Đặc điểm tài nguyên rừng huyện TamĐảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 38)

Tam Đảo là một huyện miền núi mới được thành lập từ tháng 1/2004 của tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên là 23.461,6 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 14.793,81 ha chiếm 49% diện tích lâm nghiệp của tỉnh với 9/9 xã, thị trấn đều có rừng và 63% diện tích tự nhiên của cả huyện (bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở hình 01).

Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Tam Đảo

Số liệu cụ thể về diện tích rừng ở huyện Tam Đảo như sau [34]: + Diện tích có rừng : 12.348,82 ha.

- Rừng tự nhiên : 7.006,66 ha. - Rừng trồng : 5.342,16 ha.

28

- Phân theo 3 loại rừng:

+ Rừng đặc dụng : 12.363,3 ha. + Rừng phòng hộ : 538,66 ha. + Rừng sản xuất : 1.891,85 ha. - Phân theo chủ quản lý:

+ Vườn Quốc gia : 12.363,3 ha. + TT Lâm nghiệp Tam Đảo : 384,2ha. + Lâm trường Lập Thạch : 8,2 ha. + Trường bắn Cam Lâm : 70.1ha. + Hộ gia đình và UBND xã : 1.968,01 ha.

Qua điều tra thực địa kết hợp với tham khảo tài liệu và bản đồ hiện trạng của khu vực nghiên cứu cho thấy những đặc điểm cơ bản của các trạng thái rừng chủ yếu trên địa bàn huyện Tam Đảo như sau:

- Trạng thái IIIa1, IIa, IIb:

Nhìn chung các trạng thái rừng này ở Tam Đảo chủ yếu phân bố ở độ cao từ 600m trở lên, phân bố ở nhiều xã trong đó những xã có diện tích lớn như Minh Quang, Đạo Trù. Trạng thái rừng IIa, IIb bị tác động rất mạnh do quá trình khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng làm nương rẫy từ nhiều năm trước đã trở nên nghèo kiệt, suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay chỉ có trạng thái IIIa là hầu như ít bị tác động nhất. Do nằm trong vùng lõi của VQG Tam Đảo nên hiện nay những diện tích rừng này đang được bảo vệ nghiêm ngặt, đã xuất hiện lại một số cây có giá trị kinh tế như Sến Mật, Táu Mật, Pơ Mu, Giổi, Sâng, Gù Hương….Ngoài ra do hạn chế tác động của con người nên tầng thảm tươi, cây bụi, dây leo, phát triển khá đa dạng, cành khô lá rụng và các sản phẩm của quá trình chặt phá trước để lại làm cho khối lượng vật liệu cháy ở các trạng thái này khá cao.

29

- Rừng Sặt+Nứa+Hóp:

Các trạng thái này phân bố nhiều ở độ cao từ 600m so với mực nước biển nằm xen kẽ với các trạng thái rừng tự nhiên như IIa, IIb, IIIa. Chúng chỉ phân bố ở một số xã như: Minh Quang, Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn. Đây là trạng thái rừng có khối lượng VLC rất lớn, đặc biệt là nhiều VLC khô rất dễ bén lửa. Khi xảy ra cháy có khả năng lan tràn nhanh.. các sản phẩm của trạng thái rừng này được nhiều người dân khai thác, sử dụng như làm nhà, rào vườn, làm cây trồng rau, lấy măng....

- Trảng cỏ, cây bụi:

Trạng thái này phân bố ở độ cao từ 500m trở xuống, chúng thường ở gần bãi đá, diện tích nhỏ, điển hình như ở xã Minh Quang và Đạo Trù. Phần lớn là các trảng cỏ tranh, cỏ rác, lau, sậy….có khối lượng VLC khá cao, khả năng bén lửa và lan tràn nhanh. Do vậy khi xảy ra cháy rất dễ tạo điều kiện cho các luồng gió kích thích đám cháy lan tràn sang các diện tích rừng xung quanh.

- Rừng trồng:

Rừng trồng ở Tam Đảo phân bố từ độ cao 500m trở xuống. Đây là trạng thái rừng phong phú với nhiều phương thức cũng như loài cây trồng như: Rừng Thông thuần loài, rừng Bạch đàn, rừng Keo, rừng Lim, rừng hỗn giao Thông+Keo, Keo +Bạch đàn, Thông+Lim…..Hầu hết các lâm phần rừng trồng ở Tam Đảo được trồng sau khi phát dọn thực bì ở các trạng thái rừng khác, hơn thế nữa sau khi trồng ít được chăm sóc nên thảm tươi, cây bụi phát triển làm khối lượng VLC ở các loại rừng này tương đối cao, việc xây dựng đường băng xanh hay băng trắng không được chú ý tới. Những trạng thái rừng này chủ yếu tập trung ở các xã: Minh Quang, Hồ Sơn, Đại Đình, Đạo Trù. Trong thực tế rừng trồng, đặc biệt là rừng thông là đối tượng thường xảy ra cháy nhất ở địa phương trong những năm gần đây. Ngoài ra ở Tam Đảo một phần diện tích đất lâm nghiệp được sử dụng để trồng cây ăn quả như vải, nhãn,…nhưng trong đề tài không nghiên cứu đến.

30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 38)