1. Kiểm soá tô nhiễm môi trường
1.5.2. Công cụ kinh tế:
* Phí môi trường:
Các loại phí môi trường đặt ra các chi phí phải trả để kiểm soát lượng ô
nhiễm tăng thêm nhưng lại để cho mức tổng hợp chất lượng môi trường là bất định. Hiện nay, phí môi trường ở Việt Nam là các khoản thu nhằm bù đắp chi phí
của Nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đây là những khoản
thu bắt buộc những người được hưởng dịch vụ phải đóng góp vào cho Nhà nước
Như vậy việc thực hiện phí môi trường cần phải đạt được hai mục đích cơ bản :
Thứ nhất là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm; Thứ hailà tăng nguồn thu
nhập để chi cho những hoạt động cải thiện môi trường.
Hiện nay nước ta có một số loại phí như sau:
Phí vệ sinh môi trường: là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác
thải đô thị là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm, về cơ bản loại
phí này chủ yếu được sử dụng ở khu vực đô thị, quy định thu phí
do UBND thành phố hoặc các tỉnh quy định, do vậy mức thu phí có thể khác nhau và phụ thuộc vào từng địa phương.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: hiện đang được triển khai
thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 67/2003/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 13/6/2003 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí cho
quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: hiện đang được triển
khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 174/2007/NĐ- CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 nhằm hạn chế phát sinh chất
thải rắn và tạo nguồn kinh phí cho quỹ Bảo vệ môi trường thực
hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản: hiện đang được
triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/05/2008. Nghị định quy định khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai
thác. Phí áp dụng cho các loại khoáng sản: đá, Fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng than (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatít, dầu thô và khí thiên nhiên.
* Đặt cọc, ký quỹ môi trường.
Việc ký quỹ bằng một khoản tiền vào tài khoản tại một tổ chức tín dụng để
nhằm mục đích đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do các hoạt động
được áp dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/5/2008 về ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Quyết định này quy
định chi tiết về Phương pháp tính toán chi phí; Nội dung phải ký quỹ, Các đối tượng phải ký quỹ (bao gồm cả các đối tượng đã hoạt động nhưng chưa ký quỹ); Các đối tượng có hoặc chưa có ĐTM hoặc Bản Cam kết; Cơ quan thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường; Cơ quan nhận ký quỹ….