Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 4 docx (Trang 42 - 43)

- Khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý chất thải: Tăng cường va

1.Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT

1.1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

1.1.1. Khái niệm về ĐTM (có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau)

a. Theo Luật BVMT năm 1993:

“ĐTM là qúa trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của

các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,

công trình kinh tế, khoa học – kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”.

b. Theo Luật BVMT năm 2005:

“ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư

cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” c. Theo khái niệm phổ biến của các nước trên thế giới:

ĐTM là quá trình nghiên cứu, dự báo các tác động về môi trường của dự án đầu tư phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm duy trì các tác động

tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án.

1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của ĐTM

a. Làm căn cứ cho việc xem xét và quyết định phê duyệt một dự án đầu tư.

b. Có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xem xét và quyết định một

dự án đầu tư để cùng với các yếu tố về kinh tế và xã hội bảo đảm tính bền vững

của dự án.

1.1.3. Nội dung cơ bản của ĐTM

a. Xác định đối tượng gây tác động (Nội dung của dự án);

b. Xác định đối tượng bị tác động (Môi trường tự nhiên và các đối tượng

kinh tế – xã hội ở vùng xung quanh dự án tại thời điểm dự án triển khai xây dựng và đi vào hoạt động); (dự báo)

c. Đánh giá (dự báo) tác động xảy ra (khi nào và ở đâu?);

đâu?);

đ. Đề xuất chương trình giám sát tác động xảy ra (giám sát cái gì, ở đâu và tần xuất bao nhiêu?);

e. Kết luận và kiến nghị (lưu ý kiến nghị những gì ngoài khả năng giải quyết

của chủ dự án)

1.1.4. Phương pháp tiến hành ĐTM

a. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu (bằng các phương pháp

truyền thống)

b. Các phương pháp ĐTM: có rất nhiều phương pháp; sau đây là những phương pháp cơ bản):

- Phương pháp liệt kê - Phương pháp ma trận

- Phương pháp mô hình hoá - Phương pháp chập bản đồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp sơ đồ mạng lưới

- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng

1.2. Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT)

- CKBVMT theo Luật BVMT 2005 là công cụ pháp lý về quản lý nhà nước

về bảo vệ môi trường thay thế cho công cụ Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (ĐKĐTCMT) quy định tại Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trờng về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư.

- Cả CKBVMT và ĐKĐTCMT đều là ĐTM ở dạng đơn giản.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 4 docx (Trang 42 - 43)