáng, mọc nhanh nh- Vạng (Endospermum Chinensis), báoi (Macarenga balancea), Mang tang (Litsea cubeba) và ven suối có loài Sung. D-ới tán rừng đã có loài cây gỗ tái sinh nh- Giổi (Manglietia michelia), Côm (Elaeocarpus), dung (Symplocos), nanh chuột…

-u hợp trảng cỏ cây bụi

-u hợp thực vật này đ-ợc phân bố trên tất cả các xã, cụ thể trong điều kiện địa hình vùng núi thấp, s-ờn và đỉnh đồi. ở vùng núi thấp đây là hậu quả của quá trình canh tác đốt n-ơng làm rẫy nhiều lần, đất bị rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng và xấu. ở vùng cao do quá trình khai thác trắng kiệt trong nhiều năm, khả năng gieo giống của các cây mẹ không còn hay tự bản thân chúng đã chỉ có thảm cỏ hay cây bụi. Các loài thực vật sống chủ yếu là Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale). Các loài cỏ là Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon). Ngoài ra còn có một số loài cây gỗ nhỏ nh- Sau sau (Liquidamba formosana), BA soi (Macaranga balancea) và d-ơng xỉ mọc trong những điều kiện khắc nghiệt nh-ng quá trình phục hồi rừng diễn ra rất khó khăn.

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng trồng

Rừng trồng với các loài cây trồng chính trong huyện Yên Thế là bạch đàn, Keo, Thông và đ-ợc trồng chủ yếu ở địa phận gần dân c-, nơi địa hình núi thấp và điều kiện lập địa còn t-ơng đối tốt. Qua đợt điều tra khảo sát thấy rằng Keo sinh tr-ởng rất tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu và đất trong l-u vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công cụ (GIS), ảnh viễn thám (RS) và các chỉ tiêu kinh tế sinh thái để quy hoạch phát triển lâm nghiệp tổng thể bền vững huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 37 - 40)