Tăng cường hiệu lực tổ chức, giám sát và cưỡng chế: Đầu tư bổ sung cho cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực tổ chức, cải thiện hoạt động quản lý t à

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 4 docx (Trang 39 - 40)

chính và tạo ra các biện pháp khuyến khích quản lý chi phí hiệu quả cho các công ty môi trường đô thị là các vấn đề cần ưu tiên. Nâng cao năng lực cho các cơ quan điều phối về theo dõi, giám sát và cưỡng chế thực hiện các quy định về môi trường đối với các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động rất cần thiết.

- Tạo các cơ chế khuyến khích đối với hoạt động giảm thiểu và tái chế

lý chất thải gồm mở rộng các chương trình cho vay tín dụng nhỏ, phát triển thị trường cho các sản phẩm tái chế, phối hợp hoạt động giữa khu vực phi chính thức

và khu vực Nhà nước, hỗ trợ hợp tác trong quản lý chất thải và tư vấn các hoạt động quản lý chất thải hợp lý. Việc giảm thiểu các chi phí có thể thực hiện được

thông qua các hoạt động phân loại rác tại nguồn, tăng cường sự tham gia của khu

vực tư nhân trong các hoạt động tái chế. Tương tự, cũng có thể mở rộng quy mô

các hoạt động sản xuất phân compost thông qua phát triển các cơ sở sản xuất phân

compost chất lượng cao có thể cạnh tranh trên thị trường từ chất thải được phân loại tại nguồn. áp dụng các quy trình sản xuất sạch hơn có thể là một phương pháp

nhằm giảm thiểu chất thải công nghiệp và tạo các giải pháp sinh thái công nghiệp.

- Cải thiện công tác thu hồi chi phí nhằm đảm bảo tính bền vững của

các hoạt động đầu tư: Cần ưu tiên cho các hoạt động nhằm cải thiện tính ổn định,

bền vững về tài chính của các hệ thống quản lý chất thải rắn. Cần nghiên cứu các

hình thức và mức phí khác nhau như phí có mức thu cố định, phí có mức thu phụ

thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ như mức phí tiêu dùng điện, nước, và các mức

phí phụ thuộc vào khả năng chi trả. Cần tăng cường thu hút sự tham gia của các

khu vực tư nhân và thúc đẩy thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

và thông qua các chính sách và các biện pháp khuyến khích về kinh tế.

- Cải thiện thông tin cho cộng đồng về quản lý chất thải rắn và khuyến

khích xã hội chấp nhận các giải pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải: Cần thực hiện

các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản

lý chất thải không đúng cách cũng như trách nhiệm của người dân phải chi trả cho

các dịch vụ quản lý chất thải tốt hơn. Các chương trình giáo dục cộng đồng không

nên chỉ nhằm riêng vào đối tượng là người lớn mà nên dành cả cho học sinh ở các trường học. Các chương trình này nên nhằm vào mục tiêu cung cấp những kiến

thức cơ bản về vệ sinh, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hoá để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho các nhóm cộng đồng. Cần phải thực hiện đánh giá các tác động kinh tế – xã hội đồng thời với đánh giá các tác động về môi trường trong giai đoạn lựa chọn vị trí các bãi chôn lấp và vận hành.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 4 docx (Trang 39 - 40)