Thực trạng công tác PCCC Rở huyện TamĐảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)

4.3.1.Công tác tổ chức lực lượng

- Ở huyện: Hàng năm, Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện kiện toàn lại Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về Bảo vệ rừng &PCCCR với thành phần là các thành viên của uỷ ban và các cơ quan ban, ngành trên địa bàn huyện, các chủ rừng nhà nước lớn. Ban chỉ huy do phó chủ tịch UBND huyện làm

51

Trưởng ban, phó ban thường trực là Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện. Các ủy viên là lãnh đạo các cơ quan như Công an, Quân sự, VQG Tam Đảo, TTLN Tam Đảo, lãnh đạo 9 xã thị trấn.

- Ban chỉ huy PCCCR&BVR cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu: Thanh tra, kiểm tra công tác PCCCR trong địa bàn, chịu trách nhiệm trong chỉ huy, hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy rừng ở huyện; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCCR&BVR cho các chủ rừng, cán bộ lâm nghiệp xã; phối hợp với các cơ quan truyền thông (Đài truyền thanh, truyền hình tỉnh, huyện), tổ chức tuyên truyền về công tác PCCCR&BVR.

Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCCCR đặt tại hạt kiểm lâm huyện. -Các chủ rừng nhà nước: Xây dựng và kiện toàn 2 BCĐ PCCCR&BVR và 5 tổ đội xung kích với 76 người tham gia.

-Chính quyền các xã: Kiện toàn 9 BCĐ, và 24 tổ đội xung kích trên địa bàn 9 xã, thị trấn của huyện.

Ở từng thôn, dưới sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn nghiệp vụ của Kiểm lâm phụ trách địa bàn, đã tổ chức thành lập các tổ, đội xung kích PCCCR và BVR.

4.3.2.Công tác tuyên truyền giáo dục về PCCCR.

Vào đầu mùa cháy hàng năm Hạt kiểm lâm Tam Đảo và Hạt kiểm lâm VQG Tam Đảo cùng với Đài phát thanh huyện, phòng Văn hóa phối hợp với nhau tổ chức những đợt tuyên truyền bằng các hình thức như: Tuyên truyền lưu động, thông tin trên loa đài đến thôn xóm,

4.3.3.Công tác quy hoạch vùng trọng điểm cháy

Trên toàn bộ diện tích rừng của huyện Tam Đảo, căn cứ vào điều kiện địa hình, phân bố tài nguyên rừng, điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội, huyện Tam Đảo chia thành 3 vùng trọng điểm cháy như sau:

52

*Vùng 1: Bao gồm các xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương gồm các khu vực dễ cháy: Đầu Voi Sô, Phân Lân diện tích 65ha; Dốc chùa, Phân Lân: 75ha; Khu Cóc Chấy, Xóm Gò, Khu Trận Địa: 100ha; Phòng Không, Khe Bòng, Bát Vỡ, Bến Tắm, Chòi Trâu: 215ha; Diện tích rừng chủ yếu là rừng trồng Thông và khu vực rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, địa hình chia cắt mạnh, đi lại khó khăn.

*Vùng 2: gồm các xã Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, thị trấn Tam Đảo gồm các khu dễ cháy: Xã Đại Đình (Hào Ri: 100ha; Phòng Không: 80ha; Tây Thiên: 50ha; Ổ Lợn: 60ha); Xã Tam Quan diện tích 34ha); Xã Hồ Sơn (Km20+21 Tiểu khu 99 diện tích 50,5ha. Diện tích rừng chủ yếu là rừng phục hồi sau khai thác, rừng Thông, một ít rừng Giang+Nứa, trảng cỏ và cây bụi. Tập trung phần lớn diện tích rừng trồng Thông nhiều năm tuổi của huyện Tam Đảo, nhiều khu danh lam thằng cảnh, vật liệu cháy tích tụ nhiều năm rất dày, địa hình tiếp cận khi xảy ra cháy tương đối khó khăn vì vậy khi xảy ra cháy có nguy cơ lan rộng và gây thiệt hại lớn cho tài nguyên và kinh tế.

*Vùng 3: Xã Minh Quang gồm các khu vực: -Khu vực Ba Vú: Tiểu khu 99 diện tích 78ha. -Khu vực Ba Cao Tiểu khu 100a:82 .6

-Khu vực Trung tâm Lâm nghiệp Tam Đảo: 152ha.

-Khu trường bắn Cam Lâm, trạm Bản Long diện tích: 201 ha.

Tổng diện tích các trọng điểm cháy dễ xảy ra cháy của huyện Tam Đảo: 1.341,1ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)