* Nâng cao dân trí cho người dân về quản lý bảo vệ rừng
Để nâng cao dân trí cho người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và quản lý cháy rừng nói riêng cần phải thực hiện xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng.
Tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho người dân về vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường như: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, điều tiết khí hậu...Từ việc tuyên truyền làm cho người dân nhận thức được trách nhiệm của mình trong công tác PCCCR nói riêng và quản lý bảo vệ rừng nói chung. Trước, trong mùa cháy rừng, ở những nơi đông khách đến tham quan du lịch như: Yên Tử, hồ Yên Trung, thác Lựng Xanh...cần phải vận dụng tăng cường thêm các hình thức tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm như: panô, biển báo, khẩu hiệu... để giúp mọi người nhận thức đúng đắn, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng.
* Xây dựng các chính sách ưu tiên cho người dân sống gần rừng
Đời sống của người dân sống gần rừng thường còn nhiều khó khăn, cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước. Vì vậy nhà nước cần có những
71
chính sách ưu tiên để cho họ có cuộc sống ổn định, đời sống được nâng cao, từ đó để cho họ có ý thức bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng.
- Có cơ chế phù hợp thu mua các sản phẩm đầu ra từ rừng của người dân để họ yên tâm gắn bó, làm giàu trên diện tích rừng đã được giao khoán, bảo vệ. Đồng thời chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác khuyến Nông - Lâm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để người dân có kiến thức tốt nhất trong việc kinh doanh, bảo vệ và phát triển rừng.
- Quy hoạch những vùng sản xuất nông nghiệp (sản xuất nương rẫy) phù hợp với từng địa phương cụ thể để người dân ổn định cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người dân ngày càng chủ động hơn tham gia vào các hoạt động phát triển lâm nghiệp.
- Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng xa trung tâm của thị xã Uông Bí, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận, cải thiện đời sống tốt.
- Có chính sách cấm người dân vào rừng đốt than hoa đặc biệt vào mùa khô, vì nó vừa làm giảm diện tích rừng nghiêm trọng vừa gây nguy cơ cháy rừng cao.
- Những khu vực rừng giáp các Công ty khai thác than, đặc biệt là Công ty than có vỉa lộ thiên, chính quyền địa phương cần có những cam kết với các mỏ than đó trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và công tác PCCCR nói riêng.
72
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu đề tài đi đến một số kết luận sau:
(1) Rừng tự nhiên ở thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh gồm chủ yếu các trạng thái rừng IIa, IIb và một diện tích nhỏ IIIa1 tập chung chủ yếu xã Thượng Yên Công, phường Vành Danh và Phường Bắc Sơn. Ngoài ra diện tích các trạng thái Ia, Ib, Ic là khá lớn chiếm 3377,59ha. Rừng tự nhiên thuộc BQL rừng đặc dụng Yên Tử còn tương đối nhiều, được bảo vệ nghiêm ngặt hơn, mặc dù thường xuyên có người qua lại nhưng cháy rừng ít xảy ra.
(2) Rừng trồng Thông nhựa, Keo tai tượng ở khu vực nghiên cứu có nhiều cấp tuổi khác nhau. Giữa các lâm phần cùng tuổi trong cùng khu vực có độ tàn che, độ che phủ trung bình, thành phần của lớp cây bụi thảm tươi không có sự sai khác nhau rõ rệt. Giữa các lâm phần khác tuổi có sự khác nhau về độ tàn che, độ che phủ và chiều cao trung bình của cây bụi, thảm tươi, thành phần của lớp thực bì lại khá đồng nhất với nhau.
(3) Khối lượng VLC dưới các trạng thái rừng trồng ở các lâm phần khác tuổi có sự khác nhau. Trong đó lượng thảm khô, thảm tươi dễ cháy chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là trạng thái rừng Thông và Bạch đàn, rất nguy hiểm đối với nguy cơ cháy rừng.
(4) Sự ảnh hưởng của đặc điểm VLC tới đặc tính đám cháy khá rõ nét đến tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa; khi độ ẩm càng thấp tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa càng cao, ngược lại khi độ ẩm càng cao thì tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa thấp thậm chí VLC không cháy.
73
đối lớn đặc biệt là tốc độ gió. Khi gió càng mạnh tốc độ cháy lan càng lớn, chiều cao ngọn lửa càng cao và dễ dẫn đến cháy tán hơn.
Địa hình cũng là nhân tố ảnh hưởng đến vận tốc cháy và chiều cao ngọn lửa, đặc biệt là độ dốc ảnh hưởng lớn đến tốc độ cháy lan của đám cháy, khi độ dốc quá lớn có thể dẫn đến cháy tán rất nhanh.
(5) Đề tài đã tiến hành một số biện pháp tổng hợp quản lý VLC đối với các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu như sau:
- Xây dựng bản đồ quản lý lửa rừng để trên cơ sở đó theo dõi diễn biến tình hình cháy rừng, phát hiện sớm lửa rừng, những khu vực thường xuyên xảy ra cháy rừng cần có những biện pháp quản lý bảo vệ tốt để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
+ Quản lý nguồn VLC
Việc quản lý nguồn VLC cần thực hiện theo đúng những quy trình cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất nguồn VLC, tránh nguy cơ cháy rừng.
+ Trồng rừng hỗn giao: đây là biện pháp vừa tăng tính đa dạng sinh học cho rừng vừa giảm được cháy rừng xảy ra.
+ Xây dựng đường băng cản lửa: có thể là băng trắng hoặc băng xanh, nhưng khi điều kiện cho phép thì nên xây dựng đường băng xanh. Trong khu vực còn có một số hệ thống đường vận xuất có thể lợi dụng những đường này hàng năm tu bổ để làm đường băng cản lửa.
+ Đốt trước có điều khiển: đây là một biện pháp giảm nhanh nguồn VLC cho rừng, không phải tiến hành đốt trước trên toàn bộ diện tích rừng trồng mà chỉ tiến hành đốt ở những nơi có nguy cơ cháy rừng cao. Việc đốt trước có điều khiển phải phụ thuộc vào tuổi rừng, độ dốc, tốc độ gió, thời điểm đốt… Đốt trước cần có sự tính toán tỉ mỉ, chính xác để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của việc đốt trước đến rừng.
74
+ Cần thực hiện những biện pháp tuyên truyền cho người dân hiểu được vai trò của rừng, hiểu được tác hại của cháy rừng để họ tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Ngoài ra cần xây dựng và thực hiện những chính sách ưu tiên cho những người sống gần rừng.
Tồn tại
- Do thời gian và điều kiện còn nhiều hạn chế nên đề tài mới chỉ nghiên cứu được một số trạng thái rừng trên một số địa điểm nhất định, chưa nghiên cứu được diễn biến của khối lượng và độ ẩm của VLC theo các mùa trong năm. Vì vậy việc nghiên cứu chưa được sâu, tính chính xác còn hạn chế.
- Chưa nghiên cứu được các loài cây có khả năng phòng cháy cho khu vực nghiên cứu, để nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng thông qua việc trồng rừng hỗn giao, trồng băng xanh cản lửa cho rừng.
- Chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của đốt trước đến tình hình sinh trưởng của cây rừng, đất rừng cũng như môi trường sinh thái sau khi đốt.
- Những đề xuất của việc đốt trước có điều khiển ở những khu rừng dễ cháy chưa thật toàn diện, chưa nghiên cứu về kinh phí cho việc tổ chức đốt trước, dụng cụ trang bị cho đốt trước…
Kiến nghị
Trên cơ sở những kết luận và tồn tại nêu trên đề tài có một số kiến nghị sau: - Trong thực tế công tác trồng rừng hiện nay, cần nghiên cứu thêm nhiều loài cây nữa để phù hợp với mục đích kinh doanh đồng thời làm giảm nguồn vật liệu dễ cháy cho rừng. Việc nghiên cứu để giảm nguồn VLC cần làm trong khoảng thời gian dài, thường xuyên hơn nữa để đảm bảo độ chính xác cho từng khu vực.
- Việc xây dựng bản đồ quản lý cháy rừng cần được làm thường xuyên, hàng năm đều phải có bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện từng năm đó.
75
- Cháy rừng có liên quan đến nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố thời tiết, vì vậy cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của một số nhân tố (nhiệt độ, độ ẩm không khí) đến độ ẩm và khối lượng VLC để có những biện pháp đề xuất chính xác hơn.
- Cần xây dựng và ban hành quy phạm đốt trước có điều khiển đối với rừng trồng nói chung và những khu rừng dễ cháy nói riêng để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. `
76 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn……….i Chữ viết tắt ………..ii Danh mục các bảng……….…iii Danh mục các hình………...………iv ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1
Chýõng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3
1.1.Trên thế giới ... 3
1.2. Ở Việt Nam ... 10
Chýõng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHÝÕNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 18
2.1.1. Mục tiêu chung ... 18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ... 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu... 18
2.3. Giới hạn nghiên cứu ... 18
2.4. Nội dung nghiên cứu ... 18
2.5. Phương pháp nghiên cứu ... 19
2.5.1. Phương pháp luận ... 19
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ... 21
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ... 23
Chýõng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC... 25
3.1. Điều kiện tự nhiên ... 25
3.1.1. Vị trí địa lý ... 25
3.1.2. Địa hình ... 25
77
3.1.4. Mùa cháy rừng: ... 26
3.1.6. Tài nguyên rừng: ... 27
3.1.7. Tài nguyên nước: ... 28
3.1.8. Tài nguyên du lịch: ... 28
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ... 29
3.2.1. Dân số và lao động: ... 29
3.2.2. Cơ sở hạ tầng ... 29
Chýõng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 32
4.1. Đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại thị xã Uông Bí ... 32
4.1.1. Diện tích và sự phân bố các loại rừng ... 32
4.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng chủ yếu tại thị xã Uông Bí .... 33
4.1.3. Tình hình cháy rừng tại thị xã Uông Bí, Quảng Ninh ... 39
4.2. Đặc điểm một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cháy rừng tại thị xã Uông Bí - Quảng Ninh ... 41
4.2.1. Đặc điểm VLC ... 41
4.2.2. Ảnh hưởng của tốc độ gió đến khả năng cháy rừng ... 46
4.2.3. Đặc điểm của độ dốc ... 48
4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý cháy rừng tại thị xã Uông Bí ... 49
4.3.1. Công tác tổ chức lực lượng PCCCR... 49
4.3.2. Công tác giáo dục tuyên truyền ... 51
4.3.3. Công trình PCCCR. ... 51
4.3.4. Trang thiết bị PCCCR ... 53
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý cháy rừng cho thị xã Uông Bí ... 54
4.4.1. Giải pháp về tổ chức - thể chế ... 55
4.4.2. Giải pháp kỹ thuật ... 57
4.4.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội ... 70
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ... 72
Kết luận ... 72
78