- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (từ 1998-2010): Đã thực hiện trồng mới 1.137,8 ha, bảo vệ 21.530 ha, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 559,02 ha.
- Dự án trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg: Từ năm 2009 đến 2013 trồng rừng tập trung 916,6 ha.
- Dự án trồng rừng Việt - Đức (KFW4): Từ 2003 đến 2013 trồng rừng tập trung 2.643 ha; khoanh nuôi tái sinh 436 ha.
- Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), thời gian thực hiện từ 2012 đến 2015, quy mô dự án trồng 2.850 ha rừng sản xuất, năm 2012 đã trồng 140 ha, năm 2013 đã trồng 875,10 ha và diện tích còn lại trồng 2015.
Trong khuôn khổ đề tài thực hiện xây dựng phƣơng án quản lý cho nhóm hộ CCR đã thực hiện trên địa bàn 8 xã trong toàn huyện. Phần lớn các khu vực rừng trong nhóm CC đều có đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng tƣơng đồng với các đặc điểm chung của toàn huyện.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đánh giá chung về điều kiện cơ bản
4.1.1. Những thuận lợi
Thạch Thành có thuận lợi về mặt địa lý là: Có đƣờng Hồ Chí Minh và Quốc lộ 45 đi qua, có nhà máy mía đƣờng Việt Đài, Đô thị Vân Du giúp huyện có điều kiện giao lƣu kinh tế - văn hoá và phát triển nhanh hơn, năng động hơn so với một số huyện miền núi khác trong tỉnh.
Nằm trong vùng khí hậu có mƣa nhiều thuận lợi cho trồng rừng kinh tế và sản xuất cây giống cây con cung cấp cho nhân dân trong vùng... Địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi bát úp có độ dốc nhỏ do vậy triển khai các hoạt động trồng rừng, khai thác, bảo vệ rừng có rất nhiều thuận lợi. Diện tích đất rừng lớn, tập trung. Một số xã có toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp là rừng trồng nhƣ xã Thành Long, Thành An.... Độ dày tầng đất sâu thích hợp cho nhiều loài cây trồng sinh trƣởng và phát triển tốt, đồng thời làm đất trồng rừng thuận lợi.
Rừng trồng bao quanh xen kẽ các khu dân cƣ, thôn bản lên quá trình tuần tra bảo vệ rừng khá thuận lợi.
Phần lớn dân số có trình độ văn hóa cao, điều kiện kinh tế phát triển giúp giảm tình trạng xâm phạm đến tài nguyên rừng.
Tham gia phát triển rừng theo hƣớng QLRBV và đạt CCR giúp nhóm hộ dân tăng thu nhập, giá trị bình quân khi có chứng chỉ FSC của rừng đƣợc quản lý tốt hơn, bảo vệ môi trƣờng, ổn định xã hội, hiệu quả kinh tế gỗ Keo trồng đƣợc tăng ít nhất từ 10% so với giá trị hiện tại theo từng thời điểm.
Thu nhập bình quân của mỗi thành viên HGĐ từ rừng trồng trong nhóm CCR là 5 triệu VND đồng/tháng và thu nhập của ngƣời lao động năm sau cao hơn năm trƣớc.
4.1.2. Những thách thức
Nằm trong vùng khí hậu có mƣa nhiều nhƣng tập trung chủ yếu vào tháng 8-9 dễ gây lụt và xói đất, tạo điều kiện cho các loại nấm hại phát triển ảnh
hƣởng đến sản xuất cây giống, rừng trồng non.
Dân số sống phân tán, ít tập trung tạo khó khăn cho phát triển kinh tế vùng. Ngành chế biến lâm sản phát triển chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nguồn cung của thị trƣờng.
4.2. Quá trình thực hiện QLRBV của nhóm hộ chứng chỉ
4.2.1. Cấu trúc nhóm hộ chứng chỉ
4.2.1.1. Cơ cấu tổ chức nhóm hộ
Trên cơ sở các nhóm hộ tham gia quản lý rừng bền vững và đã đƣợc cấp chứng chỉ rừng FSC nhƣ: Hội chứng chỉ rừng tỉnh Quảng Trị, Nhóm chứng chỉ rừng tỉnh Thừa thiên Huế... Các mô hình này đã hoạt động rất hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên tham gia. Dựa theo mô hình hội chứng chỉ rừng tỉnh Quảng Trị đƣợc công nhận đạt CCR từ năm 2010 có cấu trúc nhóm gồm:
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hội CCR Quảng Trị
Với quy mô hoạt hoạt động trong phạm vi trên một huyện. Đề tài đã xây dựng nhóm hộ CCR huyện Thạch Thành với quy mô nhỏ hơn, cơ cấu bộ máy đơn giản phù hợp với đặc thù khu vực, đáp ứng đƣợc khả năng duy trì và phát triển mở rộng nhóm.
Cơ cấu tổ chức nhóm hộ đƣợc mô tả theo sơ đồ sau:
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhóm hộ Xuân Sơn
Nhóm các hộ nông dân làm nghề rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành là những ngƣời có chung lợi ích trong trồng rừng, sử dụng rừng bền vững và đƣợc thành lập theo công văn số 1188/QĐ - UBND huyện Thạch Thành ngày 19/6/2017 về việc thành lập Ban đại diện là đầu mối hỗ trợ Nhóm hộ gia đình tham gia chứng chỉ rừng FSC. Nhóm hộ tham gia chứng chỉ rừng đã đƣợc dự án WB3, KFW4 và nhà máy Chế biến gỗ xuất khẩu Nam Định liên kết với Doanh nghiệp Xuân Sơn tại huyện Thạch Thành hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý Nhóm và tập huấn cho các hộ gia đình tham gia FSC đồng thời cam kết tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng Keo có FSC cao hơn 10% giá trị so với gỗ Keo trồng chƣa có FSC tại cùng thời điểm.
4.2.1.2. Vai trò và nhiệm vụ
Ban Đại diện Nhóm là Tổ chức tự nguyện chịu trách nhiệm cao nhất để hỗ trợ Nhóm cấp xã thực hiện các nhiệm vụ. Số lƣợng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên do chính ban đại diện quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Đại diện là 5 năm.
a. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Đại diện 1. Nhiệm vụ
- Ban đại diện sẽ nắm toàn bộ trách nhiệm cho vận hành, duy trì nhóm chứng chỉ rừng, là đơn vị trực tiếp giữ chứng chỉ và có nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện quyết định Nhóm, Quy chế Nhóm, lãnh đạo mọi hoạt động của Nhóm trong các kỳ họp;
- Kiểm tra các hoạt động tuân thủ 10 nguyên tắc QLRBV của Nhóm cấp xã, thành viên trong thôn bản theo định kỳ tháng, quý và kiểm tra đột xuất theo kết quả công việc hàng năm.
- Kiểm tra hàng năm ít nhất 30% số hộ gia đình tham gia, đăc biệt quản lý bảo vệ vùng đệm hành lang ven suối, hồ và vệ sinh an toàn lao động, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
- Tổ chức đấu thầu cạnh tranh sau đó ký hợp đồng với tổ chức cấp chứng chỉ và quản lý toàn bộ việc liên lạc với tổ chức cấp chứng chỉ.
- Tập hợp các đóng góp của thành viên cho chi phí đánh giá và các chi phí hoạt động khác cho việc quản lý nhóm, hoặc nhà tài trợ, thực hiện và báo cáo các khoản chi liên quan cho nhóm. Phối hợp với Nhóm xã tổ chức các cuộc giám sát, bổ sung thành viên mới.
- Phối hợp với Nhóm xã tổ chức các cuộc giám sát nội bộ hàng năm đối với các lô rừng trồng, khai thác. Tập huấn Nông dân chủ chốt và các Trƣởng nhóm cấp dƣới cho việc phổ biến kỹ thuật (đánh giá nhu cầu đào tạo và tổ chức tập huấn về các nội dung, kỹ năng cơ bản để thực hiện, tuân thủ tiêu chuẩn FSC). Hoàn thiện, cập nhật kế hoạch quản lý rừng bền vững hàng năm Nhóm hộ.
- Thông báo với tổ chức cấp chứng chỉ trong trƣờng hợp có thay đổi về thành viên (kết nạp mới hoặc khai trừ) trong quá trình hoạt động.
- Đảm bảo hoàn thành tất cả các yêu cầu cho các hoạt động cần đƣợc khắc phục do tổ chức cấp chứng chỉ nêu ra. Đảm bảo rằng các lô rừng mới và các hộ dân mới tham gia nhóm chứng chỉ tuân thủ các yêu cầu của FSC.
- Đƣa ra các chỉ dẫn cho các Trƣởng nhóm thuộc nhóm chứng chỉ nếu cần thiết, ví dụ khi kiểm tra điều kiện gia nhập nhóm ban đầu và khi tập huấn cho các hộ dân.
- Hoàn thiện bản đồ cho các lâm phần với tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000, chỉ ra số hiệu lô rừng, nhóm quản lý hiện tại, năm trồng và đƣờng, cầu, cầu vƣợt, vùng đệm và các sử dụng đất liền kề. Lƣu trữ, cập nhật đăng ký bằng số hóa.
- Lập mối quan hệ kinh doanh, tiếp thị giữa nhóm chứng chỉ và các khách hàng mua gỗ trong và ngoài nƣớc. Tổ chức cuộc họp 2 lần hàng năm và phối hợp với các Trƣởng nhóm chứng chỉ cấp xã hai tháng 1 lần trong năm.
Quản lý nhóm phải có các bản Copy trên giấy hoặc bản mềm lƣu trên máy của tất cả các luật lệ và qui định liên quan đến lâm nghiệp của nhà nƣớc, và lƣu giữ tài liệu cập nhật. Quản lý nhóm đảm bảo sự hiểu biết của các cấp trong nhóm về tất cả các yêu cầu quan trọng nêu trong các tài liệu này.
Trong trƣờng hợp cần phát sinh để sửa đổi Quy chế Nhóm, Ban đại diện sẽ tổ chức một quá trình sửa đổi một cách minh bạch. Các sửa đổi cần đƣợc sự hỗ trợ và đồng thuận của ít nhất 2/3 đa số các thành viên.
2. Quyền hạn
- Quyết định chƣơng trình, kế hoạch và hoạt động hàng năm của Nhóm; - Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhóm. Đề xuất Quy chế hoạt động của Ban Đại diện; Hƣớng dẫn các quy định trong nội bộ Nhóm và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên hỗ trợ Nhóm thực hiện các hoạt động theo 10 nguyên tắc FSC;
- Ban đại diện quyết định đình chỉ, ngừng ngay lập tức những hoạt động vi phạm đến quy định của 10 nguyên tắc FSC. Đặc biệt sử dụng thuốc trừ sâu bị cấm và mất an toàn của ngƣời lao động. Ban đại diện họp, xác định mức độ
nghiêm trọng của hoạt động vi phạm, từ đó đề ra yêu cầu, kế hoạch và thời gian khắc phục.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Đại diện
- Ban Đại diện hoạt động theo Quy chế đƣợc quy định và tuân thủ Quy chế Nhóm FSC;
- Ban Đại diện mỗi năm họp 2-3 lần, có thể họp bất thƣờng khi có yêu cầu của Ban Đại diện hoặc trên 2/3 thành viên;
- Các quyết định của Ban Đại diện đƣợc thông qua khi có trên 2/3 tổng số thành viên Ban Đại diện dự họp biểu quyết tán thành. Trong trƣờng hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của ngƣời đứng đầu.
b. Bộ phận kỹ thuật và hành chính
Bộ phận kỹ thuật “Tổ FSC” và hành chính đƣợc lựa chọn để giúp việc cho công tác quản lý Nhóm.
- Thực hiện hƣớng dẫn kỹ thuật cho Nhóm viên về quản lý rừng bền vững theo nguyên tắc FSC;
- Hỗ trợ Ban Đại diện công tác giám sát, chuẩn bị đánh giá định kỳ và khắc phục các lỗi do tổ chức đánh giá kiến nghị;
- Hỗ trợ công tác hành chính, thủ tục hồ sơ, phiên dịch tài liệu liên quan; - Thực hiện các hoạt động kiểm tra, theo dõi và báo cáo kết quả hoạt động của Nhóm;
- Thực hiện các khóa đào tạo cho HGĐ hàng năm theo kế hoạch.
c. Nhóm FSC cấp xã và các thành viên
- Các thành viên của Nhóm chứng chỉ rừng cấp xã giúp đỡ lẫn nhau và tìm kiếm các giải pháp mà tất cả đều chấp nhận và có tính khả thi.
- Tuân thủ các qui định cho thành viên về tham gia, rời bỏ và khai trừ khỏi nhóm;
- Cam kết quản lý rừng của họ theo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC đƣợc tóm tắt trong danh mục kiểm tra FSCcác hộ dân, đặc biệt đối với các yêu
cầu cho quản lý rừng tốt liên quan đến các khía cạnh xã hội, môi trƣờng và kinh tế;
- Phổ biến các thông tin thị trƣờng về giá cả và khách hàng cho các lâm sản; - Quản lý danh sách khiếu nại, có thể bao gồm những khiếu nại đối với thành viên nhóm thôn hay đối với các Trƣởng nhóm thôn;
- Thu thập các tài liệu sau: Qui hoạch sử dụng đất cấp xã, giao đất cho trồng rừng, điều lệ an toàn lao động;
- Thu thập số liệu kinh tế xã hội hàng năm từ thành viên trong các cuộc họp thƣờng niên của nhóm
- Trƣởng nhóm xã sẽ giúp tổ FSC hoàn thiện Lập hồ sơ quản lý Nhóm viên của Nhóm và cập nhật danh sách số hóa của thành viên nhóm và bản đồ các lô rừng của hộ ở cấp xã.
- Nhóm hoạt động theo quy chế đƣợc UBND huyện phê duyệt ban hành có chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động cụ thể.
4.2.1.3. Đánh giá cấu trúc nhóm hộ
Tại Việt Nam tới thời điểm hiện nay hầu hết các chủ rừng đƣợc cấp CCR là các doanh nghiệp, công ty lâm nghiệp, lâm trƣờng của nhà nƣớc. Các chủ rừng là nhóm hộ gia đình thƣờng không có đủ điều kiện về kinh tế, kỹ thuật để đƣợc cấp chứng chỉ. Số các nhóm hộ đã có CCR FSC vẫn còn rất hạn chế.
Một số nhóm hộ đã đƣợc cấp CCR FSC qua hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên nhóm, tạo cơ sở cho các đơn vị khác làm theo.
Bảng 4.1. Tổng hợp thống kê các nhóm chứng chỉ QLRBV TT Đơn vị Số thành viên Diện tích Diện tích trung bình (ha/hgd) Thời điểm thống kê 1 Nhóm chứng chỉ hộ gia đình Quảng Trị 520 1921.95 3.70 9/2018 2 Hội chủ rừng phát triển bền
vững tỉnh Thừa Thiên Huế 780 3862.53 4.95 8/2018
3 Woodsland Tuyen Quang
Joint Stock Company 342 2135.17 6.24 3/2018 4 Nhóm hộ Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn 322 921.41 2.86 6/2018 5 Nhóm hộ FSC huyện Yên Bình 494 1753.68 3.55 2018 6 Nhóm hộ CCR Xuân Sơn - Thanh Hóa 1127 1450.71 1.29 2017
Nhóm hộ CCR Xuân Sơn đƣợc thành lập trên tinh thần tự nguyện, gắn kết bền vững về lợi ích giữa ngƣời trồng rừng, doanh nghiệp thu mua lâm sản và chính quyền địa phƣơng.
Doanh nghiệp đầu tƣ tài chính, hƣớng dẫn kỹ thuật kết hợp hỗ trợ pháp lý của chính quyền địa phƣơng tạo thuận lợi cho quá trình duy trì và mở rộng nhóm hộ. Ngƣời dân trồng rừng đƣợc hỗ trợ kỹ thuật, thông tin thị trƣờng và bao tiêu sản phẩm. Hiệu quả mang lại đƣợc thể hiện rõ nét bởi sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững giúp xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho rất nhiều lao động sống phụ thuộc vào lâm nghiệp. Tổng số 1.127 hộ gia đình tham gia nhóm chứng chỉ rừng FSC, bình quân mỗi hộ gia đình có dao động từ 2 đến 4 lao động, tƣơng ứng gần 2.000 - 4.000 lao động tham gia. Bình quân mỗi hộ gia đình hàng năm mất 5-6 tháng cho công việc chăm sóc rừng, và bảo vệ rừng, tạo thêm công ăn việc làm, phục vụ cho nghề rừng của nhóm.
Thành viên nhóm thông tin tuyên truyền cùng nhau phòng chống cháy rừng, một số hộ phát dọn, làm băng cản lửa nên không xảy ra các vụ cháy rừng nào trong nhóm. Nhóm chứng chỉ đã thu hút sự tham gia của 1.127 hộ gia đình với tổng diện tích đã đƣợc cấp chứng chỉ FSC đạt 1.450,71ha trên địa bàn 8 xã. Bằng kinh nghiệm từ các mô hình nhóm đã có, nhóm CCR Xuân Sơn ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đạt đƣợc những hiệu quả cao trong quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng.
Bảng 4.2. Thống kê diện tích tham gia nhóm chứng chỉ Xã Diện tích
(Ha) Số nhóm hộ Số hộ gia đình tham gia FSC Ngọc Trạo 84.96 21 128 Thạch Bình 181.99 19 100 Thạch Cẩm 213.4 6 27 Thạch Đồng 70.55 8 105 Thạch Long 125.59 26 133 Thạch Sơn 143.32 11 117 Thành An 54.49 16 87 Thành Long 576.41 49 430 Tổng 1450.71 156 1127
4.2.2. Đánh giá lỗi chưa tuân thủ trong quá trình quản lý
- Tổng hợp lỗi không tuân thủ trong quá trình quản lý của nhóm hộ Lỗi không tuân thủ 2017-1 (lỗi thuộc năm đánh giá 2017)
Bộ tiêu chuẩn áp
dụng Quản lý rừng cho Việt Nam 2011