Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 4 docx (Trang 37 - 39)

a) Hướng dẫn quy trình giảm thiểu, thống kê, khai báo và quản lý chất thải

nguy hại;

b) Ban hành danh mục chất thải nguy hại;

c) Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức

tham gia quản lý chất thải có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương trở lên;

d) Hướng dẫn việc vận chuyển chất thải nguy hại ra nước ngoài xử lý theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp trong nước không

có công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thống kê, đánh giá về chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn và có các biện pháp quản lý phù hợp;

b) Bố trí mặt bằng, các điều kiện cần thiết cho quản lý chất thải nguy hại trên

địa bàn phù hợp với quy hoạch thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được

phê duyệt;

c) Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức

tham gia quản lý chất thải nguy hại có phạm vi hoạt động trên địa bàn trừ các

trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

2.5. Các nguyên tắc, nội dung quản lý chất thải rắn

Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định các nguyên tắc, nội dung quản lý chất thải rắn và các hành vi bị cấm như sau:

Các nguyên tắc quản lý chất thải rắn:

- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải

nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

- Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử

dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.

- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.

- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận

chuyển và xử lý chất thải rắn.

Các hành vi bị cấm

- Để chất thải rắn không đúng nơi quy định.

- Làm phát thải bụi, làm rơi vãi chất thải rắn trong quá trình thu gom, vận

chuyển.

- Để lẫn chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.

- Gây cản trở cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo

dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Các hoạt động ưu tiên trong quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

- Cải thiện việc đầu tư và thực hiện các dịch vụ quản lý chất thải sinh

hoạt: Thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao thực hiện đầu tư có tính chi phí – hiệu quả cao, tập trung vào các khu vực ưu tiên và áp dụng công nghệ phù hợp để

các hoạt động đầu tư này đảm bảo sẽ giúp cải tổ một cách toàn diện và triệt để. Do

vậy, ưu tiên vẫn là làm thế nào đảm bảo vận hành đúng kỹ thuật các bãi chôn lấp

hiện có, mở rộng các hoạt động thu gom chất thải đến các khu vực chưa có các khu

vực chưa có các dịch vụ và các đô thị nhỏ thông qua các khoản đầu tư có tính chi

phí – hiệu quả cao, nâng cao hiệu quả thu gom và cải thiện các dịch vụ quản lý

chất thải rắn cho các hộ nghèo trong khi vẫn tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng các bãi chôn lấp trong cả nước. Để cải thiện dịch vụ cho người nghèo cần kết

hợp cả các nguồn trợ giá có trọng tâm từ phía Chính phủ và bù giá cho các Công ty

môi trường đô thị, mở rộng các phương thức dựa vào cộng đồng. Ngoài ra, cần

phải tổ chức một cách có hệ thống việc lấy ý kiến tư vấn và thu hút sự tham gia của

cộng đống dân cư nghèo trong quá trình lựa chọn địa điểm, đánh giá tác động và vận hành các bãi chôn lấp.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 4 docx (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)