Tình hình chung về quản lý chất thả

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 4 docx (Trang 31 - 32)

2. Quản lý chất thả

2.2. Tình hình chung về quản lý chất thả

Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đã đạt được

những thành tựu đáng kể. Các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được

mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển

của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm chất thải sinh

hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện. Các chất thải nói trên nếu không được quản lý đúng đắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người.

Ước tính mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong đó 80% là chất thải sinh hoạt (khoảng 12,8% triệu tấn), 17% là chất thải công nghiệp (2,6 triệu tấn). Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2003 ước tính khoảng 160.000 tấn. Với tỷ lệ thu gom như hiện nay mới đạt

khoảng 70% thì tổng lượng chất thải tồn đọng trong môi trường vào khoảng 40-60 triệu tấn. Ngoài ra còn chưa kể đến một khối lượng rất lớn phân bắc và nước thải,

thải ra từ các sinh hoạt đô thị.

Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp của các bộ, ngành và các địa phương hiện nay chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước. Có thể nêu một số tồn tại chủ yếu sau đây:

- Hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành phố chưa có các bãi chôn lấp chất thải được xây dựng đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường, ngoại trừ một số địa

phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng (có nơi đã hoặc đang tiến hành xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh). Hiện nay chỉ có một

vài thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có các cơ sở chế biến rác thành phân bón. Tuy nhiên công suất của các nhà máy này chỉ đáp ứng 12% tổng lượng

chất thải của mỗi thành phố.

- Công tác quy hoạch và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở một

số tỉnh thành phố còn gặp nhiều khó khăn như về quỹ đất, (đặc biệt là các tỉnh vùng

đồng bằng đông dân cư), vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ủng hộ của nhân nhân ở

các vùng dự kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải...

- Tại nhiều địa phương chưa thực hiện được việc phân loại chất thải, vì vậy

phần lớn các chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại kể cả chất thải y tế được chôn

lấp lẫn lộn.

- Chưa có mức phí hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện tại cho

quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu câu của công tác quản

lý chất thải.

- Trên toàn quốc chưa có một cơ sở xử lý tập trung đối với các chất thải

công nghiệp nguy hại. Các chất thải không được phân loại, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được tập trung chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm. Một số cơ sở công nghiệp có nhiều chất thải nguy hại đang phải lưu giữ tạm thời chất thải

nguy hại chờ xử lý.

- Phần lớn các chất thải y tế thu gom được từ các bệnh viện, trạm y tế , các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được thiêu đốt tại các lò đốt đạt

yêu cầu vệ sinh môi trường mà còn được chôn lấp chung với các chất thải sinh

hoạt.

- Hiện nay còn thiếu các văn bản kỹ thuật hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hai, như các tiêu chuẩn về chất thải nguy hại , thiếu các quy trình công nghệ

và các thiết bị phù hợp để xử lý một số các chất thải nguy hại.

- Chưa có đủ các biện pháp, công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý các

chất thải nguy hại do sản xuất công nghiệp và các bệnh viện thải ra.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 4 docx (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)