C. Đánh giá mối liên quan của dị vật với 1 số yếu tố
A. Mối liên quan giữa viêm nội nhãn và 1 số yếu tố ● Liên quan giữa viêm nội nhãn và bản chất của dị vật
4.3.3. Đặc điểm tổn thương thủy tinh thể
Tổn thương thể thuỷ tinh là triệu chứng hay gặp trong CTXNC có DVNN. Theo nghiên cứu của Sriprakash và cộng sự [48] chấn thương thể thuỷ tinh là triệu chứng hay gặp nhất với tỉ lệ 50 %, còn theo Karel thì tỉ lệ này là 51 % [37]. Theo biểu đồ 3.7, tổn thương thể thuỷ tinh trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 64,1 % (184 mắt) trong đó đục vỡ thể thuỷ tinh cũng là tổn thương hay gặp nhất chiếm tới 34,1 % và đục thể thuỷ tinh khu trú là 30 %, tỉ lệ tổn thương thể thuỷ tinh xấp xỉ bằng với tỉ lệ vị trí đường vào tại giác mạc của dị vật trong nghiên cứu.
Chúng tôi ghi nhận được 13 trường hợp thể thuỷ tinh bị nhiễm kim loại trong nghiên cứu, tất cả những bệnh nhân này đều nhập viện rất muộn sau chấn thương (> 6 tháng), 1 trường hợp điện võng mạc giảm sút trầm trọng nên không phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh, 12 trường hợp còn lại được tiến hành phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh kết hợp với đặt thể thuỷ tinh nhân tạo và lấy dị vật.
4.3.4. Đặc điểm tổn thương dịch kính
Theo bảng 3.6 tổn thương dịch kính hay gặp nhất là vẩn đục dịch kính
chiếm tỉ lệ 60,3 %, tiếp theo là xuất huyết dịch kính với tỉ lệ 11,1 %, mủ dịch kính với 18 mắt chiếm tỉ lệ 6,3 %, các trường hợp dịch kính bình thường ở 64 mắt và hầu hết là những mắt dị vật ở phần trước nhãn cầu. Cũng theo Sriprakash KS [48] thì xuất huyết dịch kính là triệu chứng hay gặp sau chấn thương thể thuỷ tinh với tỉ lệ 46,6 %. Tương đương với tỉ lệ trên là kết quả nghiên cứu của Chiquet C là 45 % [30] và Karel là 50 % [37], theo Menon AA [41] đường vào của dị vật là củng mạc thì 100 % các trường hợp có xuất
huyết dịch kính. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ xuất huyết dịch kính thấp hơn có do thể các phẫu thuật viên ghi lại các tổn thương trong quá trình phẫu thuật chưa đầy đủ nên tỉ lệ này thấp.