Những hạn chế và nguyên nhân trong quản trị nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 69 - 79)

8. 1 Các nghiên cứu trong nước

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản trị nợ xấu

2.3.2.1. Những hạn chế

Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, do năng lực quản lý của một số Phòng giao dịch còn hạn chế, trách nhiệm và năng lực quản lý của một số Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp và Ban quản lý Tổ TK&VV còn yếu kém, công tác kiểm tra giám sát còn chưa chặt chẽ…cùng với những tác động của môi trường khách quan, do đó trong hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Bến Tre vẫn còn những tồn tại, rủi ro tín dụng vẫn còn phát sinh, nợ xấu vẫn chưa được kiểm soát, thể hiện rõ nét như:

* Về quy trình tín dụng chưa chặt chẽ:

Công tác dự báo nợ xấu tại Chi nhánh còn hạn chế, chưa thống kê cụ thể và xem xét một cách nghiêm túc tất cả các khoản vay có nguy cơ rủi ro cao như món nợ còn để lãi tồn nhiều, món nợ đã được ngân hàng cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, món nợ chưa trả nợ theo phân kỳ, hộ vay không tham gia gửi tiết kiệm tích lũy… Công cụ đo lường nợ xấu còn chung chung và ít chỉ tiêu, từ đó gây khó khăn cho việc kết luận cho vay. Việc phân loại khách hàng chỉ được đặt ra theo hướng dẫn của ngân hàng cấp trên một cách hình thức, chưa kịp thời.

Công tác phòng ngừa nợ xấu tại Chi nhánh chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích dự báo chưa tốt, công tác kiểm tra sử dụng vốn chưa phù hợp.

Công tác phát hiện rủi ro tín dụng ở các Phòng giao dịch còn mang tính thụ động, không chú trọng đến việc trả nợ theo phân kỳ, chủ yếu là xử lý khi những món nợ xấu đã xuất hiện như khách hàng không trả được nợ đúng hạn.

Vì vậy, việc bỏ sót hoặc không có biện pháp để nhận biết nợ xấu, kiểm soát các yếu tố gây ra rủi ro dẫn đến nợ xấu là điều không thể tránh khỏi.

Theo quy định, Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) gồm có 02 người (Tổ trưởng, Tổ phó) nhưng trên thực tế đa số chỉ có Tổ trưởng hoạt động và quản lý tổ, chưa phát huy được vai trò của Tổ phó trong việc hỗ trợ cho Tổ trưởng quản lý tổ đồng thời cũng giám sát trách nhiệm trong Ban quản lý tổ, do kinh phí chi hoa hồng hiện nay còn thấp, chủ yếu hỗ trợ cho Tổ trưởng, chưa khuyến khích được Tổ phó hoạt động.

Một số tổ TK&VV chưa thực hiện họp tổ theo đúng quy định, Hội đoàn thể tại địa phương chưa làm tốt công tác giám sát nên việc bình xét hộ vay còn chưa chặt chẽ, việc tổ chức họp vẫn còn hình thức nên dẫn đến hiện tượng vay trùng trong hộ gia đình, cho vay đối với hộ không có phương án sử dụng vốn rõ ràng tại địa phương nên sau khi vay được vốn hộ lại bỏ đi khỏi địa phương, hộ vay sử dụng vốn sai mục đích…

Trong khi đó, vai trò của Trưởng ấp tham gia chứng kiến, giám sát bình xét cho vay tại Tổ TK&VV chưa được chú trọng, có nơi bình xét cho vay không có sự tham gia của Trưởng ấp hoặc có tham gia lần đầu nhưng đối với những lần vay sau thì thiếu hẳn, từ đó phát sinh nhiều trường hợp vay vốn để SXKD nhưng thực chất sử dụng cho mục đích khác, đến khi phát hiện thì món nợ đã tiềm ẩn rủi ro.

Công tác phối hợp kiểm tra giám sát sau cho vay tại một số đơn vị còn bị buông lỏng, phó mặc cho các Hội đoàn thể triển khai... Một số nơi tổ chức Hội đoàn thể chưa chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay, chưa đôn đốc Ban quản lý Tổ giám sát việc sử dụng vốn vay, chưa đôn đốc trả nợ, trả lãi, thực hành tiết kiệm... dẫn đến tình trạng người vay sử dụng vốn sai mục đích, nợ gốc, nợ lãi.

Hội đoàn thể chưa bám sát nhiệm vụ ủy thác, nên chưa thông báo kịp thời cho ngân hàng nơi cho vay, về các trường hợp vốn vay của khách hàng bị rủi ro xuất phát từ nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) hay rủi ro do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay bỏ đi khỏi địa phương,…) dẫn đến ngân hàng khó xử lý rủi ro.

Việc kiểm tra vốn vay ngân hàng phó thác hoàn toàn cho Hội đoàn thể, việc này có thể thấy là chưa chặt chẽ. Qua theo dõi đã có một số tổ chức Hội thực hiện chưa nghiêm nhưng chưa có cơ chế kiểm tra và cơ chế xử lý phù hợp.

Việc thu thập thông tin khách hàng còn dựa nhiều vào các báo cáo, số liệu do khách hàng cung cấp, chưa có kênh thu thập riêng dẫn đến thông tin thiếu chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng sau này.

Công tác thẩm định tín dụng còn nhiều hạn chế, một số cán bộ Hội đoàn thể thẩm định chưa có khả năng phân tích sâu về báo cáo tài chính, chủ yếu dựa trên cơ sở kiểm tra thực tế, chưa có nhiều kiến thức về hoạt động của các ngành kinh tế, kiến thức về thị trường, về quy định pháp luật do đó việc thẩm định còn mang tính hình thức, cảm tính, chủ quan.

Công tác kiểm tra, giám sát và theo dõi sử dụng vốn vay chưa được triển khai thường xuyên, từ đó không nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, dẫn tới không có phương án xử lý thích hợp với món vay.

Chất lượng tín dụng nhìn chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên chưa đồng đều trên phạm vi toàn tỉnh, một số địa bàn cấp huyện, cấp xã nợ quá hạn có xu hướng tăng. Cán bộ ngân hàng và cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác chưa quan tâm tập trung đôn đốc thu hồi nợ đến hạn phân kỳ, nhất là nợ đến hạn phân kỳ của các chương trình tín dụng đối với người nghèo, HSSV.

Trong quy trình tín dụng, chất lượng kiểm tra xử lý nợ bị rủi ro từ NHCSXH cấp tỉnh đến NHCSXH nơi cho vay còn hạn chế, việc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành thẩm tra, lập biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng chưa kịp thời và chặt chẽ về hồ sơ pháp lý đề nghị xử lý rủi ro, chưa đảm bảo đúng thực tế.

* Về hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro:

Thời gian qua, việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ trực tiếp đối với khách hàng chủ yếu mang tính chất đôn đốc, vận động theo hình thức hành chính nên chưa hiệu quả, chưa nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ, chưa xử lý nợ một cách bài bản, chuyên nghiệp, do đó khả năng thu hồi nợ quá hạn là không cao.

Công tác quản lý, theo dõi nợ quá hạn chưa được chú trọng đúng mức. Việc xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan, từ khâu lập hồ sơ ban đầu, kiểm tra, xét duyệt và xử lý còn chậm.

* Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV chưa đồng đều cần củng cố:

Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV ở một số nơi vẫn cần tiếp tục phải được củng cố, nâng cao:

Công tác tổ chức thực hiện họp tổ, bình xét cho vay chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ thành phần theo quy định.

Việc thực hiện thu lãi một số tổ chưa đúng kỳ đã thỏa thuận, còn để lãi tồn hiều tháng. Việc vận động các tổ viên tham gia gửi tiết kiệm, tham gia phối hợp với ngân hàng trong việc theo dõi tiền vay chưa tốt.

Còn hiện tượng Tổ trưởng tổ TK&VV thu tiền nợ gốc của tổ viên trái với hợp đồng ủy nhiệm, đây là một trong những nguyên nhân Tổ trưởng có cơ hội lợi dụng để chiếm dụng nguồn vốn của ngân hàng đặc biệt với những món vay chưa đến hạn.

Tổ trưởng chưa nắm được cách tính lãi, các ưu đãi của tín dụng chính sách nên chưa giải thích được những thắc mắc của người vay, dẫn đến một số bức xúc cho người vay vốn, đặc biệt là những chương trình có thời gian ân hạn trả lãi như cho vay HSSV, cho vay hộ nghèo về nhà ở...

Tổ trưởng chưa tuân thủ các quy định của ngân hàng về công tác ủy thác, trong quá trình thành lập, bình xét cho vay còn cảm tính, mang nặng tình cảm cá nhân dẫn đến cho vay sai đối tượng, cho vay trùng, vay ké, đặc biệt có một số tổ trưởng còn sử dụng tiền nộp lãi của tổ viên vào mục đích cá nhân.

* Công tác kiểm tra còn hạn chế:

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tại Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu về tính phát hiện, cảnh báo, phòng ngừa. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội còn chưa chặt chẽ; việc thực hiện các nội dung công việc nhận ủy thác của một số tổ chức Hội đoàn thể ở cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, chưa làm hết trách nhiệm và chưa thực hiện đầy đủ các nội dung được ủy thác; việc giám sát hoạt động tổ còn chưa thực hiện tốt dẫn đến việc bình xét cho vay còn phó mặc cho Tổ trưởng Tổ TK&VV.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

*. Về đội ngũ nhân viên:

Đa số nhân viên còn rất trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, một số chưa được đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết; đặc biệt là triển khai cấp tín dụng chính sách ngoài nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của ngân hàng thì rất cần những kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, tham mưu, phối hợp... Cán bộ chưa được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ thẩm định, phòng ngừa xấu phát sinh và xử lý nợ xấu mà phải vừa làm vừa học, tự đúc kết và rút kinh nghiệm qua thực tế công việc nên trình độ và năng lực giải quyết các vấn đề nợ xấu còn nhiều hạn chế.

Những năm gần đây trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng tuy đã được nâng cao đáng kể nhưng so với yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong nền kinh tế đầy biến động thì còn những hạn chế nhất định, nhất là năng lực thẩm định dự án; khả năng tiếp cận thị trường, thu thập tình hình hoạt động của người vay vốn còn hạn chế. Đi đôi với sự hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vấn đề về thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa sâu sát người vay vốn, chưa chấp hành nghiêm túc các cơ chế quy trình nghiệp vụ … của cán bộ tín dụng, đã làm cho chất lượng tín dụng một số đơn vị chưa thực sự như kỳ vọng, chưa ổn định và có dấu hiệu tăng rủi ro tín dụng, dẫn đến nợ xấu.

*. Về quy trình cho vay của ngân hàng:

Có thể khẳng định, nếu tuân theo quy trình cho vay một cách nghiêm túc và cán bộ ở tất cả các khâu có trình độ đều nhau, kinh nghiệm kiểm tra giám sát, đạo đức tốt thì sẽ hạn chế phát sinh các khoản vay khó đòi, ngoại trừ xuất hiện các nhân tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh hoặc chủ quan chây ỳ của hộ vay.

Tuy nhiên trên thực tế do nhiều nguyên nhân nên không phải lúc nào quy trình cho vay cũng được thực hiện trọn vẹn, đó là chưa kể đến trình độ của cán bộ thu thập hồ sơ, thông tin khách hàng còn hạn chế; trình độ cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác còn hạn chế, trong quá trình kiểm tra còn nể nang, thiếu những thành phần bắt buộc tham gia và trách nhiệm khi bình xét, giám sát...

Chính vì vậy, dẫn đến việc thu thập không đầy đủ thông tin khách hàng trong quá trình kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ cho vay. Định giá khoản vay chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng với phương án SXKD thực tế, dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích. Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chưa chặt chẽ, chưa kịp thời và thường xuyên.

Cán bộ tín dụng đảm nhận nhiều khâu của quy trình tín dụng do đó làm nảy sinh nhiều rủi ro khi cán bộ tín dụng không có đủ năng lực thẩm định, khả năng quản lý khoản vay và khách hàng vay, làm sai lệch hồ sơ.

*. Về công tác theo dõi, đôn đốc xử lý nợ đến hạn:

Thiếu định hướng chỉ đạo công tác xử lý nợ đến hạn và rủi ro tín dụng; thiếu biện pháp xử lý kiên quyết, linh hoạt và chưa tranh thủ được sự ủng hộ của chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương.

Việc bố trí cán bộ làm công tác xử lý nợ chưa được quan tâm đúng mức nên kết quả đem lại còn hạn chế là điều không tránh khỏi.

Việc chấp hành chế độ và quy trình nghiệp vụ của một số ngân hàng cơ sở, của một số cán bộ làm công tác tín dụng chưa tuân thủ đầy đủ và đúng với quy định của ngành, còn chủ quan dẫn đến lỏng lẻo trong công tác, vì vậy hiệu quả đem lại chưa cao.

Công tác giám sát trước, trong và sau khi cho vay chưa chặt chẽ, kiểm tra việc sử dụng vốn vay chưa kịp thời nên khó phát hiện các khoản vay có biểu hiện nghi ngờ có thể dẫn đến nợ rủi ro.

Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tiến hành sau khi các nghiệp vụ đã thực hiện hoàn thành sau một thời gian nên việc phát hiện sai sót và yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa thường không được kịp thời; có những vụ việc đã xảy ra hậu quả mới phát hiện hoặc khi phát hiện thì sự việc khó khắc phục được hoặc phải có thời gian dài để theo dõi, đôn đốc xử lý khắc phục hoặc thu hồi nợ.

b. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Hộ vay, đặc biệt là hộ nghèo ở các khu vực khó khăn thiếu kiến thức về SXKD dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ tiền vay.

Nhiều khách hàng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước nên quan niệm số tiền được vay như một khoản tài trợ đương nhiên được hưởng và thích sử dụng tùy ý. Vì vậy, nhiều khoản vay đã bị sử dụng sai mục đích, vay để phục vụ kinh doanh nhưng lại dùng để tiêu dùng, dẫn đến không trả được nợ hoặc họ không có ý định trả nợ và cố tình chây ỳ, dây dưa trong việc trả nợ.

Ở góc độ khác, do được tiếp cận các khoản vay khá dễ dàng và vay tín chấp, dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng đã dùng tài sản để thế chấp vay thêm tại NHTM, điều này đã dẫn đến khách hàng đảo nợ tại các ngân hàng chứ thực chất không hoạt động SXKD, sử dụng vào mục đích sinh hoạt... Khi các ngân hàng đồng loạt không giải ngân sẽ dẫn đến nợ quá hạn, không trả được nợ.

Nhiều hộ vay các chương trình tín dụng có thời gian ân hạn trả lãi như cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay HSSV,… đã cố tình hiểu sai ý nghĩa của việc ân hạn trả lãi

thu lãi hàng tháng nên không có khả năng trả lãi, đây là nguyên nhân dễ phát sinh nợ quá hạn, nguy cơ tăng nợ xấu.

Đối tượng của NHCSXH phần lớn là hộ gia đình nghèo, nên theo quy định trong quá trình vay vốn thì khách hàng phải thực hiện trả nợ theo phân kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần để đến kỳ hạn cuối số tiền phải trả ít và phù hợp với khả năng tài chính. Nhưng trên thực tế, việc trả nợ theo phân kỳ chưa được khách hàng thực hiện tốt, nhiều khách hàng khi đến hạn trả nợ cuối cùng với số tiền lớn, không có khả năng thanh toán,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 69 - 79)