Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy độ dốc càng cao, tốc độ lan tràn của đám cháy càng lớn. Độ dốc tạo điều kiện cho phần lớn nhiệt lượng của đám cháy theo dòng đối lưu lên phía trên và nhanh chóng sấy khô nguồn vật liệu phân bố ở đó.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc (α) tới Vc và Hl được tổng hợp trong bảng 04 và 05 ở phụ lục 02 phần phụ biểu và phương trình tương quan giữa chúng được thể hiện ở bảng 4.12.
Bảng 4.12: Phương trình tương quan giữa độ dốc đến Vc và Hl
Trạng thái Phương trình tương quan Hệ số tương quan R Số PT
Rừng Thông Vc = 0.117× α0.601 R = 0.85 4.11 Hl = 0.524 × α0.281 R= 0.95 4.12 Rừng keo Vc = 0.227 × α0.212 R = 0.79 4.13 Hl = 0.403 × α0.266 R = 0.99 4.14
Nhìn vào hệ số tương quan của các phương trình ta nhận thấy rằng giữa độ dốc với tốc độ cháy lan của đám cháy và chiều cao ngọn lửa đám cháy có mối quan hệ đồng biến ở mức độ chặt (R từ 0.79 đến 0.99). Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa độ dốc với tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa ở hình 05 đến 08 phụ lục 02 phần phụ biểu.
Trên đất dốc, vật liệu cháy ở phía trước gần với ngọn lửa hơn nên hấp thu nhiều nhiệt bức xạ và đối lưu hơn so với ở nơi đất bằng. Vì vậy, đám cháy ngược dốc lan tràn nhanh hơn đám cháy xuôi dốc.
- Kết quả nghiên cứu ở trạng thái rừng Thông cho thấy nếu ở những nơi có độ dốc < 250 thì khi độ dốc tăng lên 100 thì tốc độ đám cháy tăng lên gần 1.5 lần ví dụ như ở độ dốc 50 tốc độ cháy là 0.368m/phút nhưng khi độ dốc tăng
49
lên 100 tốc độ cháy là 0.468m/phút. Nếu trong điều kiện độ dốc > 250 khi độ dốc tăng thêm 100 thì tốc độ đám cháy tăng lên 2 lần. Như vậy, độ dốc càng cao, khi độ dốc tăng lên sẽ dẫn tới vận tốc cháy tăng lên một cách đột ngột hơn. - Với trạng thái rừng Keo, ở độ dốc < 200, khi độ dốc tăng lên 100 thì tốc độ đám cháy tăng lên cũng tăng lên 1.5 lần ví dụ khi đốt ở độ dốc là 50 thì tốc độ cháy là 0.31m/phút, khi đốt ở dốc 140 thì tốc độ cháy là 0.44m/phút. Còn nếu ở những nơi có độ dốc > 200 khi độ dốc tăng thêm 100 thì tốc độ cháy không tăng thêm đáng kể.
Số liệu ở bảng 4.12 cho thấy quan hệ giữa độ dốc và chiều cao ngọn lửa rất chặt. Khi độ dốc càng cao, chiều cao ngọn lửa càng lớn và ngọn lửa có xu hướng song song với mặt đất, do đó ở những nơi có độ dốc càng lớn thì nguy cơ xảy ra cháy tán càng cao.
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả, khi độ dốc dưới 150, ngọn lửa cháy gần vuông góc với mặt đất. Khi độ dốc từ 150 - 250 ngọn lửa tạo với mặt đất một góc nhọn khoảng 650 khi đó quá trình cháy ảnh hưởng chủ yếu đến cây bụi thảm tươi, ít ảnh hưởng đến cây rừng. Khi độ dốc trên 250, ngọn lửa tạo với mặt đất một góc nhọn khoảng 400, khi có lửa phát sinh đám cháy ban đầu, dễ chuyển thành cháy tán rất nguy hiểm.