* Xây dựng bản đồ quản lý cháy rừng
Thị xã Uông bí có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 16.001,71ha chiếm đến 62.52% trên tổng diện tích đất tự nhiên; Diện tích rừng trồng khá tập trung với diện tích chiếm 50.64% tổng diện tích rừng, với nhiều loài cây có dầu nhựa dễ cháy như: Thông nhựa, Bạch đàn…Trong thời gian qua công tác BVR, PCCCR đã được chính quyền, các cấp thị xã Uông Bí quan tâm tuy nhiên, còn thiếu tính chủ động trong thực hiện phương án PCCCR.
Nhằm giúp BCH các vấn đề cấp bách về BVR và PCCCR các cấp chủ động hơn trong công tác QLCR, đặc biệt trong xây dựng và thực hiện các phương án PCCCR hàng năm, việc xây dựng bản đồ QLVR rất cần thiết. Trên bản đồ QLCR thể hiện được các thông tin về nguy cơ cháy của các trạng thái rừng và hệ thống các công trình PCCCR, bố trí lượng PCCCR.
Để đánh giá nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng tại khu vực, đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng như: Mv, Wv, Hdc, Httcb, độ dốc, hàm lượng dầu nhựa dễ cháy (dau nhua), tốc độ đám cháy khởi đầu (Vc).
Áp dụng phương pháp đa tiêu chuẩn (multi ovateria Anlysis) với việc chuẩn hóa theo phương pháp đối lập, kết quả chuẩn hóa cho các trạng thái rừng được trình bày ở bảng 4.15
Để tính điểm, đánh giá tổng hợp về nguy cơ cháy ở các trạng thái đề tài sử dụng phương pháp đối lập có trọng số, dựa vào quan hệ của các biến với thành phần chính thứ nhất theo các yếu tố đã xác định. Kết quả xác định các trọng số thể hiện trong bảng 4.16.
59
Bảng 4.15: Chuẩn hóa số liệu bằng phương pháp đối lập
cho các trạng thái rừng TT Trạng thái Mv (Tấn/ha) Wv (%) Hdc (m) Httcb (m) do doc (Độ) Dnhua Vc (m/s) Ect 1 IIIa1 0.478 0.000 0.187 0.497 1.000 0.333 0.051 2.546 2 IIa 0.483 0.262 0.398 0.500 0.795 0.333 0.057 2.828 3 IIb 0.388 0.166 0.426 0.555 0.821 0.333 0.055 2.744 4 Ia 1.000 0.547 1.000 0.903 0.615 0.333 0.069 4.469 5 Ib 0.627 0.416 1.000 1.000 0.615 0.333 0.073 4.065 6 Ic 0.516 0.396 0.576 0.781 0.769 0.333 0.062 3.433 7 Keo 2 0.437 0.576 0.828 0.529 0.667 0.333 0.077 3.446 8 Keo TN 0.473 0.550 0.217 0.477 0.667 0.333 0.058 2.776 9 Thông C2 0.706 0.679 0.512 0.903 0.769 1.000 0.100 4.670 10 Thông TN 0.753 0.598 0.144 0.423 0.667 1.000 0.075 3.659 11 Bạch đàn 0.778 0.640 0.000 0.594 0.769 1.000 0.088 3.869 12 B.đàn+Keo 0.934 0.617 0.397 0.774 0.513 0.667 0.079 3.980 Bảng 4.16: Kết quả xác định các trọng số
Nhân tố Mv Wv Hdc Httcb Dốc Dầu nhua Vc Trọng số 0.199 0.223 0.017 0.098 0.146 0.112 0.206
Qua bảng xác định các trọng số ta thấy các nhân tố ảnh hưởng tới nguy cơ cháy, cao nhất là Wv có trọng số 0.223 sau đó đến Vc, tiếp theo là Mv và nhân tố ảnh hưởng có giá trị thấp nhất là Hdc có giá trị 0.017.
Từ kết quả chuẩn hóa và các trọng số xác định được, đề tài tiến hành tính điểm đánh giá nguy cơ cháy cho các đối tượng nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.17.
60
Bảng 4.17: Kết quả tính điểm về NCC ở các trạng thái rừng
S TT Trạng thái Mv Wv Hdc Httcb Độ dốc Dầu nhua Vc (m/s) Ect (Tấn/ha) (%) (m) (m) (Độ) 0.199 0.223 0.017 0.098 0.146 0.112 0.206 1.000 1 IIIa1 0.095 0.000 0.003 0.049 0.146 0.037 0.010 0.341 2 IIa 0.096 0.058 0.007 0.049 0.116 0.037 0.012 0.375 3 IIb 0.077 0.037 0.007 0.054 0.120 0.037 0.011 0.344 4 Ia 0.199 0.122 0.017 0.089 0.090 0.037 0.014 0.568 5 Ib 0.125 0.093 0.017 0.098 0.090 0.037 0.015 0.475 6 Ic 0.103 0.088 0.010 0.077 0.112 0.037 0.013 0.440 7 Keo 2 0.087 0.128 0.014 0.052 0.097 0.037 0.016 0.432 8 Keo TN 0.094 0.123 0.004 0.047 0.097 0.037 0.012 0.414 9 Thông C2 0.140 0.151 0.009 0.089 0.112 0.112 0.021 0.634 10 Thông TN 0.150 0.133 0.002 0.041 0.097 0.112 0.015 0.552 11 Bạch đàn 0.155 0.143 0.000 0.058 0.112 0.112 0.018 0.598 12 B.đàn+Keo 0.186 0.138 0.007 0.076 0.075 0.075 0.016 0.572 Căn cứ vào biến biến động các giá trị của Ect ở bảng 4.17, đề tài phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng làm 4 cấp như bảng 4.18
Bảng 4.18: Phân cấp NCCR theo phương pháp Ect có trọng số
STT Cấp cháy Mức nguy hiểm Ect Trạng thái rừng
1 I Ít nguy hiểm ≤0.4 IIIa1, IIa, IIb
2 II Trung bình 0.4≤ Ect <0.5 Ib, Ic, Keo 2T, Keo TN 3 III Cao 0.5≤ Ect< 0.6 Ia, Thông TN, B đàn,
61
4 IV Rất cao ≥0.6 Thông cấp tuổi 2
Qua bảng phân cấp nguy cơ cháy theo phương pháp có trọng số ta thấy trạng thái rừng tự nhiên IIIa1, IIa, IIb ở mức ít nguy hiểm. Mức nguy hiểm rất cao (cấp IV) có trạng thái rừng trồng Thông cấp tuổi 2 và trên thực tế trên địa bàn thị xã Uông Bí thường xảy cháy rừng đối với trạng thái này. Ở cấp cháy rừng II và cấp III tồn tại nhiều trạng thái rừng nhất, các trạng thái này mức nguy hiểm ở mức độ trung bình và cao.
Màu sắc thể hiện trên bản đồ quản lý cháy rừng mức nguy hiểm của các trạng thái rừng:
Cấp I: Màu xanh Cấp II: Màu vàng Cấp III: Màu hồng Cấp IV: Màu đỏ
Cháy rừng xuất hiện luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố, ngoài sự tác động của nhân tố tự nhiên thì nhân tố xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn. Các công trình PCCCR trên thị xã Uông Bí đã được đầu tư, tuy nhiên để cho công tác quản lý cháy rừng được tốt hơn, cần xây dựng thêm các công trình PCCCR. Tác dụng các công trình này tăng hiệu quả công tác PCCCR; phát hiện sớm các điểm cháy trong rừng, ngăn chặn, dập tắt, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất nếu có cháy rừng xảy ra.
Ngoài các công trình hiện có trên thị xã Uông Bí cần xây dựng thêm các công trình PCCCR, các công trình được bố trí xây dựng tại những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao và được thể hiện như trên bản đồ quản lý cháy rừng như sau:
- Chòi canh lửa: xây dựng 02 cái, vị trí chòi canh lửa chính trung tâm vùng rừng dễ cháy có tầm nhìn xa 10-15km, chòi phụ có tầm nhìn xa 5-10km được
62
bố trí xung quanh chòi chính theo hình tam giác đều. Chòi canh lửa phải đầy đủ trang thiết bị cho hoạt động và sinh hoạt cho người gác lửa trực 24/24 giờ.
- Bảng báo cấp cháy rừng 02 cái, xây dựng gần đường ô tô, nhiều người qua lại, dễ quan sát.
- Đường băng xanh cản lửa: Tăng tính đa dạng sinh học cho những khu vực rừng trồng vừa phát huy được tác dụng PCCCR.
Song song với xây dựng các công trình PCCCR, việc bổ xung các trang thiết bị chữa cháy rừng cũng rất cần thiết cần được đầu tư đồng bộ, trong công tác QLLR yếu tố người dân cũng là một giải pháp rất hữu hiệu trong việc phát hiện sớm lửa rừng.
* Quản lý vật liệu cháy
Trên cơ sở có bản đồ quản lý cháy rừng tiến hành những biện pháp quản lý VLC như sau:
+ Đối với những diện tích đất trống và diện tích rừng mới khai thác cần tiến hành trồng rừng. Trước khi trồng rừng, yêu cầu các chủ rừng phải thực hiện việc xử lý thực bì. Phát dọn thực bì, vun thành từng dải để khi có điều kiện thuận lợi vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm, gió nhẹ tiến hành đốt.
+ Vệ sinh rừng
- Với những khu rừng trồng dễ cháy như Thông nhựa và Bạch đàn trước mùa khô các chủ rừng thực hiện những biện pháp vệ sinh rừng, thu gom thảm khô. Mục đích làm giảm lượng thực bì bao gồm cây bụi và thảm tươi xen lẫn dưới tán rừng, tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng phát triển tốt.
- Với những khu rừng mới trồng, khi cây rừng chưa khép tán có nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt là rừng Thông nhựa, do cây bụi thảm tươi nhiều, vật liệu bị khô hanh về mùa khô, cần có những biện pháp chăm sóc để hạn chế cháy rừng như các biện pháp phát luỗng dây leo cây bụi, chăm sóc vun gốc cho cây một năm ít nhất làm 2 lần: khi mưa xuân và trước mùa khô hanh.
63
Việc dọn vệ sinh rừng được tiến hành như sau:
Năm thứ 1: luỗng phát 1 lần sau khi trồng rừng khoảng 3 - 4 tháng, phát toàn bộ cây bụi và thảm tươi.
Năm thứ 2: luỗng phát 2 lần; lần 1 vào trước mùa khô (tháng 10,11), lần 2 vào đầu mùa mưa (tháng 3,4) .
Năm thứ 3: phát 2 lần vào trước mùa khô và đầu mùa mưa Năm thứ 4: luỗng phát thực bì 1 lần vào trước mùa khô
- Đối với những diện tích rừng đang khép tán nên tiến hành các biện pháp tỉa cành để làm giảm nguồn VLC, tận thu được sản phẩm làm củi đồng thời tăng chiều cao dưới cành và duy trì khoảng cách cần thiết giữa tán cây với lớp VLC dưới đất hạn chế cháy lan mặt đất lên tán rừng.
- Cần chặt tỉa thưa theo từng giai đoạn phát triển của rừng để tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng phát triển mạnh, hạn chế sự phát triển của cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng từ đó hạn chế được nguồn VLC.
- Trên những diện tích rừng trồng có rất nhiều những loài cây bụi và cây tái sinh khó cháy như: Mẫu đơn, Lấu, Thẩu tấu… khi phát dọn thực bì nên phát những loài cây này.
- Đối với những khu vực rừng có nhiều VLC ở rừng tự nhiên và gần những khu vực lau lách, khi có điều kiện nên thu gom nguồn VLC để hạn chế được nguy cơ cháy rừng. Trong diện tích rừng tự nhiên do Trung tâm Thực nghiệm lâm sinh quản lý hàng năm đều có các sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp, Cao đẳng Nông lâm Đông bắc đến thực hành, thực tập nên lượng vật liệu được thu dọn rất tốt, hầu như không có cháy rừng xảy ra với khu vực này.
+ Trồng rừng hỗn giao
Đây là biện pháp để nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng trồng, những khu rừng trồng với các loài Thông, Bạch đàn là những loài cây có nhựa, dầu nên nguy cơ cháy rất cao. Để nâng cao khả năng chống chịu lửa
64
cho rừng nên trồng rừng hỗn giao với các loài cây khó cháy, nếu không trồng hỗn giao thì cũng không nên trồng một loài cây trên diện tích lớn mà nên xen kẽ các lâm phần khác nhau trên diện tích đó. Như vậy sẽ hạn chế được cháy rừng xảy ra, nên lựa chọn những loài cây có khả năng phòng cháy, việc lựa chọn loài cây phải phù hợp với điều kiện lập địa ở từng khu vực.
Khi lựa chọn các loài cây trồng xen cần lựa chọn những loài cây có giá trị kinh tế, có thể trồng Thông + Keo tai tượng, hoặc những loài cây bản địa như: Lim xanh, Gụ lau, Táu mật…đây đều là những loài cây cho giá trị kinh tế cao.
Với những diện tích rừng Thông thuần loài cấp tuổi ≥4, mật độ tương đối thấp, cần trồng thêm một số loài cây khác vào những khoảng trống như Keo tai tượng kết hợp với việc xúc tiến tái sinh một số loài cây gỗ khó cháy ở phía dưới tán Thông như: Chanh rừng, Chẹo tía… Đây có thể là những biện pháp rẻ tiền mang lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, sinh thái và nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng.
+ Xây dựng đường băng cản lửa
Trên địa bàn nghiên cứu việc xây dựng các đường băng cản lửa chưa được các chủ rừng chấp hành tốt. Do vậy đối với những diện tích rừng đã trồng nhưng chưa có đường băng cản lửa hoặc chưa thiết kế đường băng cản lửa và các khu rừng tự nhiên cần phải tiến hành phân chia rừng thành các lô, khoảnh riêng biệt bởi đường băng cản lửa. Những đường băng đó có thể là băng trắng hoặc băng xanh có tác dụng ngăn được ngọn lửa cháy lan mặt đất, cháy lướt trên ngọn cây…
Trên những đường băng xanh cản lửa, cây trồng mới chỉ là Keo tai tượng nên cần bổ sung những loài cây khác như Keo lá tràm, Tếch, Xoan đặc biệt là những loài cây bản địa (Sến, Gụ lau, Lim xanh…) để phát huy tác dụng phòng cháy và chống xói món đất. Với khu vực rừng Yên tử, Trạm thực
65
nghiệm lâm sinh ở phường Bắc Sơn nơi đây có nhiều khách du lịch và sinh viên đến thực tập, tại những nơi này nên xây dựng nhiều đường băng xanh cản lửa; vừa tăng tính đa dạng sinh học cho những khu vực rừng trồng vừa phát huy được tác dụng PCCCR, đa dạng được sản phẩm đồng thời hạn chế tác hại lửa rừng, bảo vệ cải tạo đất tốt hơn.
Cần bổ xung xây dựng thêm đường băng trắng cản lửa ở những nơi chưa có điều kiện xây dựng các đường băng xanh cản lửa như những khu rừng trồng Thông nhựa dọc theo quốc lộ 18 từ xã Phương Đông đến phường Nam Khê. Những đường băng trắng cản lửa hiện có và khi xây dựng các đường băng mới cần thường xuyên tu bổ phát dọn, làm đất để phát huy tác dụng PCCCR nhưng cũng có thể làm xói mòn rửa trôi đất. Vì vậy việc tu bổ hàng năm để phát huy tác dụng phòng cháy đồng thời không gây lãng phí và gây xói mòn rửa trôi đất. Tính về lâu dài thì việc xây dựng đường băng trắng cản lửa chi phí đầu tư có thể vẫn cao hơn xây dựng đường băng xanh. Việc xây dựng đường băng trắng cần chú ý đến đến địa hình đặc biệt là độ dốc [2].
- Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 150, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy.
- Đối với địa hình phức tạp dốc trên 150, đường băng phải bố trí trùng với đường đồng mức hoặc theo đường dông. Việc bố trí đường băng đúng hướng là góp phần tích cực phát huy khả năng ngăn lửa đạt hiệu quả.
- Những nơi rừng trồng có độ dốc trên 250, như tiểu khu 42a, 42b, 42c, không được làm băng trắng, mà phải trồng băng xanh cùng với việc trồng rừng trong năm đó, để chống xói mòn, rửa trôi đất, làm mất nguồn đất màu mỡ.
- Những nơi rừng trồng có độ dốc dưới 250 chỉ được xây dựng đường băng trắng trong 1 - 2 năm đầu khi chưa có điều kiện trồng ngay cây xanh.
66
Do đó việc xây dựng đường băng cản lửa nên ưu tiên xây dựng các đường băng xanh, đồng thời tăng được tính đa dạng sinh học cho các khu rừng đặc biệt là rừng trồng thuần loài.
Trên khu vực còn có một số hệ thống đường vận xuất, vận chuyển có nhiều đoạn đã được đổ bê tông có thể lợi dụng những đoạn đường này để xây dựng những đường băng trắng cản lửa có hiệu quả cao như đường nối giữa 2 tiểu khu 40b đến tiểu khu 40a thuộc phường Bắc Sơn và phường Vàng Danh. Đồng thời đây là những con đường thuận lợi cho việc chữa cháy nếu có cháy rừng xảy ra. Nhưng hai bên đường này nên thường xuyên phát dọn sạch cây bụi, thảm tươi nhất là sau mùa mưa, vì sau mỗi mùa mưa cây bụi, thảm tươi mọc lan hết ra đường nếu đến mùa khô mà không được dọn sạch sẽ nguy hiểm hơn với rừng do thường xuyên có người qua lại.
Như vậy một trong những biện pháp PCCCR có hiệu quả là ngay từ khi thiết kế trồng rừng phải thiết kế ngay những đường băng cản lửa. Hiện nay trên khu vực nghiên cứu việc xây dựng các đường băng cản lửa theo thiết kế trồng rừng chưa được thực hiện tốt, nên cần phải bổ sung ngay các đường băng cản lửa nhất là những khu vực trồng Thông, để tránh thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra. Trong quá trình xây dựng các đường băng cản lửa cần chú ý tất cả các đường băng đều phải khép kín thì mới có tác dụng ngăn lửa cao.
+ Đốt trước có điều khiển
Đây là biện pháp đốt trước vào thời gian trước mùa cháy rừng ở những khu rừng có nguy cơ cháy cao, dưới những yếu tố thời tiết cho phép, nhưng có sự tính toán của con người để không gây cháy rừng và không làm ảnh