C. Đánh giá mối liên quan của dị vật với 1 số yếu tố
A. Mối liên quan giữa viêm nội nhãn và 1 số yếu tố ● Liên quan giữa viêm nội nhãn và bản chất của dị vật
4.9.1. Viêm nội nhãn
Viêm nội nhãn là biến chứng gặp nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng
tôi chiếm 21,2 % cao hơn của nhiều Chaudhry IA (7,5 %) [29], Jonas JB (5,4 %) [36]. Trong số 61 mắt VMNN có 18 mắt là dị vật phần trước và 43 mắt dị vật phần sau, 49 mắt xuất hiện VMNN khi chưa lấy dị vật và 12 mắt sau khi lấy dị vật. Trong số 49 VMNN xuất hiện trước khi lấy dị vật; 19 mắt được cắt dịch kính mủ và 11 mắt rửa mủ tiền phòng kết hợp với lấy dị vật; 16 mắt sau khi lấy dị vật bằng nam châm đường ngoài có 6 mắt phẫu thuật bổ xung cắt dịch kính mủ, 2 mắt rửa mủ tiền phòng, 2 mắt tiến triển thành viêm toàn nhãn phải múc nội nhãn, 6 mắt điều trị nội khoa ổn định tuy nhiên 1 mắt sau 2 tuần xuất viện tiến triển thành viêm toàn nhãn phải múc nội nhãn; ba mắt ngay khi vào viện đã biểu hiện viêm toàn nhãn phải múc nội nhãn ngay.
Mười hai mắt xuất hiện VMNN sau khi lấy dị vật có 3 mắt viêm toàn nhãn phải phẫu thuật múc nội nhãn, 1 mắt rửa mủ tiền phòng, 3 mắt cắt dịch kính mủ và 5 mắt điều trị nội khoa. 100 % các trường hợp này được dùng
kháng sinh toàn thân (Hay sử dụng nhóm Cephalosporin thế hệ 2, 3 và Quinolon thế hệ 2), tra tại chỗ thuốc tra mắt kháng sinh nhóm Quinolon, chống viêm corticoide, những trường hợp nặng thì kết hợp kháng sinh tiêm nội nhãn (sử dụng Fortum 2 mg/0,1ml tiêm vào buồng dịch kính).
Trong số 61 mắt VMNN chỉ có 29 mắt được làm xét nghiệm soi tươi với kết quả 100 % là vi khuẩn gây bệnh, 3 bệnh phẩm có kết quả nuôi cấy (+), kết quả này của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Yên (2003) [21]: Đa số là vi khuẩn gây bệnh, chỉ có 3/64 bệnh phẩm (4,7 %) có kết quả nuôi cấy (+) , tuy nhiên theo nghiên cứu của Chaudhry IA [29] 38,6 % bệnh phẩm có kết quả nuôi cấy (+).
Theo Jonas JB [36] có sự liên hệ giữa bản chất của dị vật là thực vật và thời gian lấy lấy dị vật muộn hơn 24g với VMNN, trong nghiên cứu của mình Chaudhry IA [29] nhận thấy sự chậm trễ trong khâu phục hồi vết thương và lấy dị vật muộn hơn 24g có liên quan với VMNN, kích thước và bản chất của dị vật lại không có liên hệ với VMNN. Tuy nhiên Palovic S [44] nhận thấy vai trò của lấy dị vật ngay trong 24g với giảm nguy VMNN là không rõ ràng. Theo Waheed NK [51] yếu tố nguy cơ dẫn đến VMNN có ý nghĩa là chấn thương xuyên bẩn, xuyên thủng vỏ bao thể thuỷ tinh và trì hoãn khâu phục hồi vết thương nhãn cầu hở, vai trò nhiễm bẩn của dị vật cũng được chú ý.
Theo bảng 3.20 và 3.21 chúng tôi nhận có sự liên quan của bản chất dị vật là thực vật với VMNN và không có mối liên quan giữa lấy dị vật muộn và VMNN.
Vấn đề sử dụng kháng sinh dự phòng trong để giảm viêm nội nhãn sau chấn thương cũng được nhiều tác giả đề cập; theo Yeh S, Weichel ED [53, 55] và Waheed NK [51] sử dụng kháng sinh toàn thân hoặc tiêm nội nhãn dự phòng đã làm tỉ lệ VMNN rất thấp; Colyer MH [32] nghiên cứu trên 70 lính
Mỹ bị CTXNC có DVNN được sử dụng kháng sinh toàn thân và trì hoãn lấy dị vật với kết quả không ai trong số 70 bệnh nhân bị VMNN. Ngay cả khi có dấu hiệu VMNN việc sử dụng kháng sinh nội nhãn và trì hoãn cắt dịch kính lấy dị vật đã được Knox FA và cộng sự báo cáo cho kết quả tốt [38].