Tiềm năng phát triển jatropha của Việt Nam

Một phần của tài liệu tổng hợp etyl este từ dầu hạt jatropha làm nhiên liệu điêzen sinh học (Trang 26 - 30)

Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án "Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 và tầm nhìn đến 2025".

Đề án nhằm tạo ra một ngành sản xuất nông nghiệp mới thông qua việc hình thành vùng nguyên liệu gắn với phát triển công nghiệp chế biến dầu điêzen sinh học có hiệu quả cao, qui mô ngày càng lớn trên cơ sở sử dụng hiệu quả đất đai ở các vùng hoang hoá, khô cằn, đất trống đồi núi trọc và những nơi canh tác nông nghiệp năng suất thấp, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở các vùng khó khăn,

tính khoảng 2.320 tỷ đồng Việt Nam, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 220 tỷ đồng và vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước là khoảng 2.100 tỷđồng.

Theo đó, các doanh nghiệp triển khai sản xuất thử qui mô nhỏđến năm 2010

đạt diện tích khoảng 30.000 ha. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu được khẳng

định và nhu cầu của các nhà đầu tư sẽ tiến hành qui hoạch chi tiết các vùng trồng tập trung gắn với các nhà máy chế biến dầu điêzen sinh học đến năm 2010 có thể

chế biến được khoảng 30.000 tấn dầu thô/năm. Từng bước mở rộng diện tích đến năm 2015 khoảng 300.000ha. Định hướng từ sau 2015 đến 2025 trồng đại trà để đạt diện tích 500.000 ha trên toàn quốc và nâng công suất chế biến dầu điêzen sinh học lên đến 1 triệu tấn dầu thô/năm, sử dụng điêzen sinh học với tỷ lệ bắt buộc pha trong điêzen dầu mỏ.

Cây Jatropha là một cây trồng rất dễ tính, có phổ thích nghi rộng, có thể

trồng được ở hầu hết các nước nhiệt đới, á nhiệt đới, chịu được đất sỏi sạn, đất nghèo kiệt, độ dốc tới 30 - 400, chịu hạn, chịu đất xấu, không cháy, không bị gia súc ăn, rất ít sâu bệnh. Như vậy, ở Việt Nam cây jatropha có thể trồng được ở mọi nơi của vùng đồi núi, vùng đất cằn cỗi, trừ vùng đất ngập nước, gồm:

- Các vùng miền núi phía bắc. - Các vùng miền núi miền trung.

- Các vùng đất cát ven biển dọc miền trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận.

Để đánh giá khả năng phát triển của cây jatropha làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học tại nước ta, về tầm nhìn dài hạn, có thể xem xét các điểm sau

đây:

Th trường tiêu thđiêzen sinh hc

Dự báo khả năng tiêu thụ điêzen sinh học trong tương lai là không đáng lo ngại vì nguồn cung cấp điêzen truyền thống sẽ cạn kiệt dần mà điêzen sinh học có

đủ khả năng thay thế một phần đáng kể đối với điêzen truyền thống với giá cạnh tranh, nghĩa là thị trường toàn cầu về điêzen sinh học vừa có nhu cầu to lớn, vừa có thể được chấp nhận về giá. Từ đó có thể khẳng định trồng cây jatropha để sản xuất

điêzen sinh học có thị trường bền vững.

Vđiu kin khí hu

Đối chiếu với yêu cầu sinh lý của cây jatropha về nhiệt độ, lượng mưa thì khắp các vùng sinh thái của nước ta đều được coi là rất thích hợp phát triển trồng cây jatropha, kể cả các vùng núi cao.

Vđiu kin lao động

Các vùng của nước ta có nguồn lao động dồi dào tại chỗ, thoả mãn nhu cầu lao động để trồng cây jatropha, bất kểở quy mô nào.

V vn

Trồng jatropha chủ yếu dựa vào hộ nông dân, trong đó có kinh tế trang trại. Chế biến dầu điêzen sinh học chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp tư nhân. Suất đầu tư trồng jatropha rất thấp. Tiền giống trong 1 - 2 năm đầu có thể tốn kém nhiều, nhưng do hệ số nhân của jatropha rất cao (1ha đạt năng suất 10 tấn hạt, đủ hạt để

trồng cho 5 nghìn ha, nghĩa là hệ số nhân 1/5000), nên tiền giống sẽ không đáng kể. Tiền đào hố và phân bón cũng ít tốn kém. Vừa qua, Công ty Minh Sơn và Công ty Núi Đầu đã thuê dân trồng 150 ha, chi phí tiền làm đất và đào hố cho 3000 cây/ha hết 1 triệu đồng/ha, tiền phân bón 300 kg NPK/ha, hết 1,5 triệu đồng/ha, các khoản chi phí này cộng lại không tới 3 triệu đồng/ha trong năm trồng đầu tiên, các năm sau không phải đầu tư gì thêm. Với số vốn này, các gia đình nông dân có thể tự lo liệu. Tuy nhiên, tiền công lao động để thu hái quả hiện đang là vấn đề cần giải quyết [16].

Suất đầu tư để chế biến điêzen sinh học cần khoảng 400 USD/tấn. Với nhà máy nhỏ 3 vạn tấn/năm, cần 12 triệu USD. Khoản đầu tư này do các doanh nghiệp tự tìm vốn đầu tư.

Như vậy, vốn để trồng jatropha trên quy mô lớn không đáng lo ngại. Còn vốn chế biến điêzen sinh học thì huy động các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư cũng không gặp trở ngại lớn.

V ging và công ngh

Cho đến hết năm 2007, Trường Đại học Thành Tây đã thu thập được nhiều giống jatropha tốt có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, diện tích các giống này đạt 150 ha, đến năm 2008, đủ giống trồng 3 - 5 nghìn ha, từ năm 2009 trở đi, đủ giống trồng hàng trăm nghìn ha/năm, có nghĩa là đủ giống tốt cung cấp thoả

mãn cho dân trồng trong phạm vi cả nước. Quy trình kỹ thuật thâm canh jatropha cũng đã được xây dựng, hướng tới mục tiêu đạt trên 10 tấn hạt/ha/năm.

V quđất

Bốn yếu tố về khí hậu, lao động, vốn, giống và công nghệ đáp ứng đủ nhu cầu trồng jatropha với quy mô lớn. Yếu tố cuối cùng trở thành yếu tố hạn chế lại là quỹđất.

Không gian quỹ đất trồng jatropha ở nước ta dựa vào các nguồn dự trữ sau

đây:

- Đất chưa sử dụng có thể phát triển nông - lâm nghiệp, bao gồm 2 loại: đất

đồi núi chưa sử dụng và đất bằng chưa sử dụng. Theo tài liệu kiểm kê đất đai năm 2005, cả nước còn 4,3 triệu ha đất đồi núi chưa sử dụng, trong đó Tây Bắc còn 1,26 triệu ha, Đông Bắc còn 1,15 triệu ha, Bắc Trung bộ còn 0,54 triệu ha, duyên hải Nam Trung bộ 0,88 triệu ha, Tây Nguyên còn 0,49 triệu ha. Đất bằng chưa sử dụng, theo tài liệu kiểm kê đất đai năm 2003, còn khoảng 0,5 triệu ha.

- Đất rừng phòng hộ sẽ được quy hoạch lại, chuyển một phần sang trồng rừng kinh tế, đang được các địa phương tính toán cụ thể để tăng thêm diện tích đất nông lâm nghiệp.

- Đất nương rẫy có độ dốc rất cao đang trồng cây ngắn ngày (ngô và sắn), cần phải chuyển dần sang trồng cây lâu năm để bảo vệ đất, chống xói mòn, phát triển bền vững.

Tổng cộng các loại diện tích trên đây có tới 5 - 6 triệu ha. Xét về lợi ích tổng thể, vùng Tây Nguyên (cũng như vùng Đông Nam bộ) có điều kiện đất đai, khí hậu rất thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế rất cao như cao su, ca phê, hồ tiêu…riêng vùng cao nguyên ở Lâm Đồng và một số tỉnh Tây Nguyên còn có thể phát triển chè chất lượng cao, rau, hoa, cây ăn quả cao cấp, cần dành tối đa quỹđất để phát triển các loại cây này mà không trồng cây jatropha [16].

Một phần của tài liệu tổng hợp etyl este từ dầu hạt jatropha làm nhiên liệu điêzen sinh học (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)