Đánh giá quá trình thực hiện QLRBV của nhóm chứng chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo mô hình nhóm hộ chứng chỉ rừng trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 29)

- Đánh giá cấu trúc, mô hình nhóm hộ trong quá trình hoạt động thực hiện quản lý rừng trên địa bàn.

- Tổng hợp các lỗi chƣa tuân thủ trong quá trình quản lý rừng của nhóm hộ và đề ra giải pháp, cách khắc phục lỗi.

- Xác định những điểm, quy định khác nhau giữa các nguyên tắc, tiêu chí của FSC và luật pháp Việt Nam.

2.3.3. Đề xuất phương án quản lý rừng

- Xây dựng phƣơng án quản lý rừng cho nhóm hộ dựa trên nguyên tắc quản lý rừng bền vững.

- Xác định quy mô và khả năng mở rộng của nhóm CCR đƣa ra phƣơng án phù hợp, biện pháp thực thi cụ thể.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp đánh giá thực trạng rừng và đất rừng

2.4.1.1. Các điều kiện cơ bản

- Sử dụng phƣơng pháp kế thừa tài liệu số liệu đã đƣợc công nhận của khu vực nghiên cứu nhƣ:

+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong khu vực;

+ Tham khảo tài liệu, báo cáo hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng trong từng giai đoạn;

+ Thông tin về các quy định, chính sách, văn bản pháp luật, các chƣơng trình dự án phát triển kinh tế xã hội của khu vực;

+ Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch tại khu vực nghiên cứu.

- Dựa trên nguyên tắc của QLRBV xác định những thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản tại khu vực nghiên cứu trong quá trình thực hiện quản lý rừng.

2.4.2. Phương pháp đánh giá thực hiện QLRBV của nhóm chứng chỉ.

2.4.2.1. Đánh giá cấu trúc, mô hình nhóm

+ Xác định đặc điểm cấu trúc nhóm hộ.

+ Phân cấp bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các thành viên, cấp quản lý nhóm. Quy chế hoạt động công khai đƣợc xây dựng áp dụng cho toàn thể thành viên nhóm hộ.

2.4.2.2. Tổng hợp lỗi không tuân thủ từ hoạt động quản lý nhóm

- Tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá chính thức: Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng cho Việt Nam của SGS QUALIFOR áp dụng phiên bản (AD 33-VN-06 cập nhật ngày 12/03/2015) gồm có 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí, 257 chỉ số. Các nguyên tắc đƣợc cụ thể hóa bằng các tiêu chí và chỉ số đi kèm.

1. Nguyên tắc 1 - Tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc của FSC; 2. Nguyên tắc 2 - Sở hữu và nghĩa vụ quyền lợi;

3. Nguyên tắc 3 - Quyền của ngƣời dân bản địa;

4. Nguyên tắc 4 - Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân; 5. Nguyên tắc 5 - Những lợi ích từ rừng;

6. Nguyên tắc 6 -Tác động môi trƣờng; 7. Nguyên tắc 7 - Kế hoạch quản lý; 8. Nguyên tắc 8 - Giám sát và đánh giá;

9. Nguyên tắc 9 - Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao; 10. Nguyên tắc 10 - Rừng trồng

- Đánh giá các lỗi chƣa tuân thủ và cách khắc phục: Dựa trên thông báo tổng hợp kết quả đánh giá chứng chỉ của tổ chức đánh giá. Xác định phân tích các lỗi chƣa tuân thủ và đề ra thời gian, phƣơng án thực hiện khắc phục lỗi đã đƣợc đƣa ra.

2.4.2.3. Xác định những điểm khác trong quy định

Nam đƣa ra những ƣu điểm mà quy định của pháp luật Việt Nam chƣa đề cập tới.

2.4.3. Xây dựng phương án quản lý rừng

2.4.3.1. Xây dựng phương án quản lý

+ Xây dựng phƣơng án hoạt động, giám sát định kỳ và bất thƣờng của nhóm;

+ Áp dụng thông tƣ 38/2014/TT-BNNPTNT về hƣớng dẫn phƣơng án QLRBV của Việt Nam trong quá trình duy trì và mở rộng quy mô nhóm hộ;

+ Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá QLRBV của tổ chức FSC áp dụng tại Việt Nam làm cơ sở đề xuất phƣơng án quản lý.

2.4.3.2. Phương án mở rộng nhóm

Căn cứ trên nhu cầu tiêu thụ gỗ chứng chỉ trên địa bàn và khả năng mở rộng diện tích trên địa bàn toàn huyện.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Thạch Thành là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có toạ độ địa lý từ 20003' 50”đến 20023'05” vĩ độ Bắc, từ 105014'30” đến 104049'00” độ kinh Đông. Trung tâm huyện là Thị trấn Kim Tân, cách thành phố Thanh Hóa 60 km về phía Tây Bắc.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Thạch Thành

Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính (gồm 26 xã và 2 thị trấn), có ranh giới tiếp giáp nhƣ sau:

Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, tỉnh Ninh Bình. Phía Nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, huyện Vĩnh Lộc.

Phía Đông giáp huyện Hà Trung.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Địa hình của huyện tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, đất đai chủ yếu đƣợc hình thành tại chỗ. Tổng quan địa hình có hƣớng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những dãy núi còn có nhiều thung lũng bằng phẳng thuận tiện cho phát triển trồng trọt.

Độ cao trung bình của huyện từ 200 m đến 400 m (Cao nhất là 825 m, thấp nhất là 15m). Căn cứ đặc thù địa hình có thể phân chia huyện Thạch Thành làm 2 vùng địa hình: Vùng đồi núi cao và vùng đồi núi thấp.

+ Vùng núi cao: Tổng diện tích: 27.205,46 ha, chiếm 48,65 % diện tích toàn huyện gồm 8 xã: Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Tƣợng, Thành Yên, Thành Minh, Thạch Cẩm, Thành Mỹ, Thành Vinh có địa hình phức tạp, độ dốc thƣờng từ cấp III trở lên thuận lợi cho phát triển lâm nghiêp, cây lâu năm và cây công nghiệp hàng năm....

+ Vùng đồi núi thấp: Diện tích 28.713,98 ha, chiếm 51,35% tổng diện tích tự nhiên, có độ dốc thấp hơn và có nhiều thung lũng thuận lợi cho phát triển cây lúa nƣớc, cây công nghiệp hàng năm...

Thổ nhƣỡng: Theo số liệu và bản đồ thổ nhƣỡng của tỉnh, huyện Thạch Thành với diện tích điều tra 49.508,78 ha bao gồm các loại đất đang sử dụng vào nông nghiệp, lâm nghiệp và có khả năng nông lâm kết hợp đƣợc phân cấp độ dốc nhƣ sau: + Đất có độ dốc cấp I (< 30 ) 14.066,17ha. + Đất có độ dốc cấp II (30 - < 80) 5.586,25 ha. + Đất có độ dốc cấp III (80 - < 150) 7.531,66 ha. + Đất có độ dốc cấp IV (150 - < 250) 10.371,64 ha. + Đất có độ dốc cấp V, VI (>250 ) 11.925,46 ha.

Diện tích đất có độ dốc dƣới 150: 27.184,08 ha, chiếm 48,61% diện tích tự nhiên, là đất để phát triển nông, lâm, thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạng tầng giao thông, thuỷ lợi, khu dân cƣ,...

Diện tích đất có độ dốc từ 150

tự nhiên, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày cây ăn quả, thực hiện nông lâm kết hợp,...

Diện tích đất có độ dốc trên 250

: 11.952,46 ha, chiếm 21,37% diện tích đất tự nhiên, phân bố cho trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ).

Ngoài ra, do địa bàn có sông Bƣởi chạy qua, đã chia cắt huyện thành 2 vùng: Vùng tả sông Bƣởi gồm thị trấn Kim Tân và 16 xã; vùng hữu sông Bƣởi có 9 xã.

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

a, Khí hậu khu vực

Huyện Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hoá có các đặc trƣng chủ yếu sau (Theo số liệu của trung tâm khí tƣợng thuỷ văn Thanh Hoá).

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.1000C - 8.500 0C. Biên độ năm từ 10 - 120C. Biên độ ngày từ 7 - 90C. Mùa đông nhiệt độ tƣơng đối thấp, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15,50

C - 16,50C, có nơi xuống dƣới 150

C. Mùa hè nhiệt độ không cao lắm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất) là 270

C - 280C.

- Mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.600mm - 1.900mm, vụ mùa chiếm khoảng 86% - 89%. Tháng 8 và tháng 9 có lƣợng mƣa lớn nhất (khoảng 300mm). Tháng 1, tháng 2 có lƣợng mƣa thấp nhất (10mm - 12mm).

- Tốc độ gió : Trung bình 10 m/s -15 m/s. Hƣớng gió chủ yếu là Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra, còn có gió Tây Nam khô nóng ở mức độ yếu. Thiên tai chủ yếu là mƣa to, lũ quét, lốc xoáy, rét đậm và sƣơng muối.

b, Thủy văn và nguồn nước

Huyện Thạch Thành nằm trong tiểu vùng thủy văn sông Bƣởi có các đặc trƣng chủ yếu sau:

- Thời gian lũ từ tháng 7 - 10, hai tháng có dòng chảy lớn là tháng 8, 9. Các sông suối trên địa bàn huyện thƣờng ngắn, dốc, lòng sông hẹp và quanh co uốn khúc, mùa mƣa lƣợng nƣớc dâng nhanh cùng lúc đổ về sông Bƣởi nên

thƣờng tạo lũ quét.

Nguồn nƣớc có các hồ đập lớn nhƣ hồ Bỉnh Công (xã Thành Minh), đập Đồng Ngƣ (xã Thành An), đập Tây Trác (xã Thành Long), hồ Đồng Sung (xã Thành Kim),...

Do đó, vấn đề mang tính chiến lƣợc lâu dài là phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc để vận chuyển gỗ khai thác giảm gí thành và giảm thiểu tác động đến môi trƣờng.

3.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số 756/QĐ- UBND ngày 07/3/2013 về phê duyệt kết quả thực hiện Dự án điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện bản đồ đất phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trƣờng tỉnh Thanh Hoá, tỷ lệ 1/50.000, trên địa bàn huyện có các nhóm và đơn vị phụ đất sau:

- Đất xám (Acrisol), ký hiệu (AC)

+ Đất xám Feralit điển hình (AC fa-h) diện tích 9.754,03 ha, chiếm 17,44% diện tích tự nhiên, thƣờng có ở độ dốc từ 80

trở lên, tầng dày trên 100 cm. Độ dốc 80

-150 nên trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trên 150 nên trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp, lâm nghiệp.

+ Đất xám Feralit đá lẫn nông (AC fa- L1) diện tích 23.924,76 ha, chiếm 42,78% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở độ dốc trên 80. Thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở nơi có độ dốc dƣới 150

và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp và trồng cây lâm nghiệp ở độ dốc trên 150.

. + Đất xám Feralit đá lẫn sâu (AC fa-L2) diện tích 1.673,37 ha, chiếm 3,00% diện tích tự nhiên. Thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở độ dốc dƣới 150

và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp và trồng cây công nghiệp ở độ dốc trên 150

. - Đất phù sa (Fluvisols), ký hiệu FL:

4,60% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các chân ruộng cao. Loại đất này có thể sử dụng phát triển thành vùng cây công nghiệp ngắn ngày...

+ Đất phù sa chua Glây nông (FLd - g2) diện tích 590,04ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên, là loại đất thích hợp cho phát triển hai vụ lúa.

+ Đất phù sa bão hoà bazơ Glây nông (FLe - fe1) diện tích 7.328,22 ha, chiếm 13,10% diện tích tự nhiên. Là diện tích đất sử dụng để trồng lúa, có thể thâm canh 3 vụ.

+ Đất bão hoà bazơ điển hình (FLe - h) diện tích 2.698,67 ha, chiếm 4,83% diện tích tự nhiên. Là diện tích đất có khả năng thâm canh 3 vụ.

+ Đất phù sa chua Glây sâu (FLd - g2) diện tích 595,21ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên. Là loại diện tích thích hợp cho 2 vụ lúa.

+ Đất phù sa biến đổi chua (FLe - d) diện tích 371,50ha, chiếm 0,66% diện tích tự nhiên. Là loại diện tích thích hợp cho 2 vụ lúa.

3.1.5. Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Thạch Thành có nguồn nƣớc mặt tƣơng đối dồi dào, bao gồm nƣớc mƣa tại chỗ và từ các nơi đổ về. Trên địa bàn có sông Bƣởi, và các sông suối khác, có một số hồ, đập lớn cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp... Tuy nhiên, nguồn nƣớc mặt không đều giữa các mùa, các tháng trong năm. Nếu đƣợc điều tiết sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và đời sống.

- Nguồn nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm ở đây phân bố không đồng đều, tuỳ theo địa hình mà nƣớc ngầm đƣợc phân bố ở độ sâu, cạn khác nhau. Nguồn nƣớc ngầm ít, chỉ ở mức 0,02 l/s - 2,01 l/s, về mùa khô mực nƣớc ngầm xuống thấp nên đất đai thƣờng khô hạn.

3.1.6. Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Thạch Thành 28.250,89 ha, trong đó rừng đặc dụng 4.669,60 ha, rừng phòng hộ 6.526,14 ha, rừng sản xuất 17.055,15 ha.

nguyên rừng tự nhiên Thạch Thành khá phong phú về chủng loại động, thực vật, đặc biệt là rừng đặc dụng một phần Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng nằm trên địa bàn huyện.

Diện tích rừng trồng 11.244,74 ha (chiếm 39,8%), đây là nguồn thu nhập đáng kể của huyện và nhân dân trên địa bàn, trong đó đáng kể nhất là rừng trồng của các chƣơng trình, dự án trồng trƣớc đây nhƣ 327, 661, KFW4, dự án trồng cao su trên đất lâm nghiệp,…và diện tích rừng Thông thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành, nhất là rừng trồng vay vốn ngân hàng thế giới thuộc dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3) sẽ là rừng mang lại giá trị cao trong thời gian tới của huyện.

Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp huyện Thạch Thành

Đơn vị tính: Ha Hiện trạng rừng và ĐLN Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tỷ lệ (%) Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 28.479,85 4.669,60 6.526,13 17.284,12 100 A. Đất có rừng 24.741,02 4.420,96 5.962,81 14357,25 87 I. Rừng tự nhiên 13.455,60 4.420,96 3.717,83 5316,81 47 1. Rừng gỗ 8.316,90 2.083,26 2.434,31 3799,33 29 - Giàu 0,00 0,00 0 0 0 - Trung bình 400,24 0,00 232,87 167,37 1 - Nghèo 4.549,36 2.022,46 1.121,98 1404,92 16 - Phục hồi 3.367,30 60,80 1.079,46 2227,04 12 2. Rừng tre nứa 339,14 17,98 214,61 106,55 1 - Tre luồng 0,00 0,00 0 0 0 - Nứa 339,14 17,98 214,61 106,55 1

3. Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa 393,17 0,00 36,01 357,16 1

Hiện trạng rừng và ĐLN Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tỷ lệ (%) - Tre nứa là chính 0,00 0,00 0 0 0 4. Rừng trên núi đá 4.406,39 2.319,72 1.032,90 1053,77 16 II. Rừng trồng 11.285,42 0,00 2.244,98 9040,44 40 1. RT có trữ lƣợng 4.479,68 0,00 841 3638,68 16 2. RT chƣa có trữ lƣợng 3.114,89 0,00 286,58 2828,31 11 3. RT là tre luồng 475,70 0,00 1,76 473,94 2 4. RT là cây đặc sản 3.215,15 0,00 1.115,64 2099,51 11 B. Đất chƣa có rừng 3.738,83 248,64 563,32 2926,87 13 1. Nƣơng rẫy (LN) 1.088,61 0,00 193,04 895,57 4 2. Không có gỗ tái sinh(Ia,Ib) 2.510,31 181,55 370,28 1958,48 9

3. Có gỗ tái sinh (Ic) 97,53 30,51 0 67,02 0

4. Núi đá không có rừng 42,38 36,58 0 5,80 0

(Quy hoạch phân loại 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa năm 2015)

3.2. Kinh tế - Xã hội

Theo số liệu báo cáo thống kê năm 2012 Thạch Thành có 136.264 nhân khẩu, trong đó có 92.306 ngƣời trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động trong nông, lâm nghiệp là 74.465 ngƣời, chiếm 80,6% tổng số lao động trên địa bàn huyện.

Mật độ dân số trung bình 244 ngƣời/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,71%. Dân số phân bố không đồng đều ở các xã: Thành Minh là xã có dân số đông nhất với 9.083 nhân khẩu, Thạch Tân là xã có dân số ít nhất với 1.910 nhân khẩu.

Lực lƣợng lao động đã qua đào tạo tập trung chủ yếu ở cơ quan nhà nƣớc. Lao động nông, lâm nghiệp hầu nhƣ chƣa qua đào tạo. Lực lƣợng lao động trong huyện khá dồi dào, song trình độ còn hạn chế, tỷ lệ lao động chƣa có việc làm ổn định còn ở mức cao. Mức sống dân cƣ: Tổng thu nhập theo đầu ngƣời năm

2012 là 11.400.000 đồng/ngƣời/năm. Sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 442,6 kg/ngƣời. Đời sống văn hoá của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, 28/28 xã, thị trấn đã dùng điện lƣới quốc gia; 28/28 xã, thị trấn có đƣờng ô tô đi đến trung tâm xã; 28/28 xã, thị trấn có điểm bƣu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo mô hình nhóm hộ chứng chỉ rừng trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)