Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 92 - 101)

8. 1 Các nghiên cứu trong nước

3.3.4. Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre

Tre

Ban Giám đốc Chi nhánh tỉnh định kỳ tham dự họp Ban đại diện HĐQT huyện để cùng tháo gỡ những vướng mắc, thường xuyên đi cơ sở kiểm tra các Phòng giao dịch, các xã có nợ xấu cao nhằm đánh giá kết quả triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp xử lý nợ trên địa bàn. Đồng thời trong các cuộc giao ban hàng tháng, cần tổ chức phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của từng Phòng giao huyện để chấn chỉnh, tăng cường, bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp.

Ban Giám đốc cần có kế hoạch kiểm tra, đối chiếu đột xuất đến cơ sở để sớm phát hiện những sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ; tình trạng vay ké, chiếm dụng tại cơ sở để có những giải pháp khắc phục kịp thời, nhằm hạn chế những rủi ro.

Rà soát cán bộ trong toàn Chi nhánh để có phương án sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ và điều kiện làm việc. Cần bố trí cán bộ cán bộ công tác ổn định để yên tâm làm việc, có điều kiện am hiểu rõ địa bàn quản lý.

Phân công cán bộ chỉ đạo, hỗ trợ các Phòng giao dịch có nợ xấu cao, hàng tháng có báo cáo kết quả; gắn hiệu quả công việc với công tác thi đua, khen thưởng kịp thời cho cán bộ hoàn thành tốt công việc, có hình thức xử lý đối với cá nhân thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với những mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và định hướng hoạt động tín dụng và quản trị nợ xấu của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre, chúng ta có thể thấy rằng nợ xấu là vấn đề không chỉ của ngân hàng giải quyết mà cần có sự chỉ đạo chung của toàn hệ thống chính trị. Để phòng ngừa, xử lý nợ xấu ngân hàng trong điều kiện kinh tế hiện nay cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp. Trong chương 3, tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre giúp kéo giảm nợ xấu trong trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

KẾT LUẬN

Quản trị nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng nhằm làm tăng chất lượng các khoản vay, giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập, nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng trong điều kiện ngành Ngân hàng cũng như nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Để nguồn vốn tín dụng chính sách được phát huy có hiệu quả đồng thời bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Nhà nước là việc làm hết sức cần thiết của các cấp, các ngành. Do đó, việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre là điều cần phải ưu tiên hàng đầu.

Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tế quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH Bến Tre, tác giả đã đi vào phân tích và nêu lên những mặt được và hạn chế trong quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre, từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn hoạt động quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre ngày càng được hoàn thiện.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học PGS., TS. Đoàn Thanh Hà, luận văn vẫn còn hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô Hội đồng và những ai quan tâm để bài viết hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Lê Thị Tuyết Hoa 2004, Tiền tệ - Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.

2. Ngô Quang Huân 1998, Quản trị rủi ro, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyến 2002, Rủi ro tín dụng thực tiễn và phương pháp đánh giá, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Quang Thu 2008, Quản trị rủi ro & Bảo hiểm trong doanh nghiệp,

NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

5. CIEM, ‘Giải quyết nợ xấu – vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng’, Trung tâm thông tin tư liệu, số 1/2003.

6. Đỗ Phú Thọ, "Nợ xấu" không quá xấu, truy cập tại <http://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/no-xau-khong-qua-xau-392960>,

[03/01/2014].

7. Huỳnh Thị Phương Thảo, Vận dụng nguyên tắc của Hiệp ước Basel để hạn chế nợ xấu, truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi- binh-luan/van-dung-nguyen-tac-cua-hiep-uoc-basel-de-han-che-no-xau-

72129.html>, [14/01/2014].

8. Hướng dẫn về quản lý rủi ro tín dụng của Basel Committee on Banking Supervision 2002.

9. Lê Thị Thu Thủy 2016, Xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học, Tập 32, Số 1, trang 60-68.

10. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước ngày 21/01/2013, về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

11. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của của Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

12. Ngân hàng Chính sách xã hội 2002, Quyết định 131/2002/QĐ-TTg, ngày 04/10/2002, về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội.

13. Ngân hàng Chính sách xã hội, Quyết định số 74/QĐ-HĐQT, ngày 14/01/2003, về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre.

14. Ngân hàng Chính sách xã hội 2010, Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg, ngày 28/7/2010, Cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng chính sách xã hội.

15. Ngân hàng Chính sách xã hội 2011, Quyết định số 15/QĐ-HĐQT, ngày 27/01/2011, Quy định về xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.

16. Ngân hàng Chính sách xã hội 2012, Quyết định 852/QĐ-TTg, ngày 10/7/2012, về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giao đoạn 2011 – 2020.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Tây Đô.

18. Nguyễn Quốc Anh 2016, Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Thị Hoài Phương 2011, ‘Áp dụng những nguyên tắc của Basel trong quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng. Số 10 tháng 5 năm 2011.

20. Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan 2018, ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng. Số 194 tháng 7.2018.

21. Phương Nhi, Xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội, truy cập tại <https://baomoi.com/xu-ly-no-xau-cua-ngan-hang-chinh-sach- xa-hoi/c/12964120.epi>, [22/01/2014].

22. Tạp chí Tài chính số 11-2012, Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước và hàm ý cho Việt Nam, truy cập tại < https://baomoi.com/kinh-nghiem-xu-ly-no- xau-tai-mot-so-nuoc-va-ham-y-cho-viet-nam/c/9885992.epi>, [03/12/2012].

23. Tạp chí Tài chính, Xử lý nợ xấu: Nhìn từ kinh nghiệm các nước, truy cập tại< http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/xu-ly-no-xau- nhin-tu-kinh-nghiem-cac-nuoc-32085.html>, [18/9/2013].

24. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 164/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014, phê duyệt đề án “xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội”.

25. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 976/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015, “Quyết định về việc ban hành quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội”

26. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 83/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2011, phê duyệt phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

27. Trần Thị Quế Giang 2017, Nợ xấu nhìn từ góc độ quản trị, truy cập tại: <https://vietnambiz.vn/no-xau-nhin-tu-goc-do-quan-tri-25284.html>, [03/7/2017]

28. Trần Chí Chinh 2012, Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, Công nghệ ngân hàng, Số 77, tháng 8/2012, trang 32 – 39.

29. Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002, Nghị định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

30. Cosin D.H Pirotte (2001), Advanced credit risk analysis.

31. Basel Committee on Banking Supervision 2003, Consultative document, The New Basel Capital Accord.

32. Basel Committee on Banking Supervision 2005, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework).

33. Eighteenth Meeting of the IMF Committee on Balance of Payments Statistics Washington, D.C., (June 27–July 1 (2005)), The Treatment of Non performing Loans.

PHỤ LỤC

Bảng tổng hợp 17 nguyên tắc trong bộ Quản trị rủi ro tín dụng của Basel II Nhóm Nội dung các nguyên tắc

Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp

1. Xác định nhiệm vụ của Hội Đồng Quản trị trong quản trị RRTD.

2. Xác định nhiệm vụ của Ban Giám đốc trong việc quản trị RRTD.

3. Ngân hàng cần nhận diện và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Các ngân hàng cần đảm bảo rằng các rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải tuân thủ các thủ tục quản lý rủi ro, kiểm soát phù hợp trước khi đưa vào sử dụng hoặc triển khai; và phải được HĐQT phê duyệt.

Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh

4. Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng vay.

5. Ngân hàng cần thiết phải thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể ở cấp độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng liên quan.

6. Ngân hàng cần có quy trình được xây dựng rõ ràng để phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện hành.

7. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đặc biệt các khoản tín dụng cho các công ty cần được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ theo dõi cẩn thận và triển khai các bước cần thiết để kiểm soát hay loại trừ rủi ro cho vay đối với các trường hợp ngoại lệ.

8. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi quản lý thường xuyên các danh mục có RRTD khác nhau.

9. Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng bao gồm việc xác định mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ.

10. Ngân hàng được khuyến khích xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ để quản trị RRTD.

11. Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ phân tích giúp ban lãnh đạo đo lường RRTD.

12. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng.

13. Ngân hàng cần phải tính đến các thay đổi tiềm năng trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư tín dụng và phải đánh giá mức độ RRTD trong điều kiện căng thẳng.

Hệ thống kiểm soát, giám sát RRTD

14. Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá liên tục độc lập về các quá trình quản lý RRTD và kết quả đánh giá cần được báo cáo trực tiếp cho HĐQT và ban (Tổng) Giám đốc.

15. Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp RRTD ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép.

16. Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý các khoản tín dụng có vấn đề.

17. Các giám sát viên thực hiện đánh giá một cách độc lập các chiến lược chính sách quy trình và việc tuân thủ liên quan đến việc cấp tín dụng và RRTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 92 - 101)