- Cỏch 7: Cho điểm cú trọng số dựa vào hệ số xỏc định như cỏch 6 nhưng cho cỏch chuẩnhoỏ theo phương phỏp tỷ sốtheo cụng thức (1 6) Ký
4.4.1. Phân tích vai trò và vị trí của từng tiêu chuẩn đối với mục tiêu đề ra.
1, Tiêu chuẩn cho bóng mát.
Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất của cây xanh trồng ở đường phố và cũng là tiêu chuẩn hàng đầu được người dân lựa chọn. Cây xanh có thể được coi như là “máy điều hoà” cho hiệu quả cao nhất nhưng lại ít tốn kém nhất. Cây xanh sử dụng tán của nó không những để hấp thu bức xạ mặt trời mà còn làm mát không khí xung quanh qua quá trình bốc hơi nước.
Thảm xanh điều hoà nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào kiểm soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu quả của chúng tuỳ thuộc vào mật độ lá của loài cây, dạng của lá, cách phân cành của cây. Có những loài tán cây rất rộng nhưng mật độ lá lại thưa thoáng nên hiệu quả điều hoà nhiệt độ không cao như: Phượng. Cũng có những loài như Dâu da, Bằng lăng nước có tán lá rất dầy nhưng đường kính tán lại không rộng lắm. Đường kính tán càng rộng, mật độ lá càng dầy thì diện tích tán lá hấp thu bức xạ mặt trời càng lớn, lượng nước bốc hơi càng nhiều. Như vậy hiệu quả làm mát không khí xung quanh, ngăn cản ánh nắng mặt trời càng cao.
2, Tiêu chuẩn tô điểm phong cảnh.
Khi nói đến cây xanh cảnh quan đường phố thì không thể thiếu được tiêu chuẩn về hình dáng, màu sắc cây. Có thể coi đây là tiêu chuẩn quan trọng thứ hai sau tiêu chuẩn về bóng mát. Hình dáng muốn nói ở đây là hình dáng toàn diện. Hình dáng thân cây, hình dáng tán cây và độ dày của tán lá. Tán cây có hình dáng đẹp là một thành phần tô thêm vẻ đẹp của đường phố. Cũng có cây có tán đẹp, hình trứng như Xà cừ, Sấu, Sữa nhưng cũng có cây tán khó có thể mô tả được chúng hình gì. Tán dày, đẹp tạo cho cây có hình dáng oai
hùng hơn, không những thế tán dày, đẹp còn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Còn thân thẳng, đẹp tạo nên tư thế, vóc dáng của cây, tô điểm thêm cho phong cảnh. Sự phong phú, đa dạng về hình dáng của cây xanh có khả năng phù hợp với nhiều kiểu công trình kiến trúc làm tăng thêm giá trị nghệ thuật, che được những đường nét cứng nhắc của công trình. Màu sắc cây được đánh giá chủ yếu là màu sắc hoa, màu sắc lá, sự phối hợp màu hoa và lá. Chẳng hạn như cõy bàng đẹp và hấp dẫn nhất là lỳc sắp rụng lỏ cũng như sắp ra lỏ non. Khi trơ cành lỏ bàng từ màu xanh chuyển sang màu đỏ đồng, sau khi rụng hàng loạt vào những tiết trời lạnh, cõy nhỳ lỏ non xanh mơn mởn, mỡ màng, tươi vuiđầy sức sống mónh liệt.
3, Tiêu chuẩn chống chịu gió bão.
Cây trồng cảnh quan thường được trồng trên các hè phố, nơi công cộng nhiều người qua lại. Chính vì vậy, sự đổ gãy của cây sẽ là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với người dân. Thực vật nhìn chung đều có khả năng chống chịu gió bão nhưng mức độ chịu đựng là khác nhau ở các loài khác nhau. Thông thường để đánh giá mức độ chống chịu gió bão của một loài cây trồng nào đó người ta căn cứ vào một số chỉ tiêu như bộ rễ, tính dẻo dai của gỗ, cây sống lâu. Nhưng cho đến nay vấn đề này cũng chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh thành một hệ thống, do đó khó khăn cho việc tìm và nghiên cứu tài liệu. Số liệu từ tiêu chuẩn này chủ yếu tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của người dân, ý kiến của chuyên gia và từ tài liệu “ Thực vật và thực vật đặc sản rừng” của Lê Mộng Chân. Ta thấy các loài cây sống lâu năm chịu được tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên (gió bão, sâu bệnh) sẽ làm cho cảnh quan tồn tại lâu dài, đỡ tốn công sức tiền của. Trong bảng lượng hoá, loài cây được điểm tối đa về tiêu chuẩn này là: Sấu, Sao đen, Vàng anh. Tiêu chuẩn về chống chịu gió bão được đánh giá dựa trên hai đặc điểm của cây xanh, đó là: bộ rễ và độ dẻo dai của thân cành. Những cây có tán nặng và bộ rễ ăn nổi thường bị đổ khi có mưa to, gió lớn. Đặc biệt là khi mưa to, ngập úng gây nhũn đất thì những cây
có rễ ăn nổi, cho dù bộ rễ có to và khoẻ thì vẫn bị đổ. Mặt khác, khi mưa to gió lớn những cây có thân cành giòn, dễ gãy sẽ là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với người dân.
4, Tiêu chuẩn chống bụi, chống ồn.
Khả năng bảo vệ môi trường của cây xanh đã được khẳng định ở nhiều báo cáo khoa học, đề tài tốt nghiệp. Nhưng việc bảo vệ môi trường chống ô nhiễm của từng loài cây chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đây là một chủ đề rất khó, thường thì không thể xác định một cách chính xác ở từng loài cây. Tiêu chuẩn này trong đề tài dựa theo ý kiến của chuyên gia và nhận thức cá nhân. Những loại cây có khả năng chống ô nhiễm môi trường tốt là những cây có những tiêu chí như tán rộng và dày. Tán rộng thì tạo nên diện tích bóng mát lớn, tán dày có tác dụng làm giảm nhiệt độ không khí, bức xạ nhiệt, giảm khói bụi và tiếng ồn. Mặt khác bề mặt lá có lông sẽ giữ được lượng bụi nhiều hơn bề mặt lá trơn nhẵn.
5, Tiêu chuẩn không ảnh hưởng đến môi trường, các công trình công cộng và đời sống con người.
Cây xanh khi trồng ở đường phố thường gặp phải sự hạn chế về không gian sống. Vì vậy, bên cạnh những đặc điểm có lợi thì cây xanh cũng gây không ít phiền toái cho những công trình công cộng. Hay có thể nói cách khác những đặc điểm này không phù hợp với môi trường đô thị như: rễ cây ăn nổi phá hỏng vỉa hè như Bàng, Đa búp đỏ, Xà cừ…; hoặc cành nhánh giòn, dễ gãy gây nguy hiểm cho người dân khi mưa to gió lớn như Phượng, Dâu da…; tán lá rộng và rậm rạp làm ảnh hưởng xấu đến các hệ thống điện, chiếu sáng, giao thông như Bàng, Đa, Sanh,…; sâu bệnh gây hại cho cây và làm ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân như Bàng, Sanh,…; lá, hoa, quả rụng và thu hút ruồi muỗi làm mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường như Trứng cá, Dâu da, Bằng lăng… Có những phiền toái của cây xanh có thể khắc phục được như: Tán rộng và rậm rạp chúng ta có thể phát tỉa, lá rụng có thể quét…nhưng cũng có
những phiền toái rất khó khắc phục như: rễ cây ăn nổi làm hỏng vỉa hè, cành nhánh giòn và dễ gãy, hoặc có những loài cây thường bị sâu bệnh trên diện rộng. Vì vậy, khi lựa chọn loài cây trồng đường phố phải rất chú ý đến những đặc điểm này của các loài cây.
6, Tiêu chuẩn thích nghi điều kiện lập địa.
Đây là một tiêu chuẩn rất quan trọng khi lựa chọn cây trồng cảnh quan. Loài cây không thích nghi điều kiện lập địa sẽ không đáp ứng được yêu cầu của cây trồng cảnh quan. Khi lựa chọn cây trồng với bất cứ mục đích gì thì việc đầu tiên ta phải quan tâm là xem chúng có thích ứng với điều kiện lập địa nơi đó không. Nếu ta chọn cây mà bản chất có giá trị về cảnh quan rất cao, hay cây đó rất đẹp nhưng không thích ứng với điều kiện lập địa nơi trồng thì cây đó cũng không tồn tại được, tồn tại được thì cũng không thể thể hiện được ưu điểm của mình. Việc điều tra xem các cây trồng trên có thích ứng với điều kiện lập địa để cho điểm cao hay thấp là việc làm rất khó. Lượng hóa tiêu chuẩn này phải dựa vào ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm, đặc điểm sinh thái các loài cây, kết hợp điều tra hiện trạng cây ngoài đường phố. Từ đó mà ta có thể phân loại các loài cây sinh trưởng: tốt, trung bình, yếu.
7, Tiêu chuẩn chất lượng gỗ.
Tiêu chuẩn này nhằm đánh giá khả năng kinh tế của các loài cây. Đây là một tiêu chuẩn phụ. Người ta trồng cây đường phố lấy bóng mát và làm cảnh quan đẹp chứ thường ít chú ý đến vấn đề kinh tế. Nhưng khi một số loài cây quá già cỗi hoặc bị tác động mạnh bởi các yếu tố bất lợi không còn tác dụng đối với cảnh quan thì sẽ được chặt đi thay thế bằng cây mới. Lúc đó người ta mới chú ý đến chất lượng gỗ của cây. Các loài cây nghiên cứu được phân loại chất lượng gỗ dựa vào bảng phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam.