Thực trạng rủi ro trong cho vay ngắn hạnđối với KHCN tại VAB– CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 58 - 64)

8. Kết cấu luận văn

2.2.2 Thực trạng rủi ro trong cho vay ngắn hạnđối với KHCN tại VAB– CN

(chiếm tỷ trọng 3.1% năm 2014, 4.2% năm 2015, 1.41% vào năm 2016), nguyên nhân VAB Hội sở có chủ trương đối tượng này nên hạn chế cho vay, đề phòng rủi ro cho món vay trong trường hợp khách hàng mất sức khỏe, mất mạng ... sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ món vay, vì vậy VAB-BMT chỉ cho vay có chọn lọc đối với đối tượng KH này.

VAB-BMT chủ yếu cho vay ngắn hạn KHCN có thế chấp BĐS với tỷ lệ trung bình 62.39% năm 2014, 60.18% năm 2015, và 52.74% năm 2016. Đây là hình thức cho vay chính của chi nhánh. Ngoài ra chi nhánh còn tài trợ cho vay KH thế chấp bằng động sản, giấy tờ có giá, các tài sản khác .

2.2.2 Thực trạng rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với KHCN tại VAB – CN BMT BMT

Bảng 2.5 : Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu giai đoạn năm 2014 - 2016

(Đvt: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ trong cho

vay ngắn hạn đối với KHCN 72,174 100% 127,843 100% 164,376 100% - Nhóm 1 70,297 97.40% 125,286 98 % 161,417 98.20% - Nhóm 2 1,227 1.70% 1,790 1.40% 1,973 1.20% - Nhóm 3 144 0.20% 128 0.10% 493 0.30% - Nhóm 4 217 0.30% 256 0.20% 0 0.00% - Nhóm 5 289 0.40% 383 0.30% 493 0.30%

Nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn đối với KHCN (nhóm 2+ nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5)

1,877 2.60% 2,557 2.00% 2,959 1.80%

Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với KHCN ( nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5)

650 0.90% 767 0.60% 986 0.60%

- Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với KHCN theo ngành kinh tế + Nông nghiệp và lâm

nghiệp 260 40.00% 171 22.30% 235 23.80% + Thương nghiệp 281 43.30% 489 63.80% 587 59.50% + Tiêu dung 109 16.70% 107 13.90% 165 16.70% - Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với KHCN theo thành phần kinh tế

+ Cá nhân, Hộ gia

đình 411 63.30% 440 57.40% 704 71.40%

+ Hộ kinh doanh cá

thể 239 36.70% 327 42.60% 282 28.60%

(N uồ Báo áo ộ bộ VAB- BMT)

Hình 2.3 Tình hình cho vay ngắn hạn KHCN theo nhóm nợ

Theo bảng số liệu 2.5, ta thấy tỷ lệ nợ nhóm 1 các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt chiếm 97.4%, 98%, 98.2% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với KHCN. Tỷ lệ nợ nhóm 2,3,4,5 chiếm trung bình: 2.6%, 2.0% và 1.8% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với KHCN.

- R i ro cho vay ngắn hạ ối v i KHCN theo ngành ngh kinh t :

Hình 2.4Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn KHCN theongành kinh tế

70,297 125,286 161,417 1,877 2,557 2,959 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2014 2015 2016 Nhóm 1 Nhóm 2,3,4,5 260 171 235 281 489 587 109 107 164 0 100 200 300 400 500 600 700 2014 2015 2016

Nông nghiệp và lâm nghiệp

Thương nghiệp

Cũng dựa và bảng số liệu 2.5, cho thấy nợ xấu phân theo ngành kinh tế cũng có biến động mạnh qua các năm. Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với KHCN chủ yếu tập trung vào cho vay thương nghiệp, năm 2015 (489 triệu đồng) tăng 208 triệu đồng so với năm 2014 (281 triệu) và 2016 tăng thêm 98 triệu đồng lên thành 587 triệu đồng. Trong khi đó, với nông nghiệp và lâm nghiệp thì nợ xấu giảm trong năm 2015 từ 260 triệu đồng xuống 171 triệu đồng, nhưng lại tăng lên 235 triệu đồng năm 2016. Với Tiêu dùng mức giảm trong năm 2015 từ mức 109 triệu đồng năm 2014 xuống 107 triệu đồng, và năm 2016 tăng lên 164 triệu đồng.

- R ro ho v y ắ hạ ố v K CN heo h h hầ k h

Hình 2.5 Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn KHCN theothành phần kinh tế

Theo bảng 2.5 ta thấy nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với KHCN chủ yếu tập trung ở cá nhân, hộ gia đình. Mức nợ xấu của cá nhân, hộ gia đình năm 2014 là 411 triệu đồng ( chiếm 63.3% tổng nợ xấu ngắn hạn KHCN), tăng lên 440 triệu đồng năm 2015 (chiếm 57.4% tổng nợ xấu ngắn hạn KHCN) và 704 triệu đồng năm 2016 (chiếm 71.4% tổng nợ xấu ngắn hạn KHCN). Hộ kinh doanh cá thể có mức nợ xấu năm 2014 là 239 triệu đồng (chiếm 36.7% tổng nợ xấu ngắn hạn KHCN), tăng lên mức 327 triệu đồng năm 2015 (chiếm 42.6% tổng nợ xấu ngắn hạn KHCN), và giảm xuống mức 282 triệu đồng năm 2016 (chiếm 28.6% tổng nợ xấu ngắn hạn KHCN). 411 440 704 239 327 282 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2014 2015 2016 Cá nhân, hộ gia đình Hộ kinh doanh cá thể

- Lợi nhuận cho vay luôn đi kèm với rủi ro cho vay, trong thời gian qua VAB- BMT đã giảm thiểu cho vay những khách hàng có lịch sử trả nợ kém, phương án vay vốn không khả thi,… Và tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn của VAB- BMT chiếm 2.6% trong năm 2014 giảm xuống 2% trong năm 2015 và 1.8% trong năm 2016. Trong đó tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn giảm từ0.9% trong năm 2014 xuống còn 0.6% trong năm 2015 và năm 2016. Điều này cho thấy trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều tiềm ẩn rủi ro, VAB-BMT cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng cho vay, VAB-BMT đã tích cực thu hồi nợ xấu. Thường xuyên hàng tháng, hàng quý tổ chức phân loại nợ quá hạn, nợ có vấn đề và có hướng xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, tiến hành phân tích, đánh giá phân loại dư nợ từ đó chủ động và kiên quyết giảm dần cho vay các khách hàng làm ăn kém hiệu quả, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu phát sinh. Do đó, chất lượng tín dụng được nâng cao, mức giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn duy trì ở con số thấp.

Hình 2.6 Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay ngắn hạn KHCN

- Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là căn cứ để xác định rủi ro cho vay, các chỉ tiêu này nếu vượt quá 5% đối với tỷ lệ nợ quá hạn và 3% đối với tỷ lệ nợ xấu sẽ là báo động đối với ngân hàng về chất lượng tín dụng tại ngân hàng đó đang như thế nào. Hiện tại, theo số liệu từ năm 2014 – 2016, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại

1877 2557 2959 649 767 986 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2014 2015 2016 Nợ quá hạn Nợ xấu

VAB – CN BMT mức trung bình 3 năm là 2.13% và 0.7%. Thấp hơn so với mức báo động, rủi ro cho vay ở mức chấp nhận nhưng Ngân hàng cần có biện pháp nhằm giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất có thể.

- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất /dư nợ quá hạn là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh rủi ro. Tỷ lên này năm 2014 là: 35%, năm 2015: 30%, năm 2016 là: 33%. Tỷ lệ này thể hiện trong các năm 2014, 2015, 2016 rủi ro trong 1 đồng quá hạn thì có lần lượt 0.35, 0.3, 0.33 đồng có khả năng tổn thất. Nó thể hiện được mức độ có thể gây ra rủi ro trong số nợ quá hạn của ngân hàng cho vay. VAB-BMT luôn cố gắng tích cực truy thu các khoản vay quá hạn nhằm hạn chế mức thấp nhất các tổn thất.

- VAB-BMT không thực hiện khoanh nợ, xóa nợ hay miễn giảm lãi suất cho khách hàng.

- Bên cạnh tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi. Việc các khoản vay ngắn hạn KHCN tại VAB-BMT tập trung vào 1 số ngành nghề đặc trưng của khu vực như trồng tiêu, cà phê hay chăn nuôi cũng gây ra rủi ro lớn. Thêm vào đó việc chấm điểm định kỳ sau vay của KHCN cũng thể hiện lượng KHCN bị đánh giá xếp loại C ( rủi ro cao) của Chi nhánh tăng cao. Từ đầu năm 2008, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế xấu đi ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh các mặt hàng nông sản chủ chốt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như cà phê, hồ tiêu, cao su…làm giá cả hàng nông sản giảm sút, hàng tồn kho tăng, áp lực lãi suất cao. Diễn biến này có tác động và ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh với tiềm lực tài chính nhỏ và yếu,phương án đầu tư không hiệu quả, kinh doanh thiếu lành mạnh.Một số khoản nợ mặc dù chưa đến hạn hay quá hạn nhưng theo đánh giá, kiểm tra định kỳ sau vay có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Bên cạnh đó, sự kém đa dạng trong cho vay thể hiện ở việc rất nhiều KH vay vốn để tập trung vào hoạt động kinh doanh, mua, bán, cất trữ tăng cao do giá cả 1 số loại nông sản tăng mạnh như tiêu, điều, cao su… Khi có sự biến động về giá giảm, dẫn đến sự thua lỗ hàng loạt các KH kinh doanh. Vì vậy tăng rủi ro trở thành nợ xấu trong cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)