Xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 65)

Từ thực trạng công tác Quản lý lửa rừng, kết hợp với đặc điểm của các nhân tố đặc trưng, ảnh hưởng tới cháy rừng của huyện Tam Đảo, đề tài đề xuất một số giải pháp cho công tác này ở địa phương như sau:

56

4.4.1.Tổ chức lực lượng PCCCR:

Thực tế cho thấy lực lượng chuyên trách của huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức lực lượng PCCCR từ huyện đến xã và thôn, bản nhưng do địa bàn quá rộng, địa hình rừng hiểm trở, việc tuần tra gặp nhiều khó khăn vì vậy cần bố trí từ 2-4 kiểm lâm ở các trạm như trạm Tam Quan 3 người, trạm Đại Đình 3 người, Trạm Minh Quang 4 người, Trạm Đạo Trù 6 người. Ngoài ra ở các thôn gần rừng cần thành lập tổ đội xung kích chữa cháy với thành phần nòng cốt là thanh niên, phụ nữ và công an viên của xã. Từ thực tế chữa cháy rừng cũng cho thấy lực lượng có đóng góp nhất định cho chữa cháy rừng là lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn vì vậy trong Ban chỉ huy chữa cháy rừng nên bổ sung thêm các ủy viên là lãnh đạo của các đơn vị huyện đội, Trường bắn tỉnh đội, Trường bắn Cam Lâm.

4.4.2.Công tác tuyên truyền về PCCCR

Hầu hết các vụ cháy rừng ở Tam Đảo là do người dân địa phương gây ra. Do vậy trong công tác PCCCR việc tuyên truyền là quan trọng, đặc biệt là những hộ dân sống ven rừng, thanh niên, phụ nữ và các cháu học sinh trong độ tuổi đến trường vì đây là những đối tượng chính hay nên rừng khi có cơ hội hay khi mùa vụ nông nhàn…vì vậy công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về PCCCR cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền. Nội dung tuyên truyền thực hiện đa dạng với nhiều hình thức, chú ý vào thời lượng và chất lượng, các hình thức tuyên truyền phải đa dạng về nội dung, cụ thể: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở chuyên mục PCCCR, tổ chức tuyên truyền cơ động, dùng Panô, áp phích. Phát tờ rơi, hội họp, ký cam kết PCCCR, phát động thi đua hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về rừng áp dụng rộng rãi trong toàn huyện. Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện, cán bộ kiểm lâm VQG Tam Đảo và cán bộ trung tâm lâm nghiệp, Đài truyền thanh, truyền hình, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện, hội Cựu

57

chiến binh, Phụ nữ cần phối hợp với nhau và phối hợp với xã, thị trấn để chỉ đạo các thôn, bản xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng, các hộ sống ven rừng, các xưởng chế biến gỗ hay các nhà hàng khách sạn kinh doanh ăn uống ký cam kết bảo vệ rừng. Từ đó người dân nhận thức tác hại của cháy rừng gây ra đối với tài nguyên và kinh tế xã hội, và hành động của hộ dần thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 65)