Chứng chỉ rừng đã đƣợc áp dụng ở Việt Nam từ những năm 2000 và đƣợc chính phủ coi là công cụ quản lý rừng bền vững. Chứng chỉ rừng là một trong những mục tiêu chính của Chiến lƣợc lâm nghiệp 2006 - 2020. Theo Quyết định 83/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/1/2016 mục tiêu cụ thể đến 2020 cả nƣớc đạt ít nhất 500.000ha rừng sản xuất đƣợc cấp chứng chỉ rừng bền vững trong đó có 350.000ha rừng trồng và 150.000 ha là rừng tự nhiên. Mặc dù tiềm năng diện tích rừng có thể đƣợc cấp chứng chỉ lớn tuy nhiên những hạn chế khó khăn trong
công tác quản lý, chi phí lớn đã giảm cơ hội tiếp cận sản phẩm chất lƣợng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng của một bộ phận ngƣời sử dụng. Các ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phát triển mạnh trong khi đó nguồn cung cấp gỗ hợp pháp có chứng chỉ trong nƣớc chƣa đảm bảo đủ cho sản xuất.
Kể từ năm 1989 với sự hỗ trợ của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature - WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ quan trong ngành lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững. Khởi đầu bằng việc thành lập Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam (NWG) gồm 12 thành viên thực hiện chƣơng trình hành động, đồng thời xây dựng tổ chức để hoạt động lâu dài trong hệ thống thành viên của FSC nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và CCR. Nhóm NWG đã kết hợp cùng các tổ chức quốc tế, đơn vị đánh giá cấp chứng chỉ FSC để xây dựng hoàn thiên bộ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho đánh giá QLRBV và CCR tại Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ tốt của các đơn vị tƣ vấn, sự tham gia nhiệt tình đầy cố gắng của chủ rừng và các tổ chức quốc tế nhƣ WWF, FAO, GIZ, WB... trong thời gian từ 2010 đến nay các địa phƣơng có sự tăng nhanh đáng kể số lƣợng các đơn vị đƣợc cấp CCR. Tới thời điểm hiện tại Việt Nam có khoảng 36 chứng chủ rừng FSC/FM với tổng diện tích 229,281 ha, số chứng chỉ FSC/COC đạt 602 chứng chỉ [10].
Tại Việt Nam chứng chỉ quản lý rừng FSC đƣợc cấp thông qua quá trình đánh giá của bên thứ 3 thuộc một tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ. Đối tƣợng chính thuộc các tổ chức, công ty lâm nghiệp, lâm trƣờng, công ty nhà nƣớc. Trong khi đó đối tƣợng chủ rừng là hộ gia đình chƣa có nhiều điều kiện tiếp cận với CCR và thƣơng mại lâm sản giá trị cao. Đƣợc sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các tổ chức nhƣ: WWF, WB, GIZ... và các công ty chế biến lâm sản trên cả nƣớc mới có một số nhóm nhỏ chủ rừng là ngƣời dân đƣợc tham gia quản lý rừng bền vững, sản phẩm lâm sản đƣợc chứng nhận đạt tiêu chuẩn QLRBV - CCR FSC nhƣ: Hội CCR tỉnh Quảng Trị, nhóm hộ CCR tỉnh Thừa thiên Huế,
nhóm hộ CCR huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang... Trong khuôn khổ đề tài tập trung vào mảng chứng chỉ cho nhóm hộ gia đình bởi đây là nhóm đối tƣợng chủ rừng có diện tích rừng chiếm tới 50% diện tích rừng trồng cả nƣớc.
Các mô hình chứng chỉ theo nhóm hộ dân, khu vực rừng có diện tích nhỏ lẻ, phân tán đƣợc áp dụng chứng chỉ đối với các khu rừng đƣợc quản lý theo quy mô nhỏ và kém tập trung (SLIMF) và các nhóm SLIMFs. Chƣơng trình SLIMF giúp cho việc tiếp cận và chi trả cho chứng chỉ đƣợc dễ dàng hơn thông qua việc tổ chức hợp lý công tác báo cáo và giảm bớt số đợt kiểm tra. Phần lớn rừng theo nhóm hộ tại Việt Nam đáp ứng đạt 1 hoặc 2 tiêu chuẩn để trở thành nhóm SLIMF về diện tích.
- Diện tích rừng hoặc quyền sở hữu không vƣợt quá 100 ha; Một số chƣơng trình/sáng kiến vùng về FSC có thể cho phép diện tích tối đa lên tới 1.000 ha (2.470 mẫu Anh).
- Lƣợng khai thác trung bình năm không vƣợt quá 20% lƣợng tăng trƣởng trung bình năm và không vƣợt quá 5.000 m3/năm.
Chứng chỉ theo nhóm hộ nhằm mục đích: (1) Đào tạo nâng cao năng lực và xây dựng kế hoạch quản lý rừng trồng bền vững theo 10 nguyên tắc QLRBV; (2) Quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ổn định, bền vững lâu dài, cung cấp nguyên liệu cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho Hộ gia đình; (3) Đảm bảo kinh doanh rừng liên tục, đa dạng các sản phẩm mà không làm giảm những giá trị nguồn gen, năng suất của rừng, hạn chế thấp nhất tác động có hại đến môi trƣờng, xã hội.
Chƣơng 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU