Chuẩn hoá các số liệu quan sát.

Một phần của tài liệu bé gi¸o dôc vµ §µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNT (Trang 34 - 37)

Như trên đã nói, có một số phương pháp so sánh các chủ thể đòi hỏi các biến phải được chuẩn hoá. Nội dung chuẩn hoá các số liệu quan sát là chuyển đổi các biến quan sát có thang đo khác nhau thành những đại lượng không mang theo đơn vị nào và tất cả đều tăng có lợi hoặc giảm có lợi. Đâylà nền tảng thuận lợi nhất để ta thực hiện việc tính toán và so sánh giữa các chủ thể với nhau để từ đó lựa chọn nhóm chủ thể phù hợp nhất cho mục tiêu đề ra ... Việc chuẩn hoá cũng là biện pháp làm cho các đại lượng quan sát tất cả đều tăng hoặc đều giảm có lợi tuỳ theo phương pháp chuẩn hoá. Cũng cần nói thêm rằng mỗi phương pháp chuẩn hoá thường có những ưu nhược điểm khác nhau và cho những kết quả khác nhau khi sắp xếp thứ tự tốt xấu của đối tượng nghiên cứu. Thường người ta chọn những phương pháp tính toán đơn giản và đảm bảo tin cậy.

Một số phương pháp đã được một số tác giả sử dụng trong nghiên cứu kinh tế, sinh thái và môi trường để chuẩn hoá số liệu được nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc so sánh và lựa chọn các chủ thể.

3.3.5.1. Chuẩn hoá theo phương pháp đối lập.

Phương pháp này đã được bộ Khoa học công nghệ và môi trường giới thiệu trong lớp tập huấn về đánh giá tác động môi trường gọi là phương pháp trọng số bổ sung (Saw). Cách tính theo phương pháp này đối với tiêu chuẩn tăng có lợi là:

Yij=

MaxXij

nhưng với tiêu chuẩn giảm có lợi thì tính theo công thức: Yij= 1 -

Maxij

Xij (3.3)

Do cách tính này mà có thể gọi làphương pháp đối lập. Như vậy các trị Yijđược chuẩn hoá biến thiên từ 0 đến 1 theo hướng tăng có lợi.

3.3.5.2.Chuẩn hoá theo phương pháp tỷ số.

Nếu đối tượng nghiên cứu có các biến tăng có lợi, ta áp dụng công thức: Zij= min max min Xj Xj Xj Xij   (3.4)

Còn trường hợp giảm có lợi được tính theo công thức: Zij= max min max Xj Xj Xj Xij   (3.5)

Do cách viết như trên nên tạm gọi là phương pháp tỷ số. Theo phương pháp này thì trị số Yij cũng biến thiên từ 0 đến 1. Trường hợp Yij= 1 là lý tưởng nhất cho chủ thể thứ j khi xét tiêu chuẩn thứ i.

3.3.5.3. Chuẩn hóa theo phương pháp thứ hạng:

Nội dung phương pháp này là ở mỗi tiêu chuẩn đem sắp xếp trị số đo được của các mô hình theo các nguyên tắc sau: các tiêu chuẩn tăng có lợi thì đánh giá số thứ hạng từ tốt đến xấu, trái lại những tiêu chuẩn giảm có lợi thì sắp xếp trị số nhỏ nhất đến trị số lớn nhất. Ta kí hiệu các trị số này là Xij, i chỉ số tiêu chuẩn. còn j chỉ số mô hình (j = 1.2.3...n). Tiếp theo ta tính:

Hij= n + 1 - Xij (3.6) Trong đó Xij là số quan sát chưa được chuẩn hoá. Hij là giá trị của các tiêu chuẩn đã được chuẩn hoá theo phương pháp thứ hạng. Phương pháp này đơn giản nhưng ít chính xác vì chỉ cần khác nhau một số lẻ rất nhỏ thì 2 số cần xếp hạng đã ở 2 thứ hạng khác nhau trong số các chủ thể nghiên cứu. Phương pháp này chỉ nên ứng dụng khi số chủ thể không quá lớn để tránh khó khăn khi xếp hạng.

3.3.5.4. Chuẩn hoá theo phương pháp chỉ số canh tác Ect.

Đây là phương pháp được FAO dùng để đánh giá tổng hợp của việc sử dụng đất. Theo Nguyễn Bá Ngãi, Nijkam (1977 – 1982) đã vận dụng chỉ số Ect trong phân tích đa yếu tố (đa tiêu chuẩn) để đánh giá tác động môi trường. Sau đó được W.Prola sử dụng chỉ số này để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái trong các dự án nông lâm kết hợp ở Philipin. ở trường Đại học Lâm Nghiệp một số sinh viên. học viên cao học như Nguyễn Bá Ngãi, Cao Doanh Thịnh, Nguyễn Khắc Lâm....đã dùng để đánh giá, phân tích mô hình nông lâm kết hợp, rừng trồng ở nước ta và đã bảo vệ thành công các luận văn cao học, đại học.

ởphương pháp này việc chuẩn hoá được thực hiện như sau: Với tiêu chuẩn hoá tăng có lợi:

Eij=

Xij

MaxXij (3.7)

Với các tiêu chuẩn giảm có lợi: Eij=

MinXij

Xij (3.8)

Eij lấy giá trị theo hướng càng gần 1 càng tốt. Chính vì vậy việc cho trọng số là không thích hợp .

Năm 1997, Nguyễn Khắc Lâm đã tiến hành chuẩn hoá như sau: Với các tiêu chuẩn tăng có lợi:

Lij =

MaxXij

Xij (3.9)

Với tiêu chuẩn giảm có lợi: Lij=

Xij

MinXij (3.10)

Phương pháp này gọi là phương pháp chỉ số canh tác cải tiến. Khác với phương pháp Ect, ở phương pháp này các Lij chỉ lấy các giá trị từ 0 đến 1.

Nhưng phương pháp này thường cho kết quả tương tự như phương pháp đối lập. Vì vậy trong thực hành chỉ nên dùng một trong 2 phương pháp này .

Một phần của tài liệu bé gi¸o dôc vµ §µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ PTNT (Trang 34 - 37)