Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý cháy rừng tại thị xã uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 30)

- Về y tế: Trên địa bàn Thị xã có 2 bệnh viện đó là bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển trung tâm y tế Vàng Danh (TKV); 1 trung tâm y tế thị xã; 11 trạm y tế xã, phường; 3 trạm y tế của các trường; 12 trạm y tế cơ quan xí nghiệp; nhà máy nhiệt điện Uông Bí; công nghiệp hoá chất mỏ Bạch Thái Bưởi...

30

Mạng lưới y tế cơ bản khép kín đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn và đặc biệt là có thể điều trị kịp thời cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng khi gặp sự cố xảy ra.

-Về giáo dục: 14 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 11 trường trung học cơ sở. Ngoài ra còn có nhiều trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn với hàng nghìn công nhân, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo này. Các nội dung chương trình về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, PCCCR... đã được một số trường học, cơ sở đào tạo lồng ghép vào chương trình giảng dạy. Mặc dù vậy nội dung chương trình còn chưa phong phú, thực hiện chưa thường xuyên.

- Hệ thống giao thông: Trong những năm gần đây mạng lưới giao thông thành thị và nông thôn đã được tích cực đầu tư hoàn thiện phát triển để xứng đáng trung tâm chính trị xã hội miền Tây của tỉnh. Tuy nhiên hệ thống giao thông ở một số nơi, đặc biệt là các xã, phường vùng núi còn chất lượng thấp. Điều này gây khó khăn cho công tác PCCCR, nhất là khi áp dụng chữa cháy bằng phương tiện cơ giới.

Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội của khu vực cho thấy, về mùa khô khí hậu tương đối khô, với hướng gió Đông Bắc là chủ yếu làm cho cháy rừng dễ xảy ra. Thị xã Uông Bí có nhiều nhà máy, công ty đóng trên địa bàn với số lượng lớn công nhân làm việc, đặc biệt có diện tích khai thác Than lớn nằm xen kẽ với diện tích rừng. Đồng thời, có lưu lượng người qua lại rất đông nhất là trong lễ hội Yên Tử, đây là yếu tố rất dễ gây ra cháy rừng. Nghiên cứu các biện pháp quản lý cháy rừng là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra đối với tài nguyên rừng, môi trường sinh thái và con người.

32

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại thị xã Uông Bí

4.1.1. Diện tích và sự phân bố các loại rừng

Kết quả điều tra về diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở thị xã Uông Bí được tổng hợp trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại thị xã Uông Bí – Quảng Ninh

Xã/ Phường Tổng diện tích tự nhiên (ha)

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp (ha) Diện tích đất khác (ha) Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống Thông nhựa Keo tai tượng Rừng khác Bắc Sơn 2.738,91 2.66,11 310,2 732,55 403,2 221,16 398 672,8 Nam Khê 748,05 389,6 111,27 148,9 49,93 79,5 358,5 Phương Nam 2.166,4 29,3 29,3 2.137,1 Phương Đông 2.396,4 1.164,51 38 792,85 24,4 309,26 1.231,9 Quang Trung 1.402,55 719,2 23,1 370,13 30,15 137,52 158,3 683,3 T.Yên Công 6.751,28 6.128,07 2.962,12 806,15 1.416,09 338,01 659,39 569,21 Trưng Vương 352,67 125,4 62,83 26,3 2,87 33,4 227,1 Thanh Sơn 944,28 551,01 11,8 303,37 32 78 125,84 393,2 Vàng Danh 5.409,51 4.567,11 939,6 600,46 916,53 496,62 1.613,9 842,4 Yên Thanh 1.438,05 37,1 37,1 1.400,9 Điền Công 1.246,0 170,3 170,3 1.075,7 Tổng 25.594,1 16.001,7 4.521,52 3.779,61 2.973,17 1.348,5 3.377,6 9.592.1

(Nguồn: Hạt kiểm lâm thị xã Uông Bí, 2009)

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy tính đến hết năm 2009, thị xã Uông Bí có diện tích tự nhiên 25.594,1ha, trong đó diện rừng và đất lâm nghiệp là 16.001,71 ha, chiếm 62.5%tổng diện tích toàn thị xã [31].

Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp thuộc 16 tiểu khu từ tiểu khu 32 đến tiểu khu 46 và tiểu khu 9b, với các chủ thể quản lý là Doanh nghiệp nhà nước,

33

Công ty cổ phần, các Trung tâm, đơn vị, các hộ gia đình và một phần diện tích còn lại do UBND các phường, xã quản lý. Rừng ở khu vực nghiên cứu được phân chia theo 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ và sản xuất.

Qua số liệu ở bảng 4.1 cũng cho thấy, rừng trồng chiếm 50.64% tổng diện tích rừng của thị xã Uông Bí, với các loài cây chủ yếu là Keo tai tượng và Thông nhựa, có một phần là Bạch đàn, với nhiều cấp tuổi khác nhau. Diện tích rừng Thông chiếm 46,6%, Keo chiếm 36,7% tổng diện tích rừng trồng trong khu vực. Diện tích rừng tự nhiên chiếm 28,26% tập trung chủ yếu ở các phường: Vàng Danh, Bắc Sơn, Thượng Yên Công chất lượng rừng tự nhiên không cao, phần lớn là trạng thái rừng IIa, IIb và một ít diện tích rừng ở trạng thái IIIa1, diện tích đất trống ở một số khu vực còn tương đối nhiều với 3.377,6ha.

4.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng chủ yếu tại thị xã Uông Bí

* Đặc điểm tầng cây cao

Tầng cây cao là mục tiêu, đối tượng kinh doanh chính của ngành Lâm nghiệp đồng thời nó cũng là nhân tố chi phối các nhân tố khác và quyết định tiểu hoàn cảnh trong hệ sinh thái rừng. Đặc điểm tầng cây cao liên quan trực tiếp đến đặc điểm của vật liệu cháy như: khối lượng, độ ẩm, vật rơi rụng và biến đổi độ ẩm VLC dưới tán rừng; chi phối trực tiếp tầng cây bụi, thảm tươi, làm tăng hay giảm nguy cơ cháy rừng…Nghiên cứu vần đề này sẽ giúp cho việc quản lý VLC được thuận lợi hơn tùy theo từng đối tượng rừng khác nhau.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm tầng cây cao ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở các bảng 4.2.

Bảng 4.2: Đặc điểm tầng cây cao ở các trạng thái rừng tự nhiên

Địa điểm Trạng thái Mật độ (cây/ha) D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) ĐTC Phường Bắc Sơn IIIa1 800 16.25 3.83 13.86 7.82 0.63 IIb 840 11.11 3.20 11.71 5.79 0.5 IIa 720 9.78 2.34 10.09 5.13 0.43

34 Phường Thượng Yên Công IIIa1 760 14.35 4.27 12.10 6.65 0.6 IIb 860 10.09 3.22 9.91 4.92 0.52 IIa 820 9.40 3.26 9.55 5.09 0.46

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy rằng: cùng là các trạng thái rừng nhưng ở 2 khu vực sự sinh trưởng của các loài cây có sự khác nhau về sinh trưởng đường kính, chiều cao, đường kính tán. Khu vực rừng tự nhiên thuộc phường Bắc Sơn cây sinh trưởng tốt hơn khu vực phường Thượng Yên Công. Hai khu vực này có sự khác nhau về địa hình, độ dốc, khu vực Thượng Yên Công địa hình núi cao hơn, độ dốc lớn hơn khu vực Bắc Sơn. Độ tàn che của hai khu vực cũng có sự khác nhau.

Từ kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn, đề tài tiến đã xác định những loài cây tham gia và công thức tổ thành tầng cây cao ở rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Những loài cây tham gia vào công thức tổ thành rừng tự nhiên

T T

Bắc Sơn Thượng Yên Công

Loài cây hiệu Số lượng Ki T T Loài cây hiệu Số lượng Ki 1 Dẻ D 18 1,53 1 Dẻ D 19 1,56 2 Lim xanh Lx 12 1,02 2 Lim xanh Lx 15 1,23 3 Trám trắng Tt 12 1,02 3 Táu ruối Tr 12 0,98 4 Trám chim Tc 10 0,85 4 Gụ lau Gl 11 0,90 5 Chẹo tía Ct 9 0,76 5 Trám trắng Tt 10 0,82 6 Táu ruối Tr 9 0,76 6 Trám chim Tc 10 0,82 7 Trâm Tâ 8 0,68 7 Chẹo tía Ct 9 0,74 8 Sến mủ Sm 7 0,59 8 Trâm trắng Tâ 9 0,74 9 Hà nu Hn 6 0,50 9 Sến mủ Sm 8 0,66 10 Loài khác Lk 27 2,29 10 Na hồng Nh 7 0,57 11 Loài khác Lk 12 0,98

35

Từ kết quả ở bảng 4.3 đề tài xác định công thức tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên ở 2 khu vực nghiên cứu như sau:

Bảng 4.4. Công thức tổ thành tầng cây cao ở rừng tự nhiên

Khu vực Số loài tham gia Số loài ưu thế Công thức tổ thành Bắc Sơn 19 9 1,53D+1,02Lx+1,02Tt+0,85Tc+0,76Ct+0,76Tr +0,68Tâ+0,59Sm+0,50Hn+2,29Lk Thượng Yên Công 17 10 1,56D+1,23Lx+0,98Tr+0,90Gl+0,82Tt+0,82Tc +0,74Ct+0,74Tâ+0,66Sm+0,57Nh+0,98Lk

Qua bảng 4.4 cho thấy công thức tổ thành rừng của hai khu vực nghiên cứu có nhiều loài tham gia. Khu vực Bắc Sơn có 19 loài cây tham gia nhưng có 9 loài cây tham gia vào tổ thành chính của rừng. Khu vực Thượng Yên Công có 17 loài trong đó có 10 loài tham gia vào tổ thành rừng. Cả hai khu vực có loài Trám, Lim xanh và các Dẻ là những loài có số lượng nhiều hơn những loài khác. Rừng tự nhiên khu vực Thượng Yên Công số loài tham gia ít hơn nhưng số lượng của từng loài nhiều hơn rừng khu vực Bắc Sơn.

Điều tra đặc điểm tầng cây cao rừng trồng ở khu vực thị xã Uông Bí thể hiện ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Đặc điểm tầng cây cao của rừng trồng ở khu vực nghiên cứu

TT Trạng thái Mật độ (cây/ha) D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) Độ tàn che 1 Keo 2 tuổi 1530 0,35 2 Keo 4 tuổi 1180 9.12 2.03 9.88 5.65 0,6 3 Keo 8 tuổi 900 12.58 2.70 12.38 8.28 0,75 4 Thông cấp tuổi 2 820 11.61 3.18 7.34 4.34 0,6 5 Thông cấp tuổi 3 640 17.47 3.59 10.08 6.38 0,56 6 Thông cấp tuổi 4 540 20.07 3.74 15.37 8.85 0,65

36

7 Bạch đàn 880 12.19 1.93 13.83 8.90 0,35 8 Keo + Bạch đàn 640 18.60 10.29 9.38 5.37 0,45

Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, nhìn chung mật độ ở rừng trồng đều giảm theo tuổi do trong quá trình kinh doanh con người có chặt tỉa thưa. Mật độ rừng trồng Keo khi 2 tuổi là 1530 cây/ha, đến Keo 8 tuổi chỉ còn 900 cây/ha, còn Thông ở cấp tuổi 2 là 820 cây/ha đến cấp tuổi 4 còn 540 cây/ha.

- Các chỉ tiêu như đường kính và chiều cao đều tăng theo tuổi, Keo là loài cây có sức sinh trưởng mạnh tuy nhiên Keo tuổi 8 nhưng chỉ đạt khoảng 12,6cm là khá thấp. Qua điều tra cho thấy có sự phân hóa mạnh giữa các cây trong ô tiêu chuẩn về chỉ tiêu này. Khu vực Uông Bí chủ yếu là trồng Thông nhựa, sinh trưởng của cây tương đối chậm. Trong quá trình chăm sóc người dân cũng không tác động nhiều, nhất là việc tỉa cành của cây. Việc tỉa thưa rừng và phát dọn thực bì hàng năm góp phần làm giảm VLC dưới tán rừng, làm khoảng cách giữa lớp VLC dưới tán rừng đến tán rừng tăng lên, giảm khả năng cháy lan lên tán rừng.

* Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh

+ Đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi

Kết quả điều tra về đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi của các trạng thái rừng được trình bày ở bảng 4.6.

Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy dưới tán các trạng thái rừng đều có khá nhiều loài thảm tươi, cây bụi. Tuy nhiên rừng tự nhiên có ít loài thảm tươi dễ cháy hơn ở rừng trồng. Đặc biệt ở trạng thái Ia có nhiều loài cây bụi, thảm tươi dễ cháy hơn ở các trạng thái rừng tự nhiên khác.

- Ở trạng thái rừng tự nhiên, cây bụi thảm tươi có chiều cao trung bình từ 0.6 - 1.6m, độ che phủ từ 59 - 69%, thảm tươi ở trạng thái này ít, chủ yếu là một số loại cỏ có khả năng chịu bóng dưới tán rừng. Lượng thảm tươi dễ cháy ở các trạng thái cũng ít, cháy rừng ít nguy hiểm hơn.

37

- Trạng thái đất trống chủ yếu là một số loại cây bụi ưa sáng tiên phong đồi trọc và một số loại lau lách, tre nứa… đây là những khu vực dễ xảy ra cháy. Thực tế ở thị xã Uông Bí cho thấy những diện tích bị cháy chủ yếu là ở những trạng thái này.

Bảng 4.6: Đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi ở các trạng thái rừng

TT Trạng thái Loài cây chủ yếu Httcb (m) Che phủ (%) Tình hình sinh trưởng 1 IIIa1- Bắc Sơn Trọng đũa, bồ cu vẽ, găng, đuôi lươn, lụi, vú bò, mây, lấu, cỏ ba cạnh, dương sỉ….

0.9 59.60 Trung bình 2 IIb - Bắc Sơn 1.03 60.38 Trung bình 3 IIa - Bắc Sơn 0.81 59.69 Trung bình 4 Ic - Bắc Sơn 1.21 68.31 Tốt 5 Ib - Bắc Sơn 1.55 69.4 Tốt 6 Ia - Bắc Sơn 1.4 59.2 Kém 7 IIIa1-T.Yên Công Trọng đũa, bền bệt,

lụi, nứa, cậm cang, xương gà, bưởi bung, lấu…

0.64 59 Trung bình 8 IIb -T.Yên Công 0.69 60.42 Trung bình 9 IIa-T.Yên Công 0.74 61.36 Trung bình 10 Keo 2 tuổi Bền bệt, lấu, sói rừng,

mẫu đơn, guột, bồ cu vẽ, cỏ ba cạnh, sim….

0.82 64.4 Tốt 11 Keo 4 tuổi 0.76 60.76 Trung bình 12 Keo 8 tuổi 0.72 59.6 Trung bình 13 Thông cấp tuổi 2 Bền bệt, mẫu đơn, lấu,

cỏ ba cạnh, guột, sim, mua…

1.4 76.4 Tốt 14 Thông cấp tuổi 3 0.76 56 Trung bình 15 Thông cấp tuổi 4 0.55 54 Trung bình 16 Bạch đàn Mẫu đơn, ba gạc, lấu,

guột, cỏ…

0.92 89.7 Tốt 17 Bạch đàn + Keo 1.2 82.6 Tốt

38

- Với các trạng thái rừng trồng, độ che phủ của lớp cây bụi, thảm tươi ở rừng non tương đối cao. Các loài cây bụi, thảm tươi dễ cháy nhiều hơn ở rừng tự nhiên với chủ yếu là guột, cỏ ba cạnh.

Ở rừng Keo, cây bụi thảm tươi có chiều cao trung bình từ 0.7 - 0.9m, độ che phủ bình quân là 59 - 65%. Chiều cao và độ che phủ của cây bụi, thảm tươi đều giảm dần theo tuổi rừng. Điều đó có nghĩa là khả năng cháy rừng sẽ có chiều hướng giảm khi tuổi của rừng ngày càng cao.

Trạng thái rừng Thông có sự thay đổi rõ rệt về chiều cao và độ che phủ của cây bụi, thảm tươi. Thông ở tuổi nhỏ chiều cao và độ che phủ của lớp cây bụi, thảm tươi lớn hơn nhiều so với những khu vực Thông tuổi cao. Một phần do độ tàn che cao hơn và một phần do Thông đến tuổi chuẩn bị khai thác nhựa hàng năm đều được chăm sóc, phát dọn thực bì nên lượng cây bụi, thảm tươi giảm đi nhiều.

Riêng trạng thái rừng Bạch đàn và Bạch đàn + Keo có độ che phủ của cây bụi, thảm tươi cao nhất do rừng Bạch đàn có mật độ và độ tàn che không lớn nên cây bụi thảm tươi sinh trưởng mạnh hơn ở trạng thái rừng khác.

Nhìn chung, thành phần cây bụi thảm tươi ở các trạng thái rừng tự nhiên khá đồng nhất chủ yếu là các loại : Lụi, Trọng đũa, Găng, Sim, cỏ ba cạnh… Ở rừng trồng chủ yếu là các loài cây: Mẫu đơn, Lấu, Guột, cỏ tranh… Các loại thảm tươi dễ cháy ở rừng trồng cao hơn rất nhiều so với rừng tự nhiên, chủ yếu là Guột, cỏ tranh. Đặc biệt ở rừng Thông và Bạch đàn, thảm tươi dễ cháy là tương đối cao, vì vậy ở những trạng thái rừng trồng dễ xảy ra cháy hơn là ở những khu vực khác.

+ Đặc điểm cây tái sinh

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cây tái sinh ở các đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.7

39

Nhìn chung tình hình cây tái sinh ở các khu vực là tương đối tốt, ở trạng thái rừng tự nhiên nhiều loài cây tái sinh tham gia, chúng là những loài có khả năng sống dưới tán rừng. Còn ở trạng thái rừng trồng có rất ít loài cây tái sinh nhất là ở giai đoạn rừng non, chỉ xuất hiện một số loài như Na hồng, Chanh rừng với số lượng không lớn.

Bảng 4.7: Đặc điểm cây tái sinh dưới tán rừng

TT Trạng thái rừng Loài cây chủ yếu HTB

(m)

Mật độ (cây/ha)

Sinh trưởng

1 IIIa1- Bắc Sơn Lim xanh, Trám, Gụ lau, Chanh rừng, Dẻ….

0,85 1920 Trung bình 2 IIb - Bắc Sơn 0,97 2400 Tốt

3 IIa - Bắc Sơn 0,82 1840 Trung bình 4 Ic - Bắc Sơn Nanh chuột, Chanh

rừng, Ngát…

0,62 2080 Tốt

5 Ib - Bắc Sơn 0.45 960 Trung bình 7 IIIa1-T.Yên Công Lim xanh, Trâm,

Re, Dẻ, Ngát, Trám, Táu ruối….

0.95 2000 Trung bình 8 IIb -T.Yên Công 0.87 2240 Tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý cháy rừng tại thị xã uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)