Thực trạng về quản trị nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 59 - 67)

8. 1 Các nghiên cứu trong nước

2.2.2. Thực trạng về quản trị nợ xấu

2.2.2.1. Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre từ năm 2014 đến năm 2018

Quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre được thực hiện nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về đảm bảo nguồn vốn cho vay theo các quy định của Chính phủ; Cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan đối với tổ chức tín dụng; Phù hợp với đối tượng cho vay của NHCSXH; Bảo đảm mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.

Với những nguyên tắc đặt ra, công tác quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đang trong tiến trình thực hiện, bám sát những quy định, nhằm đem nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng đồng thời kịp thời chấn chỉnh những tồn tại trong công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng và mở rộng tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai, điều đó thể hiện ở số dư nợ rủi ro (nợ quá hạn và nợ khoanh) đã có sự biến động qua các năm.

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng Đvt: tỷ đồng, % T T Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tổng dư nợ 1.458 1.710 1.933 2.130 2.351 2 Dư nợ quá hạn 11 8 7 5 5 3 Dư nợ khoanh 2,7 3,0 2,8 3,2 3,1 4 Tổng cộng nợ quá hạn và nợ khoanh 14 11 9,7 7,9 8 5 Nợ xoá 0,6 0,9 1,3 2,1 0,8 6 Tỷ lệ % nợ quá hạn/Tổng dự nợ 0,77 0,48 0,36 0,15 0,22 7 Tỷ lệ % nợ khoanh/Tổng dư nợ 0,19 0,18 0,15 0,15 0,13 8 Tỷ lệ % tổng nợ quá hạn và nợ khoanh/Tổng dư nợ 0,96 0,66 0,50 0,37 0,35 9 Tỷ lệ % nợ xoá/Tổng dư nợ 0,04 0,05 0,07 0,10 0,03

(Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của NHCSXH tỉnh Bến Tre)

Qua bảng 2.6 ta nhận thấy, tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đến cuối năm 2018 là 8.247 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,35% trên tổng dư nợ, giảm 5.783 triệu đồng (-41,21%) so với năm 2014. Tuy nhiên chất lượng tín dụng chưa thật sự ổn định, bền vững.

Bảng 2.7: Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn thời điểm 31/12/2018 Đvt: triệu đồng Dư nợ Nợ quá hạn

Nguyên nhân nợ quá hạn

Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan

SXKD thua lỗ Chây ỳ, trốn khỏi địa phương, không có người nhận nợ Chiếm dụng vốn Nguyên nhân chủ quan khác Thiên tai, lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh, tai nạn Người vay chết, mất tích, không có khả năng trả nợ Nguyên nhân khách quan khác 2.350.940 5.188 441 2.253 5 767 17 159 1.454

(Nguồn: Báo cáo hoạt động năm 2018 của NHCSXH tỉnh Bến Tre)

Qua bảng 2.7 cho thấy, nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan (thiên tai, lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh, tai nạn; người vay chết, mất tích, không có khả năng trả nợ,…) là 1.630 triệu đồng, chiếm 31,42% tổng nợ quá hạn, nhóm nợ này được đánh giá là không khả năng thu hồi; nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan (SXKD thua lỗ, chây ỳ, trốn khỏi địa phương,…) là 3.466 triệu đồng, chiếm 66,81% tổng nợ quá hạn, tuy được đánh giá là có khả năng thu hồi nhưng phải có thời gian dài để tập trung đôn đốc thu hồi theo cam kết của hộ vay. Trong số nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân do hộ vay chây ỳ, trốn khỏi địa phương, không có người nhận nợ chiếm tỷ lệ cao với 2.253 triệu đồng, chiếm 43,42%. Điều này chứng tỏ, ý thức trả nợ của người vay không cao.

Trong thời gian qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đã thường xuyên tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban đại diện HĐQT các cấp và phối hợp với đơn vị nhận ủy thác cho vay, các ngành liên quan tập trung xử lý nợ tồn đọng, đối chiếu nợ công khai đến từng tổ TK&VV, hộ vay để xử lý thu hồi; Đồng thời, yêu cầu hộ vay thực hiện trả nợ theo cam kết. Tuy nhiên, công tác xử lý nợ quá hạn chưa hiệu quả, nợ quá hạn tuy có giảm qua các năm nhưng phần lớn giảm là do

Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ xấu qua các năm 2014 - 2018

Theo chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 thì tỷ lệ nợ xấu của NHCSXH dưới 3%/tổng dư nợ, như vậy chất lượng tín dụng của NHCSXH tỉnh Bến Tre luôn ở trong tình trạng kiểm soát tốt, cụ thể cuối năm 2018 tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 0,22%, tỷ lệ của tổng nợ quá hạn và nợ khoanh/tổng dư nợ là 0,35%. Tuy nhiên, cần có sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp tại địa phương và đặc biệt là cán bộ ngân hàng trong công tác tuyên truyền, phổ biến về những chủ trương, chính sách của Chính phủ về việc vay nợ NHCSXH; nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng nhằm giảm thiểu trường hợp nợ xấu xảy ra do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng.

2.2.2.2. Về nhận biết và phân loại nợ xấu tại Chi nhánh

* Về nhận biết nợ xấu: Công tác nhận biết nợ thể hiện từ sự chủ động quản lý đối với các khoản nợ đang ở nhóm 1, nhóm 2 nhưng xuất hiện nguy cơ chuyển thành nợ xấu, từ đó có hướng xử lý kịp thời và hạn chế tối đa sự gia tăng nợ xấu. Ngoài ra, nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro đang hạch toán ở ngoại bảng cũng được xác định là đối tượng quản lý cùng với hai loại nợ có nguy cơ xấu và nợ xấu. Việc

* Về phân loại nợ xấu: Căn cứ vào kết quả đối chiếu, phân loại nợ khách hàng theo định kỳ và tình trạng của khách hàng để phân loại vào các nhóm nợ thích hợp. Qua đó, ngân hàng có thể phát hiện các khoản nợ xấu của từng khách hàng, đồng thời xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu xuất phát từ đâu. Nguyên nhân có thể từ năng lực tài chính của khách hàng hay từ những rủi ro khác, sau đó tiếp tục đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

2.2.2.3. Phòng ngừa nợ xấu tại Chi nhánh

Công tác phòng ngừa nợ xấu tại Chi nhánh thông qua chính sách tín dụng cụ thể:

Khống chế nợ rủi ro cả về số tăng tuyệt đối và số tăng tương đối qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính bằng tổng dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay. Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết mà không có lý do chính đáng thì nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường (theo quy định hiện hành của NHCSXH lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay).

Không áp dụng lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro (lãi suất cho vay = lãi suất huy động + rủi ro dự tính + lợi nhuận hợp lý) mà lãi suất cho vay áp dụng theo quy định của Chính phủ và của địa phương từng thời kỳ.

2.2.2.4. Xử lý nợ xấu tại Chi nhánh

Ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn nợ khi khoản vay đến phân kỳ trả nợ: đối với chương trình cho vay hộ nghèo khi đến phân kỳ trả nợ khách hàng gặp khó khăn chưa có điều kiện trả nợ theo phân kỳ thì ngân hàng tự động điều chỉnh sang phân kỳ trả nợ sau; một số chương trình NS&VSMT, GQVL khi đến phân kỳ trả nợ đã thỏa thuận khách hàng gặp khó khăn chưa có điều kiện trả nợ thì khách hàng có

giấy xin điều chỉnh kỳ hạn ngân hàng sẽ tiến hành điều chỉnh sang phân kỳ trả nợ sau.

Đối với khách hàng vay vốn chương trình hộ nghèo, nếu đến hạn trả nợ cuối cùng khách hàng chưa thoát nghèo và có nhu cầu sử dụng vốn vay cho chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo, đã đóng tất lãi đến ngày đến hạn thì làm đơn xin vay lưu vụ gửi ngân hàng trước 10 ngày đến hạn, ngân hàng sẽ xem xét giải quyết cho vay lưu vụ.

Ngân hàng gia hạn nợ khi khoản vay đến kỳ hạn trả nợ: đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng nếu khách hàng gặp khó khăn về kinh tế, gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh thì làm đơn gia hạn gửi cho ngân hàng trước 10 ngày, nếu đủ điều kiện gia hạn ngân hàng sẽ cho khách hàng gia hạn 12 tháng đối với khoản vay ngắn hạn; ½ thời hạn cho vay đối với khoản vay trung và dài hạn.

Về nguyên tắc, đối với các khoản nợ xấu tại NHCSXH do nguyên nhân chủ quan thì ngân hàng gia hạn nợ và khuyến khích khách hàng trả nợ. Nếu khách hàng có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ thì NHCSXH báo cáo NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính và trình Thủ tướng xem xét quyết định. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ xem xét đề xuất gia hạn nợ (Phương Nhi, 2014).

Đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

- Khách hàng thuộc đối tượng vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích;

- Khách hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần hoặc tài sản vốn;

- Khách hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả nợ được hoặc không trả được nợ cho Ngân hàng;

Việc xử lý nợ rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.

Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc NHCSXH chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng vay tại NHCSXH (theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg).

Việc xác định mức độ (tỷ lệ) thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng được căn cứ vào số vốn, tài sản thực tế của khách hàng bị tổn thất so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh (SXKD).

Công thức tính tỷ lệ thiệt hại như sau:

Tỷ lệ thiệt hại (%) =

Theo quyết định 50/2010/QĐ-TTg có 3 biện pháp xử lý nợ xấu do nguyên nhân khách quan:

Gia hạn nợ: khi mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng; Thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng đối với loại cho vay ngắn hạn; tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn, được tính từ ngày khách hàng vay đến hạn trả nợ.

Vốn, tài sản của phương án, dự án bị thiệt hại * 100% Tổng số vốn để thực hiện dự án, phương án SXKD

Khoanh nợ: trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng (Thời gian khoanh nợ tối đa là 3 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan); Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến 100% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng (Thời gian khoanh nợ tối đa là 5 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan). Trường hợp hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vay vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ sẽ được xem xét tiếp tục cho khoanh nợ với thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Xoá nợ (gốc, lãi): là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của khách hàng đang còn dư nợ tại NHCSXH.

Điều kiện xóa nợ: Khách hàng được xem xét xoá nợ nếu khách hàng vay vốn

bị rủi ro nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) mà vẫn không có khả năng trả nợ. NHCSXH đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán. Số tiền xoá nợ (gốc, lãi) cho khách hàng bằng số tiền khách hàng còn phải trả cho ngân hàng, sau khi ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu.

Đối với các khoản nợ xấu tồn đọng nhận bàn giao không có khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi phát sinh trong quá trình hoạt động không đủ điều kiện xử lý theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg thì NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân như: Học sinh, sinh viên ra trường chưa xin được việc làm hoặc việc làm có thu nhập không ổn định mà

trước hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau sau khi về nước không có khả năng trả nợ sau khi áp dụng các biện pháp đôn đốc, thu hồi mà vẫn không thu được nợ, NHCSXH tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (Phương Nhi, 2014).

Như vậy, các biện pháp xử lý nợ xấu hiện nay của NHCSXH phần lớn được áp dụng mang tính chất hành chính, trong nội bộ ngân hàng hoặc do Thủ Tướng Chính phủ quyết định. Các biện pháp thị trường chưa được áp dụng, gây cản trở không nhỏ cho quá trình xử lý nợ xấu tại ngân hàng nói chung và tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 59 - 67)